OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập tự luận ôn tập Mối quan hệ nhân quả đơn giản của tự nhiên Địa lí 10 mức độ thông hiểu

30/12/2020 1.3 MB 1535 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201230/67043015602_20201230_090808.pdf?r=8818
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nội dung tài liệu Bài tập tự luận ôn tập Mối quan hệ nhân quả đơn giản của tự nhiên Địa lí 10 mức độ thông hiểu do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về mối quan hệ nhân quả đơn giản ở mức độ thông hiểu. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ ĐƠN GIẢN

Câu 1: Tại sao nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu hiện nay đang tăng lên?

Hướng dẫn giải

Trước hết các em học sinh cần hiểu tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí: vĩ độ, lục địa – đại dương, địa hình, dòng biển, lớp phủ thực vật, con người ... sau đó học sinh phân tích, loại bỏ nhân tố không ảnh hưởng và giữ lại, chọn lựa nhân tố ảnh hưởng (nguyên nhân) của kết quả (yêu cầu của đề). Cụ thể nhân tố quyết định trong trường hợp này là nhân tố con người. Học sinh sẽ phải phân tích được tác động của con người đến nhiệt độ không khí.

Trong tầng đối lưu lượng CO2 ngày càng tăng do hoạt động của con người, đặc biệt là khí thải CN, đốt nhiều nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ…), CO2 là chất khí nhà kính có tác dụng giữ nhiệt nên làm nhiệt độ trên Trái Đất tăng lên.

Câu 2: Núi Kilimangiaro (Châu Phi) nằm trong miền nhiệt đới, cao 5895m. Tại một thời điểm, người ta đo được nhiệt độ trung bình dưới chân núi là 25,20C. Hỏi lên đến độ cao nào sẽ có băng tuyết? Giải thích?

Hướng dẫn giải

Hiện tượng băng tuyết ở đây không phải do ảnh hưởng của vĩ độ, mà do ảnh hưởng của sự giảm nhiệt độ theo độ cao địa hình mang lại, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm trung bình 0,60C.

- Điều kiện để xảy ra hiện tượng nước đóng băng là nhiệt độ giảm xuống dưới 00C.

- Vậy nếu ở chân núi nhiệt độ là 25,20C thì nhiệt độ sẽ giảm xuống 00C ở độ cao  4200m ((25,2 x 100)/0,6=4200). Nghĩa là từ độ cao này trở lên đỉnh núi sẽ có băng tuyết.

Câu 3: Hãy tính nhiệt độ tại đỉnh núi cao 2700m và ở độ cao 100m bên sườn núi khuất gió ẩm biết rằng tại sườn đón gió ẩm ở độ cao 200m nhiệt độ là 270C?

Hướng dẫn giải

Yêu cầu HS phải phân tích được ảnh hưởng của địa hình đến nhiệt độ. Ở sườn đón gió cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm trung bình 0,60C còn ở sườn khuất gió khi xuống núi trung bình cứ xuống 100m nhiệt độ tăng thêm 10C.

- Một khối không khí lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C, vậy lên cao 2700 - 200 = 2500m nhiệt độ giảm 150C.

-> Vậy nhiệt độ ở đỉnh núi là 27-15=120C

- Không khí xuống thấp 100m thì nhiệt độ tăng 10C, vậy khi xuống 2700-100 = 2600m nhiệt độ tăng 260C

-> Vậy nhiệt độ không khí ở sườn khuất gió tại độ cao 100m là 12+26=380C

Câu 4: Cho biết nhiệt độ giữa chân và đỉnh của một ngọn núi chênh nhau 2,40C và khí áp ở chân núi thường xuyên đo được là 680mmHg, cứ lên cao 100m khí áp giảm 10 mHg. Hãy tính: 
- Độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của quả núi.

- Khí áp ở đỉnh núi.

Hướng dẫn giải

Yêu cầu học sinh phân tích được ảnh hưởng của độ cao địa hình đến khí áp và nhiệt độ, càng lên cao khí áp càng giảm, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

- Tính độ cao tương đối của núi:

+ Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m, giảm 0,60C.

+ Chênh lệch nhiệt độ giữa chân núi và đỉnh là 2,40C nên độ cao tương đối của địa hình này sẽ là: (100 x 2,4)/0,6 = 400 (m)

- Tính khí áp ở đỉnh núi:

+ Càng lên cao không khí càng loãng, nên sức nên càng nhỏ và khí áp giảm, trung bình 10mmHg/ 100m.

+ Chênh lệch độ cao giữa chân và đỉnh núi là 400m, nghĩa là từ chân lên đỉnh đồi khí áp giảm 40mmHg. Vậy, khí áp ở đỉnh là: 680 - 40 = 640mmHg.

- Tính độ cao tuyệt đối của núi:

+ Trên mặt biển khí áp trung bình đo được là 760mmHg. Khí áp ở chân địa hình là 680 mmHg chênh nhau 80 mmHg. Lên cao 100m, khi áp giảm 10mmHg, nên độ chênh cao giữa chân địa hình và mực nước biển là: (80 x 100)/ 10 = 800 (m) 

+ Suy ra độ cao tuyệt đối của địa hình này là: 400 + 800 = 1200 (m)

Câu 5: Tại sao Serapundi có lượng mưa trung bình năm cao nhất thế giới?

Hướng dẫn giải

Trước hết các em học sinh cần hiểu tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: khí áp, gió, FIT, frong, địa hình, dòng biển, ... sau đó học sinh phân tích, loại bỏ nhân tố không ảnh hưởng và giữ lại, chọn lựa nhân tố ảnh hưởng (nguyên nhân) của kết quả (yêu cầu của đề). Cụ thể nhân tố quyết định trong trường hợp này là địa hình. Học sinh sẽ phải phân tích được tác động của địa hình đến lượng mưa.

Serapundi mưa nhiều do địa hình đón gió mùa mùa hạ (Serapundi nằm trên một nhánh núi của dãy Aracan). Ở sườn đón gió, không khí chuyển động đi lên, nhiệt độ giảm theo tiêu chuẩn của khí ẩm (trung bình cứ lên cao 100m thì giảm 0,60C), không khí bị lạnh đi, nhiệt độ xuống dưới điểm sương, sự ngưng kết hơi nước được diễn ra, mây hình thành và mưa rơi xuống từ các đám mây bên sườn đón gió.

Câu 6: Tại sao cường độ phơn của Bắc Trung Bộ mạnh hơn duyên hải Nam Trung Bộ?

Hướng dẫn giải

          Đối với câu hỏi này, yêu cầu học sinh phải phân tích được ảnh hưởng của địa hình đến gió.

- Địa hình Trường Sơn Bắc (Bắc Trung Bộ) gồm những mạch núi cao, song song và so le nhau tạo nên bức tường vuông góc với khối khí TBg từ Ấn Độ Dương tới buộc gió này phải vượt qua để sang sườn bên kia và thay đổi tính chất nhiều.

- Duyên hải Nam Trung Bộ cũng xảy ra hiện tượng phơn nhưng cường độ và tần suất nhỏ hơn vì điểm khác biệt cơ bản là Trường Sơn Nam được cấu tạo bởi các khối núi, giữa chúng có các vùng địa hình thấp tạo cơ hội để TBg dễ dàng vượt qua mà ít bị biến đổi về tính chất so với Trường Sơn Bắc.

Câu 7: Tại sao vùng nội địa Bắc Mĩ thường hay xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan?

Hướng dẫn giải

          Đối với câu hỏi này, yêu cầu học sinh phải phân tích được ảnh hưởng của địa hình đến thời tiết, khí hậu.

Sự thất thường của thời tiết ở vùng nội địa Bắc Mĩ là do địa hình dạng lòng máng của lục địa Bắc Mĩ (dãy Cooc-đi-e ở phía tây, dãy A-pa-lat ở phía đông, ở giữa là đồng bằng thấp) đón gió lạnh từ phương Bắc xuống bổ sung lạnh đến tận phía Nam Hoa Kì, đồng thời tạo điều kiện cho không khí nóng ẩm xâm nhập đến Ngũ Hồ trong mùa hè. Sự tranh chấp giữa các khối khí sinh ra các nhiễu động thời tiết cực đoan.

Câu 8: Tại sao thung lũng sông Mã ở nước ta ít mưa?

Hướng dẫn giải

Nhân tố quyết định trong trường hợp này là địa hình. Học sinh sẽ phải phân tích được tác động của địa hình đến lượng mưa.

          Thung lũng sông Mã mưa ít do địa hình khuất gió nhất là gió mùa mùa hạ (thung lũng này nằm kẹp giữa dãy Pusamsao và cao nguyên Sơn La).

Câu 9: Cho biết điểm A có nhiệt độ là 260C, khí áp là 740mmHg; điểm B là 200C; điểm C là 750mmHg. Hãy tính độ cao tuyệt đối điểm B, nhiệt độ tại C, độ cao từ C đến B? 

Hướng dẫn giải

- Trị số khí áp tại mặt biển là 760mmHg, cứ lên cao 10m, khí áp giảm 1mmHg, nên

+ Ở nơi có khí áp 740mmHg (điểm A) có độ cao là 200m.

+ Nơi có khí áp 750mmHg (điểm C) có độ cao 100m. 

- Nhiệt độ giữa A và B chênh nhau 60C, tương đương với 1000m, nên:

+ Độ cao tại B là 1200m.

+ Độ cao từ C đến B là 1100m; đây là độ cao tương đối. 
- Lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C, nên nhiệt độ tại C là 200C + 6,60C = 26,60C. 

 Câu 10:  Xác định độ cao h và nhiệt độ tại điểm B?

Xác định độ cao h của đỉnh núi

Hướng dẫn giải

- Cách 1:

Ta biết ở sườn đón gió AB không khí ẩm cứ lên cao 100m giảm 0,60C.

Ở sườn khuất gió BC không khí khô cứ xuống 100m thì nhiệt độ tăng 10C.

Như vậy nếu núi cao 100m chênh lệch nhiệt độ giữa A và C là: 1-0,6=0,40 C

Qua hình vẽ ta thấy chênh lệch nhiệt độ giữa A và C là 41-25=160C

Vậy h=16 x 100/0,4=4000m

- Cách 2:

Nhiệt độ ở B tính từ sườn AB là tB= 25-(h x 0,6/100)    (1)

Nhiệt độ ở B tính từ sườn AC là tB=41-(h x 1/100)       (2)

Ta có phương trình 25-(h x 0,6/100)= 41-(h x 1/100) -> h=4000m

Nhiệt độ ở đỉnh núi B: Thế h=4000 vào (1) hoặc (2) có tB=10C

Hoặc ta có nhiệt độ giảm từ A đến B là (4000 x 0,6)/100=240C

Vậy nhiệt độ tại đỉnh núi B là 25-24=10C

Câu 11: Dựa vào hình vẽ dưới đây hãy tính độ cao trung bình tại nơi có nhiệt độ 70C?

Hướng dẫn giải

Ở 0m nhiệt độ là 220C (nhiệt độ giảm theo tiêu chuẩn không khí ẩm trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C) -> lên đến 2000m nhiệt độ là 100C

100C – 70C = 30C (tăng thêm 1000m sẽ giảm 60C, tăng thêm 500m  sẽ giảm 30C)

Độ cao tại nơi có nhiệt độ 70C là 2500m

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 12-13 của tài liệu ôn tập các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bài tập tự luận ôn tập Mối quan hệ nhân quả đơn giản của tự nhiên Địa lí 10 mức độ thông hiểu. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF