OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Ôn tập kiến thức chuyên đề 1 ADN và ARN Sinh học 12

19/07/2019 462.68 KB 7128 lượt xem 8 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190719/517112351749_20190719_171243.pdf?r=3492
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Hoc247 xin giới thiệu Ôn tập kiến thức chuyên đề 1 ADN và ARN do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

ÔN TẬP KIẾN THỨC CHUYÊN ĐỀ 1. ADN VÀ ARN

Nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp tế bào, axit nuclêic là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp phân tử. Axit nuclêic có 2 loại là ADN và ARN.

1. Kiến thức về ADN

  • ADN được cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nuclêôtit A, T, G, X. Nhờ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân cho nên chỉ với 4 loại nuclêôtit nhưng có thể tạo ra vô số loại ADN khác nhau.
  • Phân tử  ADN mạch  kép  luôn  có số  nuclêôtit loại A = T; G=X .  Nguyên  nhân  là vì ở ADN mạch kép, A của mạch 1 luôn liên kết với T của mạch 2 và G của mạch 1 luôn liên kết với X của mạch 2. Vì vậy, nếu một phân tử ADN có số nuclêôtit loại A ≠ T hoặc G ≠ X thì chứng tỏ đó là ADN mạch đơn.
  • Vì hai mạch của ADN liên kết bổ sung cho nên tỉ lệ \(\frac{{A + T}}{{G + X}}\)  ở đoạn mạch thứ nhất đúng bằng tỉ lệ \(\frac{{A + T}}{{G + X}}\) ở  đoạn  mạch thứ  hai  và đúng  bằng tỉ  lệ \(\frac{{A + T}}{{G + X}}\) của  cả  ADN.  Nguyên  nhân  là vì \({A_1} + {T_1} = {A_2} + {T_2} = {A_{ADN}}\)
  • Phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép. Trong các dạng xoắn kép của ADN thì cấu trúc xoắn kép dạng B là dạng phổ biến nhất. Ở cấu  trúc  không  gian dạng  B, mỗi  chu  kì xoắn  có độ  dài  34Å  và  có  10 cặp nuclêôtit. Vì vậy, số chu kì xoắn của ADN C = N/20 = L/3,4.10 (N là tổng số nu, L là chiều dài của ADN theo đơn vị Å).
  • ADN của  sinh vật  nhân thực  và  ADN của  sinh vật  nhân sơ đều  có cấu  trúc mạch  kép.  Tuy  nhiên,  ADN sinh vật nhân thực có dạng mạch thẳng còn ADN của sinh vật nhân sơ có dạng mạch vòng và không liên kết với  prôtêin  histon.  ADN của  ti thể, lục lạp  có cấu  trúc mạch  vòng tương tự như  ADN của  vi khuẩn.
  • Ở trong cùng một loài, hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào là đại lượng ổn định và đặc trưng cho loài. Vì vậy, nếu tế bào gan có hàm lượng ADN ở trong nhân là x pg thì tế bào mắt cũng có hàm lượng ADN trong nhân là x pg.
  • Hàm lượng ADN ở trong tế bào chất không ổn định cho nên không có tính đặc trưng cho loài. Hàm lượng ADN trong tế bào chất không ổn định vì số lượng bào quan ti thể, lục lạp không ổn định, thay đổi tùy từng loại tế bào.

2. Kiến thức về gen

  • Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm. Sản phẩm mà gen mã hóa là ARN (tARN, rARN) hoặc chuỗi pôlipeptit. Như vậy, về cấu trúc thì gen là 1 đoạn ADN; Về chức năng thì gen mang thông tin di truyền mã hóa cho 1 loại sản phẩm.
  • Dựa vào chức năng của sản phẩm người ta chia gen thành 2 loại là gen điều hòa và gen cấu trúc. Nếu phân tử prôtêin do gen quy định tổng hợp làm nhiệm vụ điều hòa hoạt động của gen khác thì đó là gen điều hòa.
  • Một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit hoặc một loại ARN thì được gọi là một gen.

3. Kiến thức về ARN

ARN là viết tắt của Axit Ribo Nucleic. Trong tế bào, ARN có cấu trúc một mạch, được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X.

  • mARN: được  dùng để  làm  khuôn  cho  quá  trình dịch  mã, bộ  ba mở đầu  (AUG) nằm ở đầu  5’ của mARN.
  • tARN: Vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã. Mỗi tARN chỉ có 1 bộ ba đối mã, chỉ gắn đặc hiệu với 1 loại aa.
  • rARN: kết hợp với prôtêin để tạo nên ribôxôm. Ribôxôm thực hiện dịch mã để tổng hợp prôtêin.

Trong 3 loại ARN thì phân tử mARN có dạng mạch thẳng nên không có cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung; Phân tử tARN và rARN có hiện tượng cuộn xoắn hoặc gấp khúc nên ở một số vị trí có liên kết theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với U, G liên kết với X).

  • Trong 3 loại ARN thì mARN có nhiều loại nhất (có tính đa dạng cao nhất) nhưng hàm lượng ít nhất (chiếm khoảng 5%); rARN có ít loại nhất nhưng hàm lượng cao nhất.

Trên đây là nội dung Ôn tập kiến thức chuyên đề 1 ADN và ARN  để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

ADMICRO
NONE
OFF