OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Phương pháp giải Bài toán thuận lai hai cặp tính trạng của quy luật Menden Sinh 12

27/07/2021 588.73 KB 382 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210727/44377476865_20210727_092534.pdf?r=6570
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng về quy luật di truyền Menden trong chương trình Sinh học 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Phương pháp giải Bài toán thuận lai hai cặp tính trạng của quy luật Menden Sinh 12. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

BÀI TOÁN THUẬN:

Cho biết KG, KH của P -> Xác định tỉ lệ KG, KH của F.

1. Phương pháp giải:

– Dựa vào giả thiết đề bài, qui ước gen.

– Từ KH của P -> Xác định KG của P.

– Lập sơ đồ lai -> Xác định KG của F -> KH của F.

2. Bài toán minh họa:

Bài tập 1: Ở đậu Hà Lan, thân cao và hạt vàng là 2 tính trội hoàn toàn so với thân thấp và hạt xanh. Hai cặp tính trạng chiều cao và màu sắc hạt di truyền độc lập với nhau. Hãy lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai dưới đây:

  1. Cây cao, hạt xanh giao phấn với cây thân thấp, hạt vàng.
  2. Cây thân cao, hạt vàng giao phấn với cây thân thấp, hạt xanh.

Giải:

Theo đề bài, ta có qui ước gen:

A: thân cao; a: thân thấp; B: hạt vàng; b: hạt xanh.

  1. Cây cao, hạt xanh giao phấn với cây thân thấp, hạt vàng.

– Sơ đồ lai 1:

P: (thân cao, hạt xanh) AAbb           x        aaBB (thân thấp, hạt vàng)

G:                          Ab                       aB

F1: AaBb -> tất cả đều thân cao, hạt vàng.

– Sơ đồ lai 2:

P: (thân cao, hạt xanh) Aabb            x        aaBB (thân thấp, hạt vàng)

G:                          Ab :ab                           aB

F1: AaBb : aaBb

+KG: 1AaBb : 1aaBb

+KH: 1thân cao, hạt vàng: 1 thân thấp, hạt vàng.

– Sơ đồ lai 3:

P: (thân cao, hạt xanh) AAbb           x        aaBb (thân thấp, hạt vàng)

G:                          Ab                       ab : aB

F1: Aabb : AaBb

+KG: 1Aabb : 1aaBb

+KH: 1thân cao, hạt xanh: 1 thân cao, hạt vàng.

– Sơ đồ lai 4:

P: (thân cao, hạt xanh) Aabb            x        aaBb (thân thấp, hạt vàng)

G:                          Ab :ab                           aB : ab

F1: AaBb : Aabb: aaBb : aabb

+KG: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb : 1aabb

+KH: 1thân cao, hạt vàng: 1thân cao, hạt xanh : 1 thân thấp, hạt vàng : 1 thân thấp, hạt xanh.

  1. Cây thân cao, hạt vàng giao phấn với cây thân thấp, hạt xanh.

– Sơ đồ lai 1:

P: (thân cao, hạt vàng) AABB                    x        aabb (thân thấp, hạt xanh)

G:                          AB                      ab

F1: AaBb -> tất cả đều thân cao, hạt vàng.

– Sơ đồ lai 2:

P: (thân cao, hạt vàng) AaBB           x        aabb (thân thấp, hạt xanh)

G:                          AB : aB                         ab

F1: AaBb : aaBb

+KG: 1AaBb : 1aaBb

+KH: 1thân cao, hạt vàng: 1thân thấp, hạt vàng.

– Sơ đồ lai 3:

P: (thân cao, hạt vàng) AABb                    x        aabb (thân thấp, hạt xanh)

G:                          AB : Ab                        ab

F1: AaBb : Aabb

+KG: 1AaBb : 1Aabb

+KH: 1thân cao, hạt vàng: 1thân cao, hạt xanh.

– Sơ đồ lai 4:

P: (thân cao, hạt vàng) AaBb            x        aabb (thân thấp, hạt xanh)

G:               AB : Ab : aB : ab           ab

F1: AaBb : Aabb: aaBb : aabb

+KG: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb : 1aabb

+KH: 1thân cao, hạt vàng: 1thân cao, hạt xanh : 1 thân thấp, hạt vàng : 1 thân thấp, hạt xanh.

Bài tập 2: Ở chuột 2 cặp tính trạng màu lông và chiều dài đuôi do 2 cặp gen nằm trên NST thường phân li độc lập và không có tính trạng trung gian. Biết lông đen là tính trạng trội hoàn toàn so với lông nâu và đuôi ngắn là tính trạng trội hoàn toàn so với đuôi dài.

Cho chuột P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản màu lông và chiều dài đuôi giao phối với nhau thu được F1, tiếp tục cho F1 tạp giao với nhau thu được F2.

  1. Hãy lập sơ đồ lai từ P -> F2.
  2. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả thu được sẽ như thế nào?

Giải:

Theo đề bài, ta có qui ước gen:

A: lông đen; a: lông nâu; B: đuôi ngắn; b: đuôi dài.

  1. Hãy lập sơ đồ lai từ P -> F2.

– Trường hợp 1:

PT/C: (lông đen, đuôi ngắn)       AABB                  x        aabb (lông nâu, đuôi dài)

GP:                                 AB                       ab

F1: AaBb -> 100% lông đen, đuôi ngắn.

– Trường hợp 2:

PT/C: (lông đen, đuôi dài)          AAbb                   x        aaBB(lông nâu, đuôi ngắn)

GP:                                 Ab                        aB

F1: AaBb -> 100% lông đen, đuôi ngắn.

F1xF1: (lông đen, đuôi ngắn) AaBb   x        AaBb (lông đen, đuôi ngắn)

GF1:                      AB: Ab:aB:ab              AB: Ab:aB:ab

F2:

  

AB

Ab

aB

ab

AB

AABB

AABb

AaBB

AaBb

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

aB

AaBB

AaBb

aaBB

aaBb

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

*** Kết quả:

+ KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

+ KH: 9 lông đen, đuôi ngắn : 3 lông đen, đuôi dài : 3 lông nâu, đuôi ngắn : 1 lông nâu, đuôi dài.

  1. Kết quả lai phân tích F1:

P: (lông đen, đuôi ngắn) AaBb          x        aabb (lông nâu, đuôi dài)

G:           AB: Ab:aB:ab                     ab

Fb:

 

AB

Ab

aB

ab

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

*** Kết quả:

+ KG: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

+ KH: 1 lông đen, đuôi ngắn : 1 lông đen, đuôi dài : 1 lông nâu, đuôi ngắn : 1 lông nâu, đuôi dài.

Bài tập 3: Ở cà chua, biết quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng và lá chẻ là tính trạng trội hoàn toàn so với lá nguyên. Hai cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau.

Cho P có quả đỏ, lá chẻ thuần chủng giao phấn với cây có quả vàng, lá nguyên thu được F1.

  1. Lập sơ đồ lai.
  2. Cho F1 nói trên giao phấn lần lượt với 2 cây đều không thuần chủng là quả đỏ, lá nguyên và quả vàng, lá chẻ. Lập sơ đồ lai để xác định kết quả tỉ lệ KG, KH ở con lai.

Giải:

Theo đề bài, ta có qui ước gen:

A: quả đỏ; a: quả vàng; B: lá chẻ; b: lá nguyên.

  1. Sơ đồ lai:

PT/C: (quả đỏ, lá chẻ) AABB                  x        aabb (quả vàng, lá nguyên)

GP:                            AB                       ab

F1: AaBb -> 100% quả đỏ, lá chẻ.

– Trường hợp 1:

P: (quả đỏ, lá chẻ) AaBb         x        Aabb (quả đỏ, lá nguyên)

GP:              AB: Ab:aB:ab                Ab : ab

F1:

 

AB

Ab

aB

ab

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

*** Kết quả:

+ KG: 3A-B- : 3A-bb : 1aaBb : 1aabb

+ KH: 3 quả đỏ, lá chẻ : 3 quả đỏ, lá nguyên : 1 quả vàng, lá chẻ : 1 quả vàng, lá nguyên.

– Trường hợp 2:

P: (quả đỏ, lá chẻ) AaBb         x        aaBb (quả vàng, lá chẻ)

GP:              AB: Ab:aB:ab                aB : ab

F1:

 

AB

Ab

aB

ab

aB

AaBB

AaBb

aaBB

aaBb

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

*** Kết quả:

+ KG: 3A-B- : 3aaB- : 1Aabb : 1aabb

+ KH: 3 quả đỏ, lá chẻ : 3 quả vàng, lá chẻ : 1 quả đỏ, lá nguyên : 1 quả vàng, lá nguyên.

Bài tập 4: Ở một loài thực vật, hoa đỏ trội không hoàn toàn so với hoa trắng và hoa hồng là tính trạng trung gian. Quả tròn là tính trạng trội hoàn toàn so với quả dài. Hai cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau.

  1. Cho cây có hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng, quả dài rồi thu lấy các cây F1 tiếp tục tự thụ phấn. Viết sơ đồ lai và cho biết kết quả về KG, KH ở F2?
  2. Cho cây hoa đỏ, quả tròn giao phấn với cây hoa hồng, quả dài thì kết quả như thế nào?

Giải:

Theo đề bài, ta có qui ước gen:

  • Gọi A là gen qui định tính trạng hoa đỏ trội không hoàn toàn so với gen a qui định hoa trắng => kiểu gen hoa đỏ: AA; hoa hồng: Aa; hoa trắng: aa.
  • Gọi B là gen qui định tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với gen b qui định quả dài => KG quả tròn: AA hoặc Aa; quả dài: aa.
  1. Sơ đồ lai:

PT/C: (hoa đỏ, quả tròn) AABB                  x        aabb (hoa trắng, quả dài)

GP:                                 AB                       ab

F1: AaBb -> 100% hoa hồng, quả tròn.

F1xF1: (hoa hồng, quả tròn) AaBb    x        AaBb (hoa hồng, quả tròn)

GF1:                      AB: Ab:aB:ab              AB: Ab:aB:ab

F2:

 

AB

Ab

aB

ab

AB

AABB

AABb

AaBB

AaBb

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

aB

AaBB

AaBb

aaBB

aaBb

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

***Kết quả:

+ KG: 3AAB- : 1Aabb : 6AaB-: 2Aabb : 3aaB- : 1aabb

+ KH: 3 hoa đỏ, quả tròn : 1 hoa đỏ, quả dài : 6 hoa hồng, quả tròn : 2 hoa hồng, quả dài :3 hoa trắng, quả tròn : 1 hoa trắng, quả dài.

  1. Cây hoa đỏ, quả tròn x cây hoa hồng quả dài:

– Sơ đồ lai 1:

PT/C: (hoa đỏ, quả tròn) AABB                  x        Aabb (hoa hồng, quả dài)

GP:                                 AB                       Ab : ab

F1: AABb : AaBb

+ KG: 1AABb : 1AaBb; KH: 1 hoa đỏ, quả tròn : 1 hoa hồng, quả tròn.

– Sơ đồ lai 1:

PT/C: (hoa đỏ, quả tròn) AABb                   x        Aabb (hoa hồng, quả dài)

GP:                                 AB : Ab                Ab : ab

F1: AABb : AaBb : AAbb : Aabb

+ KG: 1AABb : 1AaBb : 1AAbb : 1Aabb

+ KH: 1 hoa đỏ, quả tròn : 1 hoa hồng, quả tròn : 1 hoa đỏ, quả dài : 1 hoa hồng, quả dài.

Bài tập 5: Ở một loài thực vật, hạt vàng trội không hoàn toàn so với hạt trắng và hạt tím là tính trạng trung gian. Quả tròn là tính trạng trội không hoàn toàn so với quả dài và quả bầu dục là tính trạng trung gian. Hai cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Cho cây có hạt vàng, quả tròn giao phấn với cây hạt trắng, quả dài rồi thu lấy các cây F1 tiếp tục tự thụ phấn. Viết sơ đồ lai và cho biết kết quả về KG, KH ở F1, F2?

Giải:

Theo đề bài, ta có qui ước gen:

- Gọi A là gen qui định tính trạng hạt vàng trội không hoàn toàn so với gen a qui định hạt trắng => kiểu gen hạt vàng: AA; hạt tím: Aa; hạt trắng: aa.

- Gọi B là gen qui định tính trạng quả tròn trội không hoàn toàn so với gen b qui định quả dài => KG quả tròn: AA; quả bầu dục: Aa; quả dài: aa.

  1. Sơ đồ lai:

PT/C: (hạt vàng, quả tròn)         AABB                  x        aabb (hạt trắng, quả dài)

GP:                                 AB                       ab

F1: AaBb -> 100% hạt tím, quả bầu dục.

F1xF1: (hạt tím, quả bầu dục) AaBb  x        AaBb (hạt tím, quả bầu dục)

GF1:                      AB: Ab:aB:ab              AB: Ab:aB:ab

F2:

 

AB

Ab

aB

ab

AB

AABB

AABb

AaBB

AaBb

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

aB

AaBB

AaBb

aaBB

aaBb

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

***Kết quả:

+ KG: 1AABB : 2AABb : 1AAbb: 2AaBB : 4AaBb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb

+ KH: 1 hạt vàng, quả tròn : 2 hạt vàng, quả bầu dục : 1 hạt vàng, quả dài : 2 hạt tím, quả tròn : 4 hạt tím, quả bầu dục : 2 hạt tím, quả dài : 1 hạt trắng, quả tròn : 2 hạt trắng, quả bầu dục : 1 hạt trắng, quả dài.

III. Bài tập áp dụng và tự luyện tập ở nhà:

Bài tập 1: Khi lai 2 dòng chuột cô bay thuần chủng lông đen, ngắn với chuột cô bay lông trắng, dài người ta thu được thế hệ con đồng loạt lông đen ngắn, các cặp gen qui định 2 cặp tính trạng này nằm trên 2 NST khác nhau. Hãy cho biết kết quả về KG, KH trong các phép lai sau:

  1. Cho các chuột F1 thu được giao phối với nhau?
  2. Cho các chuột F1 thu được lai phân tích?
  3. Cho các chuột F1 thu được lai với chuột không thuần chủng lông đen, dài?
  4. Cho các chuột F1 thu được lai với chuột không thuần chủng lông trắng, ngắn?

Bài tập 2: Ở một loài côn trùng, hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng về màu lông và độ dài cánh di truyền độc lập với nhau và nằm trên NST thường. Lông đen trội hoàn toàn

so với lông trắng. Cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Cho giao phối giữa cá thể lông đen, cánh dài thuần chủng và cá thể lông trắng, cánh ngắn thu được F1. Cho F1 tạp giao thu được F2.

  1. Lập sơ đồ lai từ P -> F2?
  2. Lập sơ đồ lai và cho biết kết quả trong các trường hợp sau:

+ Trường hợp 1: F1 giao phối trở lại với bố và mẹ của nó?

+ Trường hợp 2: cho F1 lai phân tích?

Bài tập 3: Ở một loài thực vật: gen A: lá nguyên; gen a: lá chẻ; gen B: có tua cuốn; gen b: không có tua cuốn. Mỗi gen nằm trên một NST. Hãy viết sơ đồ lai và xác định kết quả các phép lai sau:

  1. P: AaBb x aabb
  2. P: AaBb x Aabb
  3. P: AaBb x AaBb
  4. P: AABB x Aabb
  5. P: AaBB x aaBb

Bài tập 4: Ở người hai cặp gen qui định 2 cặp tính trạng về tầm vóc và nhóm máu nằm trên hai cặp NST thường và phân li độc lập.

+ Về tầm vóc: T-: tầm vóc thấp; tt: tầm vóc cao.

+ Về nhóm máu:

– Nhóm máu A -> kiểu gen: IAIA hoặc IAIO.

– Nhóm máu B -> kiểu gen: IBIB hoặc IBIO

– Nhóm máu AB -> kiểu gen: IAIB

– Nhóm máu O -> kiểu gen: IOIO

Hãy xác định kết quả của các phép lai sau:

  1. Bố có tầm vóc thấp, máu AB x mẹ có tầm vóc cao, máu O
  2. Bố có tầm vóc thấp, máu A x mẹ có tầm vóc cao, máu B
  3. Bố có tầm vóc thấp, máu B x mẹ có tầm vóc cao, máu AB
  4. Bố có tầm vóc thấp, máu O x mẹ có tầm vóc cao, máu A
  5. Bố có tầm vóc cao, máu AB x mẹ có tầm vóc thấp, máu B
  6. Bố có tầm vóc cao, máu A x mẹ có tầm vóc thấp, máu AB
  7. Bố có tầm vóc cao, máu B x mẹ có tầm vóc thấp, máu O
  8. Bố có tầm vóc cao, máu O x mẹ có tầm vóc thấp, máu A

Bài tập 5: Ở một loài côn trùng, mắt đỏ trội không hoàn toàn so với mắt trắng và mắt vàng là tính trạng trung gian. Lông đen là tính trạng trội không hoàn toàn so với lông xám và lông nâu là tính trạng trung gian. Hai cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Cho cá thể có mắt đỏ, lông đen giao phối với cá thể mắt trắng, lông xám rồi cho các cá thể F1 tiếp tục tạp giao với nhau.

  1. Viết sơ đồ lai và cho biết kết quả về KG, KH ở F1, F2?
  2. Kết quả phép lai sẽ như thế nào nếu cho F1 lai phân tích?

Bài tập 6: Ở một loài côn trùng, mắt đỏ trội không hoàn toàn so với mắt trắng và mắt vàng là tính trạng trung gian. Cánh dài là tính trạng trội hoàn toàn so với cánh. Hai cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Cho cá thể có mắt đỏ, cánh dài thuần chủng giao phối với cá thể mắt trắng, cánh ngắn rồi cho các cá thể F1 tiếp tục tạp giao với nhau.

  1. Viết sơ đồ lai và cho biết kết quả về KG, KH ở F1, F2?
  2. Kết quả phép lai sẽ như thế nào nếu cho F1 lai phân tích?

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải Bài toán thuận lai hai cặp tính trạng của quy luật Menden Sinh 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF