Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về liên kết gen Hoc247 xin gửi đến các em nội dung tài liệu Tổng ôn Dạng liên kết gen không hoàn toàn của phép lai hai cặp tính trạng Sinh 12. Mời các em cùng tham khảo!
MỖI GEN QUY ĐỊNH MỘT TÍNH, 2 CẶP GEN LIÊN KẾT KHÔNG HOÀN TOÀN
(CÓ HOÁN VỊ GEN)
A. Bài toán thuận
1/ Khái niệm:
Là dạng bài toán đã biết KH của P, nhóm liên kết, tần số hoán vị gen (TSHVG)
2/ Cách giải:
- Bước 1: Từ KH của P, vị trí của gen suy ra KG của P
- Bước 2:
+ Từ khoảng cách giữa các gen suy ra TSHVG (f): 1cM = 1% (cM: xenti Mooc Gan)
+ Xác định giao tử:
Kiểu gen: \(\frac{{AB}}{{ab}}\)
- AB = ab = \(\frac{{100\% - f}}{2}\)
- Ab = aB = \(\frac{f}{2}\)
Kiểu gen: \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)
- Ab = aB = \(\frac{{100\% - f}}{2}\)
- AB = ab = \(\frac{f}{2}\)
+ Xác định hợp tử: Tỉ lệ mỗi kiểu tổ hợp = tích tỉ lệ các giao tử đực và giao tử cái tạo ra nó.
+ Kết quả: - Nếu HVG xảy ra ở 1 giới thì F2 gồm 7 KG và 4 KH
- Nếu HVG xảy ra ở 2 giới thì F2 gồm 10 KG và 4 KH
- Nếu là lai phân tích: FB gồm 4 KH trong đó 2 KH chiếm tỉ lệ cao bằng nhau (tạo giao tử có gen liên kết) và 2 KH chiếm tỉ lệ thấp bằng nhau ( tạo giao tử có gen hoán vị).
- Bước 3: Viết SĐL vá xác định TLKG và TLKH
B. Bài toán nghịch
1/ Khái niệm:
Là dạng bài biết kết quả lai, xác định quy luật di truyền chi phối hoặc biện luận và viết SĐL.
2/ Nhận dạng và cách giải:
Trường hợp 1: Nếu là lai phân tích
* Nhận dạng:
+ Lai 2 tính: 1 gen quy định một tính
+ : FB gồm 4 KH trong đó 2 KH chiếm tỉ lệ cao bằng nhau (tạo giao tử có gen liên kết) và 2 KH chiếm tỉ lệ thấp bằng nhau ( tạo giao tử có gen hoán vị).
*Cách giải:
Bước 1: Xét riêng sự di truyền 2 cặp tính trạng suy ra công thức lai
+ Tỉ lệ phân ly mỗi cặp tính trạng đều là 1 : 1
+ Công thức lai: Aa x aa
Bb x bb
Bước 2: Xét chung sự di truyền đồng thời của 2 cặp tính trạng
Tỷ lệ đầu bài khác tích của 2 tỷ lệ riêng ( 1 : 1) ( 1 : 1) và ( 1 : 1). Từ đó kết luận có HVG xảy ra.
Bước 3: Xác định TSHVG ( f ).
f = (Số cá thể mang gen hoán vị / Tổng số cá thể ở phép lai phân tích) x 100%
= (Số cá thể của 2 KH chiếm tỉ lệ thấp/ Tổng số cá thể ở phép lai phân tích) x 100%
Bước 4: Viết SĐL
CHÚ Ý:- HVG chỉ xảy ra ở một giới thì biện luận tính trạng ở giới xảy ra HVG là tính trạng trội.
- Xem đề bài cho HVG xảy ra ở 1 hay 2 giới
Trường hợp 2: Đề không cho đủ các TLKH
- Cho TLKH mang 2 tính trạng lặn: Thấy TLKH này khác 6,25% ( quy luật phân ly độc lập ), khác 25% (liên kết gen). Thì kết luận : 2 tính trạng di truyền theo quy luật HVG.
- Cho TLKH mang 1 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn (A-, bb): Thấy TLKH này khác 18,75% (phân ly độc lập), khác 25% ( liên kết gen). Thì kết luận: 2 tính trạng di truyền theo quy luật HVG.
CHÚ Ý: Khi lai P đều mang tính trạng trội với nhau thu được F1 có TLKH là
(1 trội, lặn : 2 trội, trội : 1 lặn, trội) thì có 2 khả năng:
+ 2 bên dị chéo \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) trong đó: 1 bên liên kết hoàn toàn, một bên có HVG f
+ \(\frac{{AB}}{{ab}}\)
Trường hợp 3: Gen quy định tính trạng thuộc NST giới tính X
Việc xác định TSHVG được tính bằng cách sau:
- Chỉ cần dựa vào 1 giới (đực hoặc cái)
f = ( Số cá thể đực (cái) có HVG / Tổng số cá thể đực (cái) sinh ra) x 100%
- Dựa vào KH có HVG
f = ( Số cá thể có gen hoán vị/ tổng số cá thể thu được) x 100%
CHÚ Ý: KH có gen hoán vị chiếm tỉ lệ thấp
C. Ví dụ minh họa
VD 1: Các gen A, B, C cùng nằm trong 1 nhóm liên kết. Giữa A, B có hiện tượng bắt chéo với f1 = 7,4%, giữa B, C có hiện tượng bắt chéo với f2 = 2,9%. Xác định trật tự các gen A, B, C trên NST nếu như khoảng cách giữa A, C = 10,3% tần số trao đổi chéo.
Hướng dẫn giải:
Trật tự các gen trên NST:
- Giữa A, B có hiện tượng bắt chéo với f1 = 7,4% nên k/c giữa A và B là 7, 4 cM
- B, C có hiện tượng bắt chéo với f2 = 2,9% nên k/c giữa B và C là 2, 9 cM
Mà A, C có k/c 10,3% ứng với 10,3 cM
Vậy B nằm giữa A và C cách A 7,4 cM và cách C 2,9 cM
VD 2: Ở ruồi giấm : B- thân xám, b – thân đen
V – Cánh dài, v- cánh cụt
Hai cặp gen Bb, Vv nằm trên cùng, 1 cặp NST tương đồng nhưng liên kết không hoàn toàn. Trong quá trình phát sinh giao tử cái có sự HVG B, b với tần số f = 20%. Người ta tiến hành lai đực xám – dài thuần chủng với cái đen – cụt được F1, cho F1 tự giao phối. Hãy cho biết kết quả F2 như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Theo giả thiết: Sự di truyền tính trạng màu thân và kích thức cánh theo quy luật HVG với TSHVG f= 20%.
Suy ra: ruồi xám- dài có KG \(\frac{{BV}}{{BV}}\), ruồi đen- cụt có KG \(\frac{{bv}}{{bv}}\)
SĐL:
PT/C xám- dài X đen- cụt
\(\frac{{BV}}{{BV}}\) \(\frac{{bv}}{{bv}}\)
GP BV bv
F1 \(\frac{{BV}}{{bv}}\) ( 100% xám- dài)
F1 x F1 \(\frac{{BV}}{{bv}}\) X \(\frac{{BV}}{{bv}}\)
GP BV = bv = 40% BV = bv = 5%
Bv = bV = 10%
F2
♀ ♂ |
BV 40% |
bv 40% |
Bv 10% |
bV 10% |
BV 50% |
\(\frac{{BV}}{{BV}}\) 20% xám- dài |
\(\frac{{BV}}{{bv}}\) 20% xám- dài |
\(\frac{{BV}}{{Bv}}\) 5% xám- dài |
\(\frac{{BV}}{{bV}}\) 5% xám- dài |
bv 50% |
\(\frac{{BV}}{{bv}}\) 20% xám- dài |
\(\frac{{bv}}{{bv}}\) 20% đen- cụt |
\(\frac{{Bv}}{{bv}}\) 5% xám- cụt |
\(\frac{{bV}}{{bv}}\) 5% đen- dài |
KG: \(\frac{{BV}}{{BV}}\)20% : \(\frac{{bv}}{{bv}}\)20% : \(\frac{{BV}}{{bv}}\)40% : \(\frac{{BV}}{{Bv}}\)5% : \(\frac{{BV}}{{bV}}\)5% : \(\frac{{Bv}}{{bv}}\)5% : \(\frac{{bV}}{{bv}}\)5%
KH: 70% xám- dài : 20% đen- cụt : 5% xám- cụt : 5% đen- dài
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Dạng liên kết gen không hoàn toàn của phép lai hai cặp tính trạng Sinh 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231354 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023939 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023325 - Xem thêm