OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Ôn thi HSG chủ đề Sinh Vật và Môi Trường môn Sinh học 9

31/05/2021 1.07 MB 1348 lượt xem 7 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210531/712396106395_20210531_084500.pdf?r=5743
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 9 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Ôn thi HSG chủ đề Sinh Vật và Môi Trường môn Sinh học 9 năm 2021. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

BÀI TẬP ÔN THI HSG CHỦ ĐỀ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG MÔN SINH HỌC 9

 

 

Câu 1: Môi trường sống là gì? Có mấy loại môi trường?

Hướng dẫn trả lời

Môi trường sống bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, ở đó sinh vật có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các yếu tố cấu tạo nên môi trường bằng những phản ứng thích nghi.

Có 4 loại môi trường chủ yếu: Môi trường nước; Môi trường đất; Môi trường trên cạn; Môi trường sinh vật.

Nếu khoảng không gian bao quanh sinh vật là nước thì môi trường sống của loài đó là môi trường nước. Ví dụ cá sống trong môi trường nước.

Nếu khoảng không gian bao quanh sinh vật là đất thì môi trường sống của loài đó là môi trường đất. Ví dụ giun đất sống trong môi trường đất.

Nếu khoảng không gian bao quanh sinh vật là trên cạn thì môi trường sống của loài đó là môi trường trên cạn. Ví dụ các loài chim sống ở môi trường trên cạn.

Nếu khoảng không gian bao quanh sinh vật là cơ thể sinh vật thì môi trường sống của loài đó là môi trường sinh vật. Ví dụ các loài giun kí sinh sống trong ruột lợn.

 

Câu 2: Thế nào là nhân tố sinh thái? Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên sinh vật như thế nào?

Hướng dẫn trả lời

Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật. Được chia thành 2 nhóm:

Nhóm nhân tố vô sinh: Tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường. Ví dụ các nhân tố khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió…

Nhóm nhân tố hữu sinh: Bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật.

Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng. Ví dụ: Ánh sáng mạnh hay yếu, nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp, ngày dài hay ngắn, mật độ cá thể nhiều hay ít…

Các nhân tố sinh thái thay đổi tùy theo môi trường và thời gian. Ví dụ: Ở vùng nhiệt đới, mùa hè nhiệt độ của không khí có thể lên đến 40°c trong khi ở trong nước khoảng 20°c – 22°C; Ánh sáng thay đổi từ buổi sáng đến trưa, đến chiều tối…

 

Câu 3: Hãy nêu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật.

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thực vật thành 2 nhỏm chính:

Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng hoặc tầng trên tán rừng. Ví dụ: Gỗ tếch, phi lao, bạch đàn, lúa, đậu…

Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như dưới tán cây khác, mái che…Ví dụ: Gỗ lim, cà phê, vạn niên thanh, gừng…

Trong đó, các cây thuộc nhóm ưa sáng khi còn nhỏ phần lớn là chịu bóng, sau

đến 3 năm tuổi mới chuyển thành cây ưa sáng.

 

Câu 4: Hãy nêu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật.

Hướng dẫn trả lời

Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, động vật được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm động vật ưa sáng: Những loài chịu được giới hạn rộng về cường độ và

thời gian chiếu sáng. Bao gồm các động vật hoạt động ban ngày. Ví dụ: Trâu, bò, lợn, gà, nhiều loài chim…

+ Nhóm động vật ưa tối: Những loài chịu được giới hạn hẹp về cường độ và thời gian chiếu sáng. Bao gồm các động vật hoạt động ban đêm. Ví dụ: Hổ, mèo, cú…

Ánh sáng giúp động vật nhận biết các vật và định hướng trong không gian. Ví dụ: Bằng thị giác động vật cảm nhận được thế giới vật chất của môi trường xung quanh. Nhờ khả năng nhận biết các vật chiếu sáng mà động vật có thể định hướng đi xa và trở về nơi cũ. Ví dụ: Chim di cư tránh mùa đông qua hàng nghìn km, bay liên tục cả ngày đêm. Ban đêm, kiến bò trên đường mòn nhờ ánh sáng mặt trăng.

Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sinh sản của sinh vật.

+ Nhịp điệu chiếu sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của động vật: Trong tự nhiên, mùa xuân là mùa sinh sản của chim. Mùa xuân, mùa hè là mùa sinh sản của một số loài thú như: Chồn, sóc, nhím, ngựa. 11. Mùa thu và mùa đông là mùa sinh sản của cừu, hươu…

+ Cường độ và thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến hoạt động sinh sản và sinh trưởng của nhiều loài động vật. Ví dụ:

Sâu sòi ờ Việt Nam (tạm ngừng hoạt động và phát dục) vào mùa đông khi thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn đi.

Nhiều loài chim ngoài vùng nhiệt đới, sự chín sinh dục xảy ra khi độ dài ngày tăng.

Một số loài thú như cáo, một số loài gặm nhấm sinh sản vào thời kì ngày dài; nhiều loài nhai lại có thời sinh sản ứng với ngày dài.

 

Câu 5: Hãy nêu mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài.

Hướng dẫn trả lời

Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ: Nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn linh cẩu, đàn trâu rừng…. Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

Quan hệ hỗ trợ: Các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong hoạt động lấỵ thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản… Quan hệ hỗ trợ là phổ biến khi sinh vật sống quần tụ, bầy đàn hay xã hội. Ví dụ: các cây thông sống cạnh nhau có rễ liên nhau để chuyển nước và chất dinh dưỡng cho nhau; cá cơm Hắc Hải khi gặp cá dữ chúng bởi kết thành một khối và chuyển động tròn làm cho cá dữ lúng túng và bỏ đi…

Quan hệ hỗ trợ giúp các sinh vật thích nghi tốt với các điều kiện môi trường và khai thác tốt nguồn sống thông qua “hiệu suất nhóm”.

Quan hệ cạnh tranh: Gặp điều kiện bất lợi (như thiếu thức ăn, nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng cao…), tranh giành con đực con cái. Các cá thể cùng loài sẽ cạnh tranh nhau, có thể đến mức gay gắt dẫn tới hiện tượng tỉa thưa ở thực vật, xuất cư, kí sinh hay ăn thịt đồng loại ở một số động vật và phổ biến là hiện tượng xuất cư ra khỏi quần thể.

 

Câu 6: Hãy nêu mối quan hệ giữa các cá thể khác loài.

Hướng dẫn trả lời

Các sinh vật khác loài có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch.

Quan hệ

Đặc điểm

Ví dụ

HỖ trợ

Cộng

sinh

Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật

Địa y. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu

Hội sinh

Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại

Cá ép bám vào rùa biển

Đối

địch

Cạnh

tranh

Các sinh vật khác nhau tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.

Lúa và cỏ dại trên cùng cánh đồng

Kí sinh, nửa kí sinh

Sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu… từ sinh vật đó.

Rận sống trên da trâu, bò. Giun đũa sống trong ruột người

Sinh vật ăn sinh vật khác

Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ…

Dê và cọp trên một cánh đồng. Hổ và nai trong một khu rừng. Cây nắp ấm bắt sâu bọ.

 

 

Câu 7. Môi trường nước có những đặc điểm cơ bản nào? Nêu những đặc điểm thích nghi của sinh vật sống trong nước.

Hướng dẫn trả lời

Đặc điểm của môi trường nước:

+ Là môi trường chất lỏng nên độ đậm đặc cao hơn môi trường không khí.

+ Lượng ôxi trong nước thấp (không vượt quá 20ml/lit), thấp hơn nồng độ ôxi trong không khí khoảng 21 lần.

+ Nhiệt độ nước tương đối ổn định. Biên độ dao động nhiệt ở các thủy vực nước ngọt không quá 30°c, ở các đại dương không quá 15°c.

+ Ánh sáng trong nước yếu hơn trong không khí. Trong nước ngày ngắn hơn trên cạn.

+ Độ mặn của nước thay đổi tuỳ theo các thủy vực khác nhau. Ví dụ ở vùng biển thì có độ mặn ổn định; Ở vùng thượng lưu của các dòng sông thì có độ mặn rất thấp; Ở vùng cửa sông (nơi đổ ra biển) thì độ mặn thay đổi theo mùa (vào mùa mưa có độ mặn thấp hơn vào mùa khô).

Những đặc điểm thích nghi của sinh vật:

+ Với độ đậm đặc của nước: Các thực vật thủy sinh hình thành nhiều khoang trồng chứa khí, nhiều máu và tơ gai để níu giữ và vươn lên trong nước. Cơ thể nhiều loài động vật thủy sinh như cá thu, cá heo… có hình thuôn nhọn để bơi nhanh, giảm tỉ trọng bằng cách tích lũy lipit hoặc có túi hơi…

+ Với lượng ôxi thấp trong nước: Thực vật tăng bề mặt tiếp xúc với nước, bằng cách có cơ thể dẹp, thuôn dài…động vật trao đổi khí qua toàn bộ bề mặt cơ thể hoặc hình thành cơ quan chuyên trách như mang, phổi…

+ Nhiệt độ nước: khá ổn định nên đa sổ là sinh vật chịu nhiệt hẹp. Tuy nhiên, có nhiều loài vi khuẩn, tảo phát triển trong suối nước nóng 65°c đến 90°c hoặc vùng nước đóng băng.

+ Ánh sáng trong nước: thay đổi theo lớp nước nông sâu. Càng xuống sâu cường độ ánh sáng càng giảm, các nhóm sinh vật được phân bố ở các lớp nước khác nhau với những đặc điểm khác nhau.

+ Độ mặn của nước: có các loài sinh vật chịu muối rộng hẹp khác nhau.

 

Câu 8:

Thế nào là giới hạn sinh thái? Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi chúng sống trong khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu và khi sống ngoài giới hạn chịu đựng về một nhân tố sinh thái nào đó?

Mối quan hệ giữa giới hạn sinh thái với vùng phân bố và đời sống của sinh vật?

Bảng sau đây cho biết một số thông tin về giới hạn của nhân tố nhiệt độ đối với một số loài sinh vật:      

Loài

Giới hạn dưới (°C)

Giới hạn trên (°C)

Một loài thân mềm

1

60

Cá rô phi

5

42

Một loài giáp xác

45

48

Một loài cá sống ở Nam cực

-2

2

 

Dựa vào bảng trên, hãy cho biết: loài có giới hạn sinh thái rộng nhất, hẹp nhất? Giải thích.

Hướng dẫn trả lời

Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nào đó; ở đó có giới hạn trên, giới hạn dưới, khoảng thuận lợi và các khoảng chống chịu.

+ Khi sinh vật sống trong khoảng thuận lợi sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

+ Khi sống trong khoảng chống chịu: Sinh trưởng và phát triển kém hơn vì luôn phải chống chịu trước những bất lợi của các nhân tố sinh thái từ môi trường.

+ Khi sinh vật sống ngoài giới hạn chịu đựng sẽ yếu dần và chết.

– Mối quan hệ giữa giới hạn sinh thái với vùng phân bố của sinh vật:

+ Những sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thường có phạm vi phân bố rộng.

+ Những sinh vật có giới hạn sinh thái hẹp với nhiều nhân tố sinh thái thì có phạm vi phân bố hẹp.

+ Những sinh vật có giới hạn sinh thái rộng về nhân tố sinh thái này nhưng hẹp về nhân tố sinh thái khác thì phân bố giới hạn.

Mối quan hệ giữa giới hạn sinh thái với đời sống của sinh vật:

+ Các sinh vật có thể có giới hạn sinh thái rộng về nhân tố sinh thái này, nhưng lại có giới hạn sinh thái hẹp về nhân tố sinh thái khác.

+ Khi một nhân tố sinh thái nào đó không phù hợp cho cá thể sinh vật, thì giới hạn sinh thái của các nhân tố khác có thể bị thu hẹp.

+ Trong cùng một loài, cùng điều kiện môi trường, mỗi cá thể có giới hạn sinh thái khác nhau phụ thuộc vào lứa tuổi, trạng thái sinh lí, trạng thái sức khỏe…

+ Cùng một cá thể, các chức năng sinh lí khác nhau có giới hạn sinh thái khác nhau đối với cùng một nhân tố sinh thái.

Biên độ dao động trong giới hạn sinh thái đối với nhân tố nhiệt độ của các loài lần lượt là: loài thân mềm (59°C), cá rô phi (37°C), loài giáp xác (3°C), loài cá sống ở Nam cực (4°C). Vậy loài có giới hạn sinh thái rộng nhất là loài thân mềm, loài có giới hạn sinh thái hẹp nhất là loài giáp xác.

 

Câu 9: So sánh các đặc điểm hình thái, sinh lí của cây ưa sáng và cây ưa bóng.

Hướng dẫn trả lời

Đặc điểm

Cây ưa sáng

Cây ưa bóng

Nơi phân bố

Cây mọc nơi trông trải hoặc cây có thân cao, tán lá phân bố ở tầng trên của tán rừng

Cây mọc dưới tán của cây khác hoặc trong hang, nơi bị các công trình như nhà cửa… che bớt ánh sáng…

Thân cây

Cây mọc nơi trông trải có cành phát triển đều ra các hướng. Cây thuộc tầng trên tán rừng có thân cao, cành tập trung ở phần ngọn

Thân cây có vỏ dày, màu nhạt

Thân cây thấp phụ thuộc vào chiều cao của tầng cây và các vật che chắn bên trên.

Thân có vỏ mỏng, màu thầm

Lá cây

Phiến lá dày, có nhiều lớp tế bào thịt lá.

Lá có màu xanh nhạt. Hạt lục lạp có kích thước nhỏ

Phiến lá mỏng, ít hoặc không có lớp tế bào thịt lá

Lá có màu xanh thẫm. Hạt lục lạp có kích thước lớn

Cách xếp lá

Lá thường xếp nghiêng, nhờ đó tránh bớt những tia sáng chiếu thẳng vào bề mặt lá

Lá nằm ngang.

Quang hợp

Quang hợp đạt mức độ cao nhất trong môi trường có cường độ chiếu sáng cao.

Quang hợp đạt mức độ cao nhất trong môi trường có cường độ chiếu sáng thấp hơn.

Hô hấp

Cường độ hô hấp của lá ngoài sáng cao hơn lá trong bóng.

Cường độ hô hấp của lá ngoài sáng thấp hơn lá trong bóng.

 

 

Câu 10: Thế nào là động vật đẳng nhiệt và động vật biến nhiệt? Trong các loài sau đây, loài nào đẳng nhiệt, loài nào biến nhiệt: thằn lằn, thú mỏ vịt, gà gô trắng, nhím, sâu hại táo, ruồi nhà.

Hướng dẫn trả lời

Động vật biến nhiệt là động vật có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường.

Động vật đẳng nhiệt là động vật có nhiệt độ cơ thể ổn định, độc lập với nhiệt độ môi trường.

Chỉ có các loài chim và thú là động vật đẳng nhiệt, còn lại là động vật biến nhiệt.

Câu 11: Thực vật chịu hạn vùng sa mạc thích nghi với điều kiện khô hạn bằng cách nào?

Hướng dẫn trả lời

Thực vật chịu hạn vùng sa mạc thích nghi với điều kiện khô hạn bằng cách:

Phát triển bộ rễ hút nước: rễ ăn rất sâu và lan rộng để tìm nước.

Giảm thiểu và biến dạng hình dạng của lá: lá có hình kim hoặc biến thành gai.

Giảm thiểu lượng khí khổng trên cơ thể.

Gia tăng bề dày của thân, lá để tích nước.

 

Câu 12:

Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào?

Thế nào là “hiệu suất nhóm”? Lấy một số ví dụ minh họa.

Trong thực tiễn sản xuất, con người đã áp dụng những biện pháp gì để giảm cạnh tranh, nhằm đảm bảo năng suất cây trồng, vật nuôi?

Hướng dẫn trả lời

– Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau khi chúng sống quần tụ, hình thành bầy đàn hay xã hội trong trường hợp: điều kiện sống thuận lợi như nơi ở rộng rãi, thức ăn dồi dào, tỉ lệ đực cái phù hợp.

Các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau khi chúng sống quần tụ, hình thành bầy đàn trong trường hợp: điều kiện sống bất lợi như nơi ở chật hẹp, thức ăn cạn kiệt, tỉ lệ đực cái không phù hợp…

Quan hệ hỗ trợ có ý nghĩa đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống, thông qua “hiệu suất nhóm”, thể hiện:

Các cá thể trong nhóm khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, một số cá thể giảm tiêu hao năng lượng.

Sự phân chia thứ bậc và chức năng rõ ràng giữa các cá thể trong bầy đàn hình thành tổ chức xã hội sinh vật, giúp cho sinh vật chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tốt hơn, tránh được kẻ thù…

Trong nhóm, con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn.

Nhờ các ý nghĩa trên mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong nhóm tốt hơn.

Ví dụ:

+ Ở thực vật, hỗ trợ giữa các cây trong nhóm giúp cây chống lại tác động của gió, hạn chế đổ, gãy và sự mất nước so với cây sống riêng lẻ. Hiện tượng liền rễ của các cây sống gần nhau như thông, vân sam.. 1

+ Ở động vật, hiệu quả nhóm tạo điều kiện cho việc kiếm mồi và chống kẻ thù hiệu quả: đàn linh cẩu săn mồi tập thể, đàn bồ nông dàn hàng ngang bắt cá, đàn trâu rừng quây tròn chống kẻ thù và bảo vệ con non. Các con gà trong cùng một đàn nhờ tác động kích thích lẫn nhau nên đã tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn gà nuôi riêng rẽ 30 – 50%.

+ Nhiều loài chim, thú, bò sát có sự phân chia đẳng cấp trong đàn. Sự chấp nhận vị trí trong đàn giảm sự xô xát lẫn nhau để tranh giành thức ăn, chỗ ở… Những cá thể khỏe mạnh thuộc đẳng cấp cao luôn ưu thế trong giao phối, góp phần cải tạo nòi giống.

Trong sản xuất, để hạn chế cạnh tranh ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cần chú ý áp dụng các biện pháp:

Trong trồng trọt:

+ Trồng luân canh, xen canh.

+ Trồng với mật độ thích hợp, chủ động tỉa thưa đúng kĩ thuật.

Trong chăn nuôi:

+ Kết hợp nuôi nhiều loài có nhu cầu sống khác nhau trong cùng môi trường sống.

+ Nuôi với mật độ thích hợp, chủ động tách đàn hợp lí

 

Câu 13:

Cho những ví dụ sau:

(1) Linh cẩu ăn hươu; (2) Dây tơ hồng bám trên cây bụi; (3) Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần rễ cây lạc; (4) Chim ăn sâu non; (5) Giun sống trong ruột người; (6) Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến; (7) Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn; (8) Các cây thông gần nhau liền rễ với nhau; (9) Địa y; (10) Một loài cỏ mọc quần tụ với nhau thành nhóm. Sắp xếp các hiện tượng trên vào các mối quan hệ sinh thái cho hợp lí.

So sánh mối quan hệ ở ví dụ 6 với ví dụ 3.

Hướng dẫn trả lời

– Quan hệ cùng loài: (8), (10).

Quan hệ khác loài: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (9)

+ Cộng sinh: (3), (9)

+ Hội sinh: (6)

+ Hợp tác: (7)

+ Kí sinh – vật chủ: (2), (5)      ^

+ Vật ăn thịt – con mồi: (1), (4).

– Giống nhau: Đều là mối quan hệ hỗ trợ khác loài

Khác nhau:

+ Ví dụ 6 là mối quan hệ hội sinh: Sự hợp tác 2 loài sinh vật trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có  hại.

+ Ví dụ 3 là mối quan hệ cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi cho cả hai loài sinh vật.

 

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Ôn thi HSG chủ đề Sinh Vật và Môi Trường môn Sinh học 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE
OFF