Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 27 SGK Vật lý 10
Yếu tố nào ảnh hưởng tới sự rơi nhanh, chậm của các vật khác nhau trong không khí?
-
Bài tập 2 trang 27 SGK Vật lý 10
Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi như thế nào?
-
Bài tập 3 trang 27 SGK Vật lý 10
Sự rơi tự do là gì?
-
Bài tập 4 trang 27 SGK Vật lý 10
Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 27 SGK Vật lý 10
Trong trường hợp nào các vật rơi tự do với cùng một gia tốc g?
-
Bài tập 6 trang 27 SGK Vật lý 10
Viết các công thức tính vận tốc và quãng đường đi được của vật rơi tự do.
-
Bài tập 7 trang 27 SGK Vật lý 10
Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi.
A. Một cái lá cây rụng.
B. Một sợi chỉ.
C. Một chiếc khăn tay.
D. Một mẩu phấn.
-
Bài tập 8 trang 27 SGK Vật lý 10
Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động của một hòn sỏi được ném lên cao.
B. Chuyển động của hòn sỏi được ném theo phương nằm ngang.
C. Chuyển động của một hòn sỏi được ném theo phương xiên góc.
D. Chuyển động của một hòn sỏi được thả rơi xuống.
-
Bài tập 9 trang 27 SGK Vật lý 10
Thả rơi hòn đá từ độ cao h xuống đất. Hòn đá rơi trong 1 s. Nếu thả hòn đá đó từ độ cao 4h xuống đất thì hòn đá rơi trong bao lâu?
A. \(4s\)
B. \(2s\)
C. \(\sqrt{2}s\)
D. Một đáp số khác
-
Bài tập 10 trang 27 SGK Vật lý 10
Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống đất. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.
-
Bài tập 11 trang 27 SGK Vật lý 10
Thả một hòn đá rơi từ miệng một cái hang sâu xuống đến đáy. Sau 4s kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe tiếng hòn đá chạm vào đáy. Tính chiều sâu của hang. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2.
-
Bài tập 12 trang 27 SGK Vật lý 10
Thả một hòn sỏi từ trên gác cao xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi rơi được quãng đường 15 m. Tính độ cao của điểm từ đó bắt đầu thả hòn sỏi. Lấy g = 10 m/s2.
-
Bài tập 1 trang 32 SGK Vật lý 10 nâng cao
Chọn câu sai.
A. Khi rơi tự do mọi vật chuyển động hoàn toàn như nhau.
B. Vật rơi tự do khi không chịu sức cản của không khí.
C. Người nhảy dù trên hình 6.2 đang rơi tự do
D. Mọi vật chuyển động gần mặt đất đều chịu gia tốc rơi tự do
-
Bài tập 2 trang 32 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 5m. Tìm vận tốc của nó khi chạm đất.
-
Bài tập 3 trang 32 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một vật được thả từ trên máy bay ở độ cao 80m. Cho rằng vật rơi tự do. Tính thời gian rơi
-
Bài tập 4 trang 32 SGK Vật lý 10 nâng cao
Hai viên bi sắt được thả rơi từ cùng một độ cao cách nhau một khoảng thời gian 0,5s. Tính khoảng cách giữa hai viên bi sau khi viên bi thứ nhất rơi được 1s; 1,5s.
-
Bài tập 4.1 trang 14 SBT Vật lý 10
Câu nào đúng ?
Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc V của vật khi chạm đất là:
\(\begin{array}{l} A.\,\,v = 2gh\\ B.\,\,v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \\ C.\,\,v = \sqrt {2gh} \\ D.\,\,v = \sqrt {gh} \end{array}\)
-
Bài tập 4.2 trang 14 SBT Vật lý 10
Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do ?
A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.
B. Một quả táo nhỏ rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
C. Một vận động viên nhảy cầu đang lao từ trên cao xuống mặt nước.
D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
-
Bài tập 4.3 trang 15 SBT Vật lý 10
Chuyển động của vật nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do ?
A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất.
B. Các hạt mưa nhỏ lúc bắt đầu rơi.
C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
D. Một viên bi chì đang rơi ở trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
-
Bài tập 4.4 trang 15 SBT Vật lý 10
Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật trước khi chạm đất là bao nhiêu ?
A. v = 9,8 m/s. B. v ≈ 9,9 m/s.
C. v = 10 m/s. D. v ≈ 9,6 m/s.
-
Bài tập 4.5 trang 15 SBT Vật lý 10
Một hòn sỏi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc đầu bằng 9,8 m/s từ độ cao 39,2 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Hỏi sau bao lâu hòn sỏi rơi tới đất ?
A. t = 1 s. B. t = 2 s.
C. t = 3 s. D. t = 4 s.
-
Bài tập 4.6 trang 15 SBT Vật lý 10
Cũng bài toán trên, hỏi vận tốc của hòn sỏi trước khi chạm đất là bao nhiêu ?
A. v = 9,8 m/s. B. v= 19,6 m/s.
C. v = 29,4 m/s. D. v = 38,2 m/s.
-
Bài tập 4.7 trang 15 SBT Vật lý 10
Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1 và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất lớn gấp đôi khoảng thời gian rơi của vât thứ hai. Bỏ qua lưc cản của không khí. Tỉ số các độ cao \(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}}\) là bao nhiêu ?
\(\begin{array}{l} A.\,\,\,\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 2\\ B.\,\,\,\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 0,5\\ C.\,\,\,\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 4\\ D.\,\,\,\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 1 \end{array}\)
-
Bài tập 4.8 trang 15 SBT Vật lý 10
Tính khoảng thời gian rơi tự do t của một viên đá. Cho biết trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật đã rơi được đoạn đường dài 24,5 m. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2.
-
Bài tập 4.9 trang 15 SBT Vật lý 10
Tính quãng đường mà vật rơi tự do đi được trong giây thứ tư. Trong khoảng thời gian đó vận tốc của vật đã tăng lên bao nhiêu? Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2.
-
Bài tập 4.10 trang 16 SBT Vật lý 10
Hai viên bi A và B được thả rơi tự do từ cùng một độ cao. Viên bi A rơi sau viên bi B một khoảng thời gian là 0,5 s. Tính khoảng cách giữa hai viên bi sau thời gian 2 s kể từ khi bi A bắt đầu rơi. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2.
-
Bài tập 4.11 trang 16 SBT Vật lý 10
Một vật rơi tự do từ độ cao s xuống tới mặt đất. Cho biết trong 2 s cuối cùng, vật đi được đoạn đường bằng một phần tư độ cao s. Hãy tính độ cao s và khoảng thời gian rơi t của vật. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2.
-
Bài tập 4.12 trang 16 SBT Vật lý 10
Một vật được thả rơi từ một khí cầu đang bay ờ độ cao 300 m. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Hỏi sau bao lâu thì vật rơi chạm đất ? Nếu :
a) khí cầu đứng yên.
b) khí cầu đang hạ xuống theo phương thẳng đứng với vận tốc 4,9 m/s.
c) khí cầu đang bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 4,9 m/s.