OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Ôn thi HSG chủ đề Ứng Dụng Di Truyền học môn Sinh học 9 năm 2021

31/05/2021 1020.75 KB 1232 lượt xem 8 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210531/533110128712_20210531_090422.pdf?r=9891
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Qua nội dung tài liệu Ôn thi HSG chủ đề Ứng Dụng Di Truyền học môn Sinh học 9 năm 2021 giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài tập chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

ÔN THI HSG CHỦ ĐỀ ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC MÔN SINH HỌC 9

 

 

Câu 1: Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

Hướng dẫn trả lời

Do hiểu được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính, con người có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi bằng việc tác động vào sự kết hợp giữa các giao tử trong thụ tinh hoặc điều chỉnh các yếu tố của môi trường trong quá trình sống của hợp từ, hay dùng hoocmôn sinh dục tác động vào giai đoạn còn non của sự phát triển cá thể.

Việc chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất; làm tăng hiệu quả kinh tế cao nhất cho con người.

 

Câu 2: Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống vật nuôi?

Hướng dẫn trả lời

Phương pháp gây đột biến nhân tạo chỉ sử dụng hạn chế với một số nhóm động vật bậc thấp, khó áp dụng với nhóm động vật bậc cao vì:

Cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể -> khó gây đột biến

Có hệ thần kinh nhạy cảm -> phản ứng rất nhanh dễ gây chết và gây bất thụ khi xử lí bằng các tác nhân lí, hoá.

 

Câu 3: Cho các giống có kiểu gen như sau:

 giống số 1: NNMmHh – giống số 2: NNmmHH

 giống số 3: nnMMhh.   – giống số 4: NnmmHh

Những giống nào có tính di truyền ổn định? Giải thích.

Muốn tạo ra giống có ưu thế lai cao thì phải cho những giống nào lai với nhau? Giải thích.

Vì sao không dùng những giống có ưu thế lai cao để nhân giống?

Hướng dẫn trả lời

– Những giống có tính di truyền ổn định là giống số 2 và số 3

Giải thích: vì các giống này có kiểu gen đồng hợp, đời sau không bị phân tính.

– Muốn tạo ra giống có ưu thế lai cao thì phải cho giống số 2 và số 3 lai với nhau.

Giải thích: 2 giống này có kiểu gen đồng hợp khác nhau, tạo ra Fl có kiểu gen dị hợp về tất cả các gen nói trên.

Không dùng những giống có ưu thế lai cao để nhân giống vì qua các thế hệ sau, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng, các gen lặn có hại đi vào thể đồng hợp được biểu hiện thành kiểu hình, giống bị thoái hoá.

 

Câu 4: Nêu các ứng dụng của công nghệ gen.

Hướng dẫn trả lời

Tạo ra các chủng vi sinh vật mới. Ví dụ tạo chủng vi khuẩn mang gen sản xuất thuốc kháng sinh từ xạ khuẩn.

Tạo giống cây trồng biến đổi gen. Ví dụ tạo ra giống lúa mang gen tổng hợp P- carôten.

Tạo động vật biến đổi gen. Ví dụ chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn để tạo giống lợn sinh trưởng nhanh, kích thước lớn như bò.

 

Câu 5: Công nghệ sinh học là gì? Công nghệ sinh học gồm các lĩnh vực nào?

Hướng dẫn trả lời

Công nghệ sinh học là một ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.

Công nghệ sinh học gồm các lĩnh vực:

Công nghệ lên men.

Công nghệ tế bào.

Công nghệ enzim.

Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi.

Công nghệ sinh học xử lí môi trường.

 

Câu 6: Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống?

Hướng dẫn trả lời

I Nếu kiểu gen ban đầu là đồng hợp về các gen trội có lợi thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ sẽ không dẫn tới thoái hóa giống.

1 Nguyên nhân là vì khi giống có kiểu gen đồng hợp thì đời con không xuất hiện biến dị tổ hợp, do đó không làm phát sinh các kiểu hình có hại.

 

Câu 7: Ưu thế lai là gì? Phương pháp tạo ưu thế lai

Hướng dẫn trả lời

Ưu thế lai:

Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, năng suất tốt hơn dạng bố mẹ. Biểu hiện ở sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao.

Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

Ưu thế lai xuất hiện khi lai 2 dòng thuần chủng với nhau.

Phương pháp tạo ưu thế lai: Muốn tạo ưu thế lai, trước hết phải tạo ra dòng thuần chủng, sau đó cho lai giữa các dòng thuần chủng với nhau.

Tạo dòng thuần chủng bằng cách cho tự thụ phấn hoặc cho giao phối cận huyết liên tục từ 5 đến 7 đời.

Cho các dòng thuần chủng lai với nhau thì đời con sẽ có kiểu gen dị hợp nên có ưu thế lai.

Ví dụ lai giữa hai dòng thuần AAbbDD X aaBBdd thì đời con sẽ có kiểu gen AaBbDd.

Đời con có kiểu gen dị hợp AaBbDd nên có ưu thế lai.

 

Câu 8: Thoái hóa giống là gì? Vì sao giao phối cận huyết gây ra thoái hóa giống nhưng vẫn được sử dụng trong tạo giống?

Hướng dẫn trả lời

a. Thoái hóa giống là hiện tượng giống có năng suất, chất lượng giảm dần. Biểu hiện sinh trưởng kém, chống chịu kém, độ đồng đều thấp,…

Nguyên nhân gây ra thoái hóa giống là do hiện tượng tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần và xuất hiện các đồng hợp gen lặn có hại.

Giao phối cận huyết gây ra thoái hoá giống nhưng vẫn được sử dụng trong tạo giống là vì:

Giao phối cận huyết sẽ tạo ra dòng thuần chủng. Sử dụng dòng thuần chủng để tạo ưu thế lai.

Để củng cố một tính trạng mong muốn nào đó.

Để loại bỏ gen lặn có hại. Vì khi giao phối cận huyết thì gen lặn sẽ biểu hiện thành kiểu hình lặn nên bị loại bỏ.

 

Câu 9: So sánh chọn lọc hàng loạt với chọn lọc cá thể?

Hướng dẫn trả lời

Giống nhau: Đều dựa trên kiểu hình để chọn lọc (chọn những cá thể tốt).

Khác nhau

Chọn lọc hàng Ioạt

Chon loc cá thể

Tất cả những cá thể có đặc điểm tốt được chọn lọc và tập trung về một chỗ để làm giống cho mùa sau.

Ở thế hệ sau, các cá thể giao phấn tự do.

Chỉ chọn được kiểu hình mà khó chọn được kiểu gen. Có những gen xấu vẫn khó bị loại bỏ.

Dễ thực hiện, tốn ít công sức, hiệu quả chọn lọc thấp

Những cá thể có đặc điểm tốt được chọn lọc và để riêng rẽ.

Ở thế hệ sau, các cá thể được trồng riêng và cho tự thụ phấn.

Cho phép chọn được kiểu gen.

Khó thực hiện, tốn công sức, hiệu quả chọn lọc cao

 


 

Câu 10: Phép lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai kinh tế để làm giống?

Hướng dẫn trả lời

Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần chủng khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm chứ không dùng làm giống.

 

Câu 11: Công nghệ tế bào là gì? Nêu các giai đoạn của công nghệ tế bào? Tại sao trong nuôi cấy tế bào và mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen giống ở dạng gốc?

Hướng dẫn trả lời

Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật, có quy trình xác định trong việc ứng dụng nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể với đầy đủ các tính trạng của cơ thể gốc.

Các giai đoạn của công nghệ tế bào:

+ Tách tế bào từ cơ thể động vật hoặc thực vật,

+ Nuôi cấy tế bào rời trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo thành mô non (hay mô sẹo).

+ Dùng hoocmôn nhân tạo để kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

Vì sự phát triển của cơ quan hoặc  từ tế bào gốc dựa vào quá trình nguyên phân, mà cơ chế di truyền của nguyên phân lại dựa trên sự nhân đôi của ADN và NST. Qua đó nguyên liệu di truyền được sao chép nguyên vẹn từ tế bào mẹ sang tế bào con.

 

Câu 12: Nêu các ứng dụng của công nghệ tế bào.

Hướng dẫn trả lời

Công nghệ tế bào được ứng dụng để nhân giống vô tính và tạo giống mới.

Nhân giống vô tính trong ống nghiệm. Ví dụ nhân giống cây phong lan; Nhân giống cây khoai tây.

Nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống.cây trồng.

Người ta nuôi cấy tế bào và mô, sau đó phát hiện các dòng tế bào xôma có biến dị và chọn lọc làm giống.

Nhân bản vô tính ở động vật. Ví dụ nhân bản thành công cừu Đô li.

 

Câu 13: Kĩ thuật gen là gì? Kĩ thuật gen gồm những khâu cơ bản nào?

Hướng dẫn trả lời

‘ a. Kĩ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của một loài sang cá thể của loài khác.

Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản là:

Tách ADN ra khỏi tế bào cho gen và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền ra khỏi vi khuẩn (hoặc virut).

Tạo ADN tái tổ hợp. Muốn tạo ADN tái tổ hợp thì phải cắt gen cần chuyển ra khỏi ADN cho, và nối vào thể truyền.

Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.

 

Câu 14: ADN tái tổ hợp là loại ADN như thế nào? ADN tái tổ hợp tạo ra trong kĩ thuật di truyền sẽ hoạt động như thế nào khi được truyền vào tế bào nhận?

Hướng dẫn trả lời

ADN tái tổ hợp là loại ADN được tạo ra do gắn gen của tế bào cho với thể truyền để sử dụng trong công nghệ gen.

ADN tái tổ hợp khi được đưa vào tế bào nhận có thể tồn tại độc lập với NST của tế bào nhận nhưng vẫn có khả năng tự nhân đôi và chỉ huy tổng hợp Prôtêin tương ứng.

 

Câu 15: Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống? Cho ví dụ?

Hướng dẫn trả lời

Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống

Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì con cháu có sức sống kém dần, năng suất giảm, bộc lộ những tính trạng xấu, xuất hiện quái thai, dị dạng.

Vì: các cặp gen dị hợp đi vào trạng thái đồng hợp, trong đó các gen lặn được biểu hiện thành kiểu hình có hại. Qua các thế hệ, tỉ lệ đồng hợp tăng dần, tỉ lệ dị hợp giảm dần.

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Ôn thi HSG chủ đề Ứng Dụng Di Truyền học môn Sinh học 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE
OFF