OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Luyện tập Dạng bài toán nghịch lai hai cặp tính trạng của quy luật Menden Sinh 12

27/07/2021 612.69 KB 543 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210727/478061377928_20210727_093332.pdf?r=6688
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Luyện tập Dạng bài toán nghịch lai hai cặp tính trạng của quy luật Menden Sinh 12 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về địa lí dân cư nước ta ở mức độ vận dụng cao.

 

 
 

BÀI TOÁN NGHỊCH:

Cho biết tỉ lệ KG, KH của F -> Xác định KG, KH của P

1. Phương pháp:

– Xác định tỉ lệ KH của F.

– Phân tích kết quả từng cặp tính trạng ở con lai. Dựa vào tỉ lệ tính trạng của F => KG của P về cặp tính trạng đang xét=> KH của P.

+ Tỉ lệ F1 = 3:1 => cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp về cặp tính trạng đang xét, tính trội hoàn toàn.

+ Tỉ lệ F1 = 1:2:1 => cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp về cặp tính trạng đang xét, tính trội không hoàn toàn.

+ F1 đồng tính trội => ít nhất 1 cơ thể P đồng hợp trội; F1 đồng tính lặn => cả 2 cơ thể P đều đồng hợp lặn.

+ Tỉ lệ F1 = 1:1 => 1 cơ thể P có KG dị hợp, cơ thể P còn lại có KG đồng hợp lặn về cặp tính trạng đang xét.

– Xét chung 2 cặp tính trạng => KG ở hai cặp tính trạng của bố mẹ

– Lập sơ đồ lai minh họa.

***Lưu ý: để biết 2 cặp gen có phân li độc lập dựa vào:  + Đề bài cho sẵn.

+ Tỉ lệ phân li độc lập của thí nghiệm MenDen: 9:3:3:1

+ Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng.

+ Đề bài cho 2 cặp gen nằm trên 2 NST khác nhau.

+ Nhân tỉ lệ KH riêng rẽ của loại tính trạng này với tỉ lệ KH riêng của loại tính trạng kia.

Nếu thấy kết quả tính được phù hợp với kết quả phép lai thì có thể kết luận 2 cặp gen quy định 2 loại tính trạng đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, di truyền phân li độc lập: “Khi hai cặp gen di truyền độc lập, tỉ lệ KH ở đời con bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó”

2. Bài toán minh họa:

Bài tập 1: Ở lúa, hai tính trạng thân cao và hạt gạo đục trội hoàn toàn so với hai tính trạng thân thấp và hạt gạo trong. Trong một phép lai giữa hai cây người ta thu được F1 có kết quả như sau: 120 cây có thân cao, hạt gạo đục : 119 cây có thân cao, hạt gạo trong : 40 cây có thân thấp, hạt gạo đục : 41 cây có thân thấp, hạt gạo trong.

Hãy biện luận để xác định KG, KH của bố mẹ và lập sơ đồ lai.

Giải:

– Theo đề bài, ta có qui ước gen:

A: thân cao; a: thân thấp; B: hạt gạo đục; b: hạt gạo trong.

– Xét tỉ lệ KH của F1:

F1: 120 thân cao, hạt gạo đục : 119 thân cao, hạt gạo trong : 40 thân thấp, hạt gạo đục : 41 thân thấp, hạt gạo trong ≈ 3 thân cao, hạt gạo đục : 3 thân cao, hạt gạo trong : 1 thân thấp, hạt gạo đục : 1 thân thấp, hạt gạo trong.

– Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:

+ Về tính trạng chiều cao cây:

Thân cao: thân thấp = (120+119) : (40+41) ≈ 3:1

F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa

+ Về tính trạng màu sắc hạt:

Hạt gạo đục : hạt gao trong = (120+40) : (119+41) ≈ 1:1

F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể P còn lại có KG dị hợp: Bb x bb

– Xét chung 2 cặp tính trạng:

(3 thân cao : 1 thân thấp) x (1 hạt gạo đục : 1 hạt gạo trong) = 3 thân cao, hạt gạo đục : 3 thân cao, hạt gạo trong : 1 thân thấp, hạt gạo đục : 1 thân thấp, hạt gạo trong =F1

=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.

Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:

P: AaBb (thân cao, hạt gạo đục) x Aabb (thân cao, hạt gạo trong)

– Sơ đồ lai minh họa:

P: (thân cao, hạt gạo đục) AaBb       x        Aabb (thân cao, hạt gạo trong)

GP:                        AB: Ab:aB:ab                Ab:ab

F2:

 

AB

Ab

aB

ab

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

*** Kết quả:

+ KG: 3A-B- : 3A-bb : 1aaBb : 1aabb

+ KH:  3 thân cao, hạt gạo đục : 3 thân cao, hạt gạo trong : 1 thân thấp, hạt gạo đục : 1 thân thấp, hạt gạo trong.

Bài tập 2: Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F1 đồng loạt có KH giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được kết quả như sau: 360 cây quả đỏ, chín sớm : 120 cây có quả đỏ, chín muộn : 123 cây có quả vàng, chín sớm : 41 cây có quả vàng, chín muộn.

  1. Hãy xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen cho mỗi cặp tính trạng nói trên?
  2. Lập sơ đồ lai từ P -> F2?

Giải:

– Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:

+ Về tính trạng màu sắc quả:

quả đỏ: quả vàng = (120+360) : (123+41) ≈ 3:1

F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. Qui ước: A: quả đỏ; a: quả vàng => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa

+ Về tính trạng thời gian chín của quả:

chín sớm: chín muộn = (360+123) : (120+41) ≈ 3:1

F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => chín sớm là tính trạng trội hoàn toàn so với chín muộn. Qui ước: B: chín sớm; b: chín muộn => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb

– Xét tỉ lệ KH của F1:

F2: 360 quả đỏ, chín sớm: 120 quả đỏ, chín muộn: 123 quả vàng, chín sớm: 41 quả vàng, chín muộn ≈ 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn.

– Xét chung 2 cặp tính trạng:

(3 quả đỏ: 1 quả vàng) x (3 chín sớm: 1 chín muộn) = 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn : 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn =F2

=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.

Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:

+ F1: AaBb (quả đỏ, chín sớm) x AaBb (quả đỏ, chín muộn)

+ P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản:

* Khả năng 1: AABB (quả đỏ, chín sớm) x aabb (quả vàng, chín muộn)

* Khả năng 2: AAbb (quả đỏ, chín muộn) x aaBB (quả vàng, chín sớm)

– Sơ đồ lai minh họa:

* Sơ đồ lai 1:        P: (quả đỏ, chín sớm)     AABB                 x        aabb (quả vàng, chín muộn)

GP:                        AB                        ab

F1: AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm.

* Sơ đồ lai 2:        P: (quả đỏ, chín muộn)  AAbb          x       aaBB (quả vàng, chín sớm)

GP:                        Ab                        aB

F1: AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm.

F1xF1: (quả đỏ, chín sớm) AaBb       x        AaBb (quả đỏ, chín sớm)

GF1:                      AB: Ab:aB:ab              AB: Ab:aB:ab

F2:

 

AB

Ab

aB

ab

AB

AABB

AABb

AaBB

AaBb

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

aB

AaBB

AaBb

aaBB

aaBb

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

*** Kết quả:

+ KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

+ KH: 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn.

Bài tập 3: Ở bí, quả tròn và hoa vàng là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với quả dài và hoa trắng. Hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng nói trên phân li độc lập với nhau. Trong một phép lai giữa hai cây người ta thu được F1 có 4 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau: 25% quả tròn, hoa vàng : 25% quả tròn, hoa trắng : 25% quả dài, hoa vàng : 25% quả dài, hoa trắng. Xác định KG, KH của P và lập sơ đồ lai?

Giải:

– Theo đề bài, ta có qui ước gen:

A: quả tròn; a: quả dài; B: hoa vàng; b: hoa trắng.

– Xét tỉ lệ KH của F1:

F1: 25% quả tròn, hoa vàng : 25% quả tròn, hoa trắng : 25% quả dài, hoa vàng : 25% quả dài, hoa trắng =  1 quả tròn, hoa vàng : 1 quả tròn, hoa trắng : 1 quả dài, hoa vàng : 1 quả dài, hoa trắng.

– Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:

+ Về tính trạng hình dạng quả:

Quả tròn: quả dài = (25%+25%) : (25%+25%) = 1:1

F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể P còn lại có KG dị hợp: Aa x aa

+ Về tính trạng màu sắc hạt:

Hoa vàng : hoa trắng = (25%+25%) : (25%+25%) = 1:1

F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể P còn lại có KG dị hợp: Bb x bb

– Xét chung 2 cặp tính trạng:

(1 quả tròn : 1 quả dài) x (1 hoa vàng : 1 hoa trắng) =  1 quả tròn, hoa vàng : 1 quả tròn, hoa trắng : 1 quả dài, hoa vàng : 1 quả dài, hoa trắng =F1

=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.

Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:

+ TH1: P: AaBb (quả tròn, hoa vàng) x aabb (quả dài, hoa trắng)

+ TH2: P: Aabb (quả tròn, hoa trắng) x aaBb (quả dài, hoa vàng)

– Sơ đồ lai minh họa:

+ TH1: P: (quả tròn, hoa vàng) AaBb                   x        aabb (quả dài, hoa trắng)

G:               AB : Ab : aB : ab           ab

F1: AaBb : Aabb: aaBb : aabb

+KG: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb : 1aabb

+KH: quả tròn, hoa vàng: 1 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa vàng: 1 quả dài, hoa trắng.

+ TH2:

P: (quả tròn, hoa trắng) Aabb           x        aaBb (quả dài, hoa vàng)

G:                          Ab :ab                           aB : ab

F1: AaBb : Aabb: aaBb : aabb

+KG: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb : 1aabb

+KH: quả tròn, hoa vàng: 1 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa vàng: 1 quả dài, hoa trắng.

Bài tập 4: Ở một loài côn trùng, tính trạng mắt tròn trội so với tính trạng mắt dài. Cho hai cá thể P lai với nhau ta thu được F1: 90 cá thể thân đen, mắt tròn : 179 cá thể thân đen, mắt dẹt : 91 cá thể thân đen, mắt dài : 32 cá thể thân trắng, mắt tròn : 58 cá thể thân trắng, mắt dẹt : 29 cá thể thân trắng, mắt dài. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai?

Giải:

– Xét tỉ lệ KH của F1:

F1: 90 thân đen, mắt tròn : 179 thân đen, mắt dẹt : 91 thân đen, mắt dài : 32 thân trắng, mắt tròn : 58 thân trắng, mắt dẹt : 29 thân trắng, mắt dài ≈ 3 thân đen, mắt tròn : 6 thân đen, mắt dẹt :3 thân đen, mắt dài : 1 thân trắng, mắt tròn : 2 thân trắng, mắt dẹt : 1 thân trắng, mắt dài.

– Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:

+ Về tính trạng màu thân:

Thân đen : thân trắng = (90+179+91) : (32+58+29) ≈  3:1

F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. Qui ước: A: quả đỏ; a: quả vàng => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa

+ Về tính trạng hình dạng mắt:

Mắt tròn : mắt dẹt : mắt dài = (90+32) : (179+58) : (91+29) ≈ 1 :2 :1

F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => mắt tròn là tính trạng trội không hoàn toàn so với mắt dài và mắt dẹt là tính trạng trung gian. Qui ước: BB: mắt tròn; Bb: mắt dẹt; bb: mắt dài => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb

– Xét chung 2 cặp tính trạng:

(3 thân đen : 1 thân trắng) x ( 1 mắt tròn : 2 mắt dẹt : 1 mắt dài) = 3 thân đen, mắt tròn : 6 thân đen, mắt dẹt :3 thân đen, mắt dài : 1 thân trắng, mắt tròn : 2 thân trắng, mắt dẹt : 1 thân trắng, mắt dài = F1.

=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.

Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:

P: AaBb (thân đen, mắt dẹt) x AaBb (thân đen, mắt dẹt)

– Sơ đồ lai minh họa:

P: (thân đen, mắt dẹt)    AaBb x       AaBb (thân đen, mắt dẹt)

G:               AB: Ab:aB:ab              AB: Ab:aB:ab

F1:

 

AB

Ab

aB

ab

AB

AABB

AABb

AaBB

AaBb

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

aB

AaBB

AaBb

aaBB

aaBb

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

***Kết quả:

+ KG: 3A-BB : 6A-Bb : 3A-bb: 1aaAA : 2aaBb : 1aabb

+ KH: 3 thân đen, mắt tròn : 6 thân đen, mắt dẹt :3 thân đen, mắt dài : 1 thân trắng, mắt tròn : 2 thân trắng, mắt dẹt : 1 thân trắng, mắt dài.

{---Còn tiếp---}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Luyện tập Dạng bài toán nghịch lai hai cặp tính trạng của quy luật Menden Sinh 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF