Bài tập 4.10 trang 16 SBT Vật lý 10
Hai viên bi A và B được thả rơi tự do từ cùng một độ cao. Viên bi A rơi sau viên bi B một khoảng thời gian là 0,5 s. Tính khoảng cách giữa hai viên bi sau thời gian 2 s kể từ khi bi A bắt đầu rơi. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2.
Hướng dẫn giải chi tiết
Chọn thời điểm viên bi A bắt đầu rơi làm mốc thời gian. Nếu gọi t là thời gian rơi của viên bi A thì thời gian rơi của viên bi B sẽ là t' = t + 0,5.
Như vậy quãng đường mà viên bi A và B đã đi được tính theo các công thức :
\({s_A} = \frac{{g{t^2}}}{2};{s_B} = \frac{{g{{t'}^2}}}{2} = \frac{{g{{(t + 0,5)}^2}}}{2}\)
Từ đó suy ra khoảng cách giữa hai viên bi sau khoảng thời gian 2 s kể từ khi bi A bắt đầu rơi :
\(\begin{array}{l} {\rm{\Delta }}s = {s_B} - {s_A} = \frac{{g{{(t + 0,5)}^2}}}{2} - \frac{{g{t^2}}}{2}\\ = \frac{g}{2}(t + 0,25)\\ \Rightarrow {\rm{\Delta }}s \approx 11m \end{array}\)
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Một vật kích thước nhỏ đc ném từ mặt đất lên trên vs vận tốc ban đầu vo. Bỏ qua sức cản của không khí .
a) Chứng minh độ cao cực đại của vật đạt đc là h= vo/2g.
b) Chứng minh thời gian vật đi lên bằng thời gian vật trở lại chỗ ném.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chứng minh sự rơi tự do là chuyển động thẳng đều ?
bởi Mai Bảo Khánh 30/03/2019
Bài 1: Các giọt nước tách ra khỏi mái nhà một cách đều đặn và cùng rơi tự do. Đúng lúc giọt 1 vừa tiếp đất thì giọt 5 bắt đầu rơi và khoảng cách giữa giọt 2 và giọt 3 là 2,5m. tìm chiều cao của mái nhà
Bài2: Trong một thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do người ta đo khoảng cách giữa 5 vị trí liên tiếp A,B,C,D,E của một vật rơi tự do và thu được các số liệu sau: AB=6cm, BC=7cm, CD=8cm, DE=9cm. Biết thời gian vật rơi trên những quãng đường đó là 1/31 giây
a) hãy chứng minh sự rơi tự do là chuyển đọng thẳng đều
b) tính gia tốc sự rơi tự do từ các số liệu trên
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mọi người ơi giúp mình câu này với, mình học dốt quá!!!!!!!!!!!!!
Từ tầng nhà 80m ta thả 1 vật rơi tự do. Một giây sau đó ta ném thẳng đứng xuống dưới 1 vật khác thì 2 vật chạm đất cùng lúc.Tính(lấy g= 10m/s2 ) :
a) Vận tốc ban đầu ta đã truyền cho vật thứ II
b) vận tốc mỗi vật khi chạm đất
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính thời gian vật rơi tự do tại nơi có gia tốc trọng trường là g=10 (m/s2) ?
bởi Hoai Hoai 16/10/2018
Bt: Một vật rơi tự do tại nơi có gia tốc trọng trường là g=10 (m/s2). Thời gian rơi là 10s
Tính:
a, Thời gian vật rơi được 1m đầu tiên
b, Thời gian vật rơi được trong giây cuối cùng
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
ADMICRO
. Sau 2s kể từ lúc giọt nước thứ 2 bắt đầu rơi, khoảng cách giữa 2 giọt nước là 25m. Tính xem giọt nước thứ 2 được nhỏ rơi trễ hơn giọt nước thứ nhất bao lâu ? Lấy g = 10m/s2.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong 0,5s cuối cùng trước khi chạm đất, vật rơi tự do đi được quãng đường gấp đôi quãng đường đi được trong 0,5s ngay trước đó
bởi Nguyễn Ngọc Sơn 16/10/2018
Trong 0,5s cuối cùng trước khi chạm đất, vật rơi tự do đi được quãng đường gấp đôi quãng đường đi được trong 0,5s ngay trước đó. Tính độ cao vật được thả rơi tự do.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai vật được thả rơi từ đỉnh tháp sẽ gặp nhau sau bao lâu kể từ khi vật thứ nhất được buông rơi ?
bởi Tram Anh 16/10/2018
Từ một đỉnh tháp người ta buông rơi 1 vật. Một giây sau ở tầng tháp thấp hơn 10m người buông rơi vật thứ 2. Hai vật sẽ gặp nhau sau bao lâu kể từ khi vật thứ nhất được buông rơi. Lấy g = 10m/s2.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở độ cao nào thì gia tốc rơi tự do bằng một nửa gia tốc rơi tự do ở mặt đất ?
bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 16/10/2018
Ở độ cao nào so với mặt đất thì gia tốc rơi tự do bằng một nửa gia tốc rơi tự do ở mặt đất cho bán kính R=6400km
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính thời gian lúc bắt đầu thả vật rơi đến khi nghe tiếng vọng dội từ đáy giếng ?
bởi Nguyễn Thị Thúy 16/10/2018
mọi người giúp e bài này vs
một vật thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 20m so với mặt đất và rơi xuống một cái giếng sâu 10m , g=10m/s^2 . Thời gian lúc bắt đầu thả đến khi nghe tiếng vọng dội từ đáy giếng ,biết vận tốc truyền âm 340 m/s
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Một cốc nước đặt trong một thang máy. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong thời gian thang rơi tự do ta úp ngược cốc nước?
bởi thanh duy 20/03/2018
Một cốc nước đặt trong một thang máy. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong thời gian thang rơi tự do ta úp ngược cốc nước?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Lấy một hòn đá, đập vụn ra thành những hạt nhỏ và thả rơi xuống. Chúng có rơi nhanh như khi hòn đá còn nguyên vẹn rơi không? Vì sao?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một khẩu súng tiểu liên đặt nòng súng theo phương ngang. Khi súng bắn ra một viên đạn, cái gì sẽ rơi xuống đất trước: đầu đạn hay vỏ đạn (catút)? Bỏ qua sức cản của không khí.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt một viên gạch lên trên mặt một tờ giấy rồi cho chúng rơi tự do. Viên gạch có “đè” lên tờ giấy không?
bởi Chai Chai 18/03/2018
Đặt một viên gạch lên trên mặt một tờ giấy rồi cho chúng rơi tự do. Hỏi trong quá trình rơi viên gạch có “đè” lên tờ giấy không? Câu trả lời sẽ như thế nào nếu cho chúng rơi trong không khí?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính độ chênh lệch độ cao của hai vật?
bởi Nguyễn Lê Anh Thy 13/10/2017
sự rơi tự do
Bài8. Thả rơi một vật từ độ cao 74,8m.Tính : Quãng đường vật rơi trong giây đầu tiên và giây cuối cùng. Thời gian để vật đi hết 20m đầu tiên và 20m cuối cùng.
Bài 9: Hai vật được thả rơi từ hai độ cao khác nhau. Vận tốc chạm đất của hai vật là 4 m/s và 6 m/s. Tính độ chênh lệch độ cao của hai vật? (Lấy g = 10 m/s2)
Theo dõi (0) 3 Trả lời -
Tính độ cao cực đại mà hòn đá đạt được
bởi Nguyễn Chibi'ss 08/10/2017
Sự rơi tự do
Một hòn đá được ném thẳng đứng lên cao từ độ cao 10m so với mặt đất với vận tốc ban đầu 20m/s. Lấy g=10m/s. Độ cao cực đại mà hòn đá đạt được là bao nhiêu?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm thời gian thả vật rơi tự do
bởi Nguyễn Chibi'ss 08/10/2017
Sự rơi tự do
Hai vật A và B được thả rơi tự do tại cùng một vị trí có độ cao h so với mặt đất. Vật B được thả rơi sau vật A một thời gian là 0,1s. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc thả vật A thì khoảng cách giữa chúng là 2m. Lấy g=10 m/s, xem như độ cao ban đầu đủ lớn.
Theo dõi (0) 2 Trả lời