OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập tự luận vận dụng ôn tập Mối quan hệ nhân quả đơn giản của tự nhiên Địa lí 10

30/12/2020 1.95 MB 648 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201230/11117777674_20201230_092646.pdf?r=1872
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức về mối quan hệ nhân quả đơn giản ở mức độ vận dụng với nội dung tài liệu Bài tập tự luận vận dụng ôn tập Mối quan hệ nhân quả đơn giản của tự nhiên Địa lí 10. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

BÀI TẬP VỀ MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ ĐƠN GIẢN

Câu 1: Nhận xét và giải thích về sự phân tầng thực vật ở hai sườn của dãy núi An-pơ?

Sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở dãy núi An-pơ thuộc châu Âu.

Hướng dẫn giải

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật: khí hậu, đất, sinh vật, con người, địa hình. Trong trường hợp này, yêu cầu học sinh phải phân tích được ảnh hưởng của địa hình đến thảm thực vật.

- Vùng núi An-pơ, thực vật thay đổi theo độ cao, tính từ chân núi đến đỉnh núi có: rừng lá rộng, rừng cây lá kim, đồng cỏ. Thực vật cũng thay đổi theo hướng sườn: ở sườn nam các đai thực vật dâng cao hơn sườn bắc.

- Nguyên nhân: do sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa theo độ cao và theo hướng sườn. Càng lên cao, không khí càng loãng, nhiệt độ không khí giảm, cứ lên cao 100m giảm 0,60C. Sườn đón ánh nắng mặt trời bao giờ cũng nhận được lượng nhiệt và ẩm cao hơn sườn khuất nắng.

Câu 2: Nhận xét và giải thích sự thay đổi thảm thực vật ở dãy An-đét?

Sơ đồ các đai thực vật theo chiều cao ở sườn Tây và sườn Đông dãy An-đet qua lãnh thổ Peru.

Hướng dẫn giải

- Ở sườn Tây và sườn Đông thảm thực vật đều thay đổi theo độ cao do khí hậu thay đổi theo độ cao.

- Ở cùng một độ cao nhưng thảm thực vật ở hai sườn có sự khác nhau do s­ườn đông An-đet mưa nhiều hơn sườn tây.

Câu 3: Em hãy rút ra những nhận xét cần thiết từ hình vẽ sau và giải thích?

Sơ đồ các vành đai thực vật ở núi Kilimangiaro (30N, 370Đ)

Hướng dẫn giải

Nhiệt độ, lượng mưa và thực vật ở núi Kilimangiaro thay đổi theo địa hình.

+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình 0,60C/100m làm cho ven vùng xích đạo vẫn có băng tuyết.

+ Càng lên cao lượng mưa càng tăng, nhưng đến một độ cao nhất định lượng mưa lại giảm.

+ Lên cao, thảm thực vật thay đổi do lên cao có sự thay đổi của nhiệt, ẩm. Mặt khác, cũng do sự đón nhận nhiệt, ẩm khác nhau giữa hai sườn nên độ cao bắt đầu và kết thúc của mỗi vành đai thực vật cũng khác nhau.

Câu 4: Xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (A, B, C) với các lát cắt thảm thực vật (D, E, F) thành từng cặp sao cho phù hợp?

Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa và sơ đồ thảm thực vật ở một số vùng của châu Âu.

Hướng dẫn giải

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thảm thực vật, trong trường hợp này yêu cầu học sinh phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đến thảm thực vật.

- Biểu đồ trạm A khí hậu ôn đới lục địa (nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất -50C, nhiệt độ tháng cao nhất 180C, biên độ nhiệt 230C, mùa đông lạnh, mùa hạ nóng, các tháng mưa nhiều 5-8, các tháng mưa ít từ 9-4 năm sau, mưa nhiều vào mùa hạ) ứng với hình D là cây lá kim

- Biểu đồ trạm B khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải (nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 70C, nhiệt độ tháng cao nhất 200C, biên độ nhiệt 130C, mùa đông ấm, mùa hạ nóng, các tháng mưa nhiều 9-1, các tháng mưa ít từ 2-8 năm sau, mưa nhiều vào mùa thu đông) ứng với hình F là cây bụi, cây lá cứng

- Biều đồ trạm C khí hậu ôn đới hải dương (nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 50C, nhiệt độ tháng cao nhất 170C, biên độ nhiệt 120C, mùa đông ấm, mùa hạ mát, các tháng mưa nhiều 8-5, các tháng mưa ít từ 6-7 năm sau, mưa nhiều quanh năm) ứng với hình E là cây lá rộng.

Câu 5: Trong ba biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới đây, hãy chọn biểu đồ phù hợp với ảnh xavan kèm theo? Giải thích?

Hướng dẫn giải

Biểu đồ B phù hợp với bức ảnh xa van vì bức ảnh thể hiện xa van đồng cỏ cao, có đàn trâu rừng, vậy đây là khí hậu nhiệt đới.

- Biểu đồ A: nhiệt độ quanh năm cao, biên độ nhiệt thấp, mưa nhiều quanh năm nên không phải của khí hậu nhiệt đới.

- Biểu đồ B cũng nóng quanh năm, có 2 lần nhiệt độ tăng cao, mưa theo mùa, có tới 4 tháng không mưa nên đây là khí hậu nhiệt đới.

- Biểu đồ C cũng nóng quanh năm, có 2 lần nhiệt độ tăng cao. mưa theo mùa, có thời kì tới 7 tháng không mưa nên đây là khí hậu nhiệt đới.

- Giữa biểu đồ B và C ta thấy biểu đồ B mưa nhiều hơn thích hợp với xa van đồng cỏ cao.

Câu 6: Trong 3 kiểu thảm thực vật dưới đây, kiểu thảm thực vật nào phù hợp với biểu đồ nhiệt độ lượng mưa kèm theo? Giải thích?

Hướng dẫn giải

Quan sát biểu đồ ta thấy: biểu đồ có nhiệt độ cao quanh năm (trên 250C), biên độ nhiệt thấp (20 - 30C), mưa quanh năm, lượng mưa lớn -> phù hợp với thảm thực vật A (rừng rậm nhiệt đới)

Câu 7: Giải thích sự thay đổi thảm thực vật khu vực Đông Âu từ Bắc xuống Nam?

Sơ đồ thảm thực vật khu vực Đông Âu từ Bắc xuống Nam

Hướng dẫn giải

- Phía bắc là đồng rêu, do khí hậu lạnh.

- Về phía nam có rừng lá kim và rừng hỗn giao, do khí hậu ôn đới lục địa.

- Tiếp đến là rừng lá rộng, do khí hậu có ảnh hưởng của Đại Tây Dương.

- Xuống phía nam có thảo nguyên và nửa hoang mạc phát triển trong điều kiện của khí hậu lục địa sâu sắc nhất (lượng mưa trong năm không quá 200mm, nhỏ hơn độ bốc hơi tới 5 - 6 lần).

Câu 8: Tại sao thảm thực vật có sự thay đổi từ Xích đạo về hai cực và từ đông sang tây?

Hướng dẫn giải

Có nhiều nhân tố tác động đến thảm thực vật, trong trường hợp này sự phân bố khác nhau của các thảm thực vật từ Xích đạo về hai cực và từ đông sang tây nguyên nhân do tác động trực tiếp của nhân tố khí hậu.

- Sự phân bố khác nhau của các thảm thực vật từ Xích đạo về hai cực chủ yếu do sự thay đổi của nhiệt độ. Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Các loài ưa nhiệt thường phân bố ở vùng nhiệt đới, Xích đạo; các loài chịu lạnh phân bố ở các vĩ độ cao và vùng núi cao. Từ Xích đạo về cực có sự thay đổi từ thảm thực vật rừng nhiệt đới đến thảm thực vật đài nguyên.

- Sự phân bố khác nhau của các thảm thực vật từ đông sang tây trong một vành đai chủ yếu do khác nhau về độ ẩm. Ví dụ, sự thay đổi độ ẩm dẫn đến trong vòng đai nhiệt đới có các kiểu thảm thực vật: rừng mưa nhiệt đới, rừng gió mùa, xa van và cây bụi, hoang mạc và bán hoang mạc.

Câu 9: Vì sao chim én bay thấp thì mưa?

Hướng dẫn giải

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật, trong trường hợp này yêu cầu học sinh phân tích được anh hưởng của thời tiết, khí hậu đến sinh vật.   - Nguyên nhân là trước lúc mưa, trong không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của côn trùng, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất. Trong số các côn trùng này có loài lớn như chuồn chuồn, nhưng cũng có các loài mối, muỗi nhỏ mà chúng ta không nhìn thấy.

- Ngoài ra trước khi mưa, áp suất không khí thấp, ngột ngạt, nên nhiều loài sâu bọ cũng chui lên khỏi mặt đất. Chim én bay xuống thấp chính là để bắt những côn trùng, sâu bọ này. Cho nên, cứ mỗi khi thấy chim én bay thành đàn sà xuống, người ta lại nói rằng trời sắp có mưa.

Câu 10: Giải thích mối liên quan giữa hoạt động của sinh vật tự nhiên với sự thay đổi thời tiết trong câu sau?

“Trời đã sẩm tối rồi

Gà còn đi bới điềm trời sắp mưa”

Hướng dẫn giải

Khi trời sắp mưa, áp suất không khí giảm, độ ẩm tăng, các loài côn trùng bay ra khỏi tổ, giun dế bò lên mặt đất … đó là mồi ngon của gà nên gà mải đi bắt mồi mà quên cả việc về chuồng.

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bài tập tự luận vận dụng ôn tập Mối quan hệ nhân quả đơn giản của tự nhiên Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF