OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Câu hỏi tự luận ôn tập Mối quan hệ nhân quả đơn giản Địa lí 10 - Trường THPT Lê Trung Kiên

30/12/2020 1.16 MB 538 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201230/299295684442_20201230_094616.pdf?r=2502
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về mối quan hệ nhân quả đơn giản để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập Mối quan hệ nhân quả đơn giản Địa lí 10 - Trường THPT Lê Trung Kiên. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

BÀI TẬP VỀ MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ ĐƠN GIẢN

Câu 1: Giải thích câu ca dao sau ở Đồng bằng sông Hồng nước ta?

Hướng dẫn giải

“Mạ chiêm thì cấy cho sâu

Mạ mùa phải gửi cành dâu mới vừa”

- Gửi cành dâu là “cấy nông”. Mạ mùa cấy vào lúc nhiệt độ cao nên chóng bén rễ, cấy nông thì lúa sẽ đẻ sớm, chóng xanh.

- Với lúa chiêm, thời gian cấy là mùa rét nên phải cấy sâu vì lúa lâu bén rễ, tránh lụi vì rét.

Câu 2: Tại sao các loài bò sát trong hoang mạc lại đào hang dưới cát để ở

Hướng dẫn giải

Các loài bò sát trong hoang mạc thường đào hang dưới cát để ở vì sẽ mát hơn, tránh được cái nắng nóng ở vùng sa mạc.

Câu 3: Vì sao loài thực vật đặc trưng của vùng hoang mạc là cây xương rồng?

Hướng dẫn giải

            Khí hậu vùng hoang mạc rất khô hạn và nóng chỉ có cây xương rồng mới tồn tại được vì đặc điểm cây xương rồng: lá biến thành gai để chống sự thoát hơi nước, rễ dài ăn sâu vào lòng đất để hút nước

Câu 4: Vì sao vào mùa đông nhiều loài cây ở vùng ôn đới rụng lá?

Hướng dẫn giải

Tại các nước ôn đới khi mùa đông đến khí hậu trở nên lạnh giá và khô hanh, lượng mưa ít vì thế các loài cây đều rụng lá để giảm bớt sự thoát hơi nước qua lá nhất là những cây lá rộng.

Câu 5: Tại sao các loài chim sinh sống ở khu vực sơn nguyên Mêhicô thường làm tổ (trên thân những cây xương rồng) có hướng quay về phía Bắc?

Hướng dẫn giải

Do sơn nguyên Mêhicô nằm ở vùng ngoại chí tuyến bán cầu Bắc nên tia sáng Mặt Trời luôn chiếu chếch ở phía Nam. Chính vì vậy nên các loài chim ở đây khi khoét thân cây là tổ thì luôn chọn phía Bắc nhằm tránh nắng chiếu trực tiếp vào tổ.

Câu 6: Tại sao lớp phủ thổ nhưỡng ở khu vực nhiệt đới ẩm có độ dày lớn hơn khu vực đài nguyên?

Hướng dẫn giải

Có nhiều nhân tố hình thành đất: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, thời gian, con người. Trong trường hợp này yêu cầu học sinh phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đến đất. Các yếu tố khí hậu (nhiệt và ẩm) tham gia vào quá trình phong hóa và giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất…

- Khu vực nhiệt đới ẩm có độ ẩm và nhiệt độ cao, quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ, đã tạo nên lớp vỏ phong hóa và lớp phủ thổ nhưỡng dày.

- Ở đài nguyên, lớp đất mỏng, thô vì yếu tố nhiệt ẩm không thuận lợi do đó quá trình hình thành đất yếu, vì thế vỏ phong hóa và đất rất mỏng.

Câu 7: Giải thích vì sao đất feralit đỏ vàng là loại đất đặc trưng ở nơi có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa?

Hướng dẫn giải

- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+ Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh tạo nên một lớp đất dày.

+ Mưa nhiều, làm rửa trôi các chất bazơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt và nhôm tạo ra màu đỏ vàng.

- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt trung bình năm cao, trong năm có 2 mùa là mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông khô, ít mưa, là điều kiện rất thuận lợi cho quá trình feralit diễn ra mạnh.

Câu 8: Tại sao ở các vùng rừng ôn đới có lượng sinh khối nhỏ nhưng lớp mùn lại dày?

Hướng dẫn giải

Có nhiều nhân tố hình thành đất: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, thời gian, con người. Trong trường hợp này yêu cầu học sinh phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đến đất.

            Vì nhiệt độ vùng ôn đới thấp làm hạn chế các quá trình phân hủy, các xác hữu cơ tồn tại và tích tụ trong khoảng thời gian dài tạo nên lớp mùn dày.

Câu 9: Nhận xét và giải thích sự thay đổi đất và sinh vật ở sườn Tây dãy Capca?

Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn Tây dãy Capca.

Hướng dẫn giải

Có nhiều nhân tố tác động đến sự thay đổi đất và sinh vật, trong trường hợp này là do yếu tố khí hậu.

Đất và sinh vật ở sườn Tây dãy Capca thay đổi theo độ cao do tác động của khí hậu (nhiệt ẩm) thay đổi theo độ cao.

Câu 10: Giả sử có hai ngọn núi đều cao 8000m, 1 núi ở khu vực xích đạo, 1 núi ở khu vực ôn đới. Núi ở đâu sẽ có số lượng đai cao cảnh quan tự nhiên nhiều hơn? Vì sao?

Hướng dẫn giải

Có nhiều nhân tố tác động đến cảnh quan (sinh vật và đất), trong trường hợp này là do nhân tố khí hậu.

Núi ở khu vực xích đạo có số lượng đai cao nhiều hơn. Ở xích đạo từ chân núi lên đỉnh núi lần lượt là đai cảnh quan xích đạo – nhiệt đới – ôn đới - hàn đới - cực đới. Còn ở vùng ôn đới, núi chỉ tồn tại các đai cảnh quan ôn đới – hàn đới - cực đới.

Nguyên nhân: do ở xích đạo có nhiệt độ cao hơn ở khu vực ôn đới.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập Mối quan hệ nhân quả đơn giản Địa lí 10 - Trường THPT Lê Trung Kiên. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF