OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Tổng ôn chủ đề Các mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên Địa lí 10

30/12/2020 1 MB 1087 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201230/251459658422_20201230_142820.pdf?r=6220
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nội dung tài liệu Tổng ôn chủ đề Các mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên Địa lí 10 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Địa lí 10 đã học. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN

A. Lý thuyết trọng tâm

- Mối quan hệ nhân quả có thành phần là nguyên nhân sinh ra kết quả. Mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ trong đó có sự tương quan, phụ thuộc một chiều giữa các sự vật và hiện tượng. Chỉ có nguyên nhân mới sinh ra kết quả, không có kết quả nào lại không bắt đầu từ nguyên nhân trước đó, trong khi đó kết quả không thể sinh ra nguyên nhân ban đầu sinh ra nó, mà kết quả chỉ có thể trở thành nguyên nhân khác của một kết quả khác. Ví dụ: các dòng biển lạnh chạy ven bờ lục địa đã làm cho các vùng này trở thành hoang mạc ít mưa, nhưng hiện tượng ít mưa ở hoang mạc không phải là nguyên nhân sinh ra các dòng biển lạnh.

- Dựa vào tính chất đơn giản hay phức tạp, mối quan hệ nhân quả được phân thành 2 loại:

+ Mối quan hệ đơn giản: một nguyên nhân dẫn đến một kết quả, ví dụ chế độ mưa ở nước ta phân thành hai mùa mưa và khô dẫn đến chế độ nước sông phân thành hai mùa lũ và cạn.

+ Mối quan hệ phức tạp như: một nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả (ví dụ phá rừng đầu nguồn dẫn đến nhiều hệ quả như đất ở miền núi bị xói mòn nhiều hơn, chế độ nước sông khắc nghiệt hơn, ...), nhiều nguyên nhân dẫn đến một kết quả (ví dụ phân bố mưa trên Trái Đất không đều do nhiều nguyên nhân như khí áp, gió, frong, dòng biển, địa hình ...), hoặc một chuỗi các mối quan hệ nhân quả theo sơ đồ sau:

- Dựa vào mức độ quan hệ trực tiếp hay gián tiếp của nguyên nhân và kết quả có thể phân mối quan hệ nhân quả thành hai loại là: mối quan hệ nhân quả trực tiếp (nguyên nhân sinh ra kết quả không thông qua mối liên hệ trung gian) và mối quan hệ nhân quả gián tiếp (là phải thông qua các mối quan hệ khác).

- Thường thì mối quan hệ nhân quả gián tiếp khó thấy và khó phát hiện hơn.

+ Ví dụ: mối quan hệ giữa khí hậu với sự hình thành đất. Trong mối liên hệ này có cả mối liên hệ nhân quả trực tiếp và mối liên hệ nhân quả gián tiếp. Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy (về mặt vật lí và hóa học) thành những sản phẩm phong hóa, rồi sau đó tiếp tục bị phong hóa thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất. Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.

B. Bài tập vận dụng

Câu 1: Trình bày ảnh hưởng của khí hậu và đất đến sự phát triển và phân bố sinh vật?

Hướng dẫn giải

- Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

+ Nhiệt độ: vùng nhiệt đới và xích đạo là nơi phân bố của các loài ưa nhiệt; các loài chịu lạnh phân bố ở các vùng vĩ độ cao và các vùng núi cao

Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh

+ Nước và độ ẩm không khí: những nơi có nhiệt, ẩm và nước thuận lợi là môi trường tốt để sinh vật phát triển….; nơi khô khan, thiếu nước không thuận lợi cho sinh vật phát triển thì sinh vật nghèo nàn

+ Ánh sáng: nơi đầy đủ ánh sáng sinh vật phát triển tốt và là nơi phân bố của các loài ưa sáng

- Đất: các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật

Câu 2: Tại sao ở các vùng hoang mạc lại phổ biến dạng địa hình gồm nhiều các khối đá hình nấm?

Hướng dẫn giải

Học sinh cần hiểu được các quá trình hình thành địa hình (nội lực - ngoại lực), sau đó phân tích chọn lọc nhân tố hình thành địa hình trong trường hợp này là ngoại lực (tác nhân do quá trình khoét mòn của gió).

Ở các vùng hoang mạc (khí hậu khô hạn và bán khô hạn) gió là nhân tố thành tạo địa hình quan trọng nhất. Hoạt động khoét mòn của gió làm phần chân các khối đá nhô lên trên bề mặt hoang mạc bị phá hủy mạnh (đặc biệt là ở độ cao 0,5 đến 2m gió mang theo vật liệu cát, sỏi nên quá trình khoét mòn càng diễn ra mạnh), tạo nên các khối đá hình nấm.

Câu 3: Cho biết nhiệt độ ở chân sườn đón gió ẩm là 250C, nhiệt độ ở chân sườn khuất gió là 350C. Tính độ cao của ngọn núi?

Hướng dẫn giải

+ Gọi độ cao đỉnh núi là h, nhiệt độ tại đỉnh núi (có độ cao h) là t

+ Ở sườn đón gió cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C, nên t = 250 0,6h/100.

+ Ở sườn khuất gió nhiệt độ giảm 10C khi đi xuống 100m nên t = 350 - h/100.

+ Từ đó có đẳng thức: 250 0,6h/100 = 350 - h/100.

+ Do đó h = 2500 (m).

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn chủ đề Các mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF