OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Đề thi HK1 môn Địa lớp 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa

15/07/2019 530.87 KB 840 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190715/485295165806_20190715_101711.pdf?r=3119
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi HK1 môn Địa lớp 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT YÊN HÒA

BỘ MÔN: ĐỊALÍ

ĐỀ THI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: ĐỊA 10

Thời gian làm bài: 45 phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Sông ngòi ở miền khí hậu nào dưới đây có đặc điểm “nhiều nước quanh năm”?

A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.                    B. Khí hậu cận nhiệt gió mùa.

C. Khí hậu ôn đới lục địa.                           D. Khí hậu xích đạo.

Câu 2. Mực nước lũ của các sông ở miền Trung nước ta thường lên rất n hanh do nguyên nhân nào?

A. Sông lớn, lòng sông rộng. Sông có nhiều phụ lưu cung cấp nước cho dòng sông chính.

B. Sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh.

C. Sông ngắn, dốc; lượng mưa lớn và tập trung trong thời gian ngắn.

D. Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.

Câu 3. Sông Nin (sông dài nhất thế giới) nằm ở

A. châu Âu.               B. châu Á.                  C. châu Phi.               D. Bắc Mĩ.

Câu 4. Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn tới hậu quả

A. mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.

B. mực nước sông quanh năm cao, sông chảy xiết.

C. mùa mưa nước sông dâng cao đột ngột gây nên lũ lụt, mùa khô mực nước cạn kiệt.

D. sông hầu như không còn nước,chảy quanh co uốn khúc.

Câu 5. Dao động thuỷ triều lớn nhất khi

A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 120°.

B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 45°.

C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 90°.

D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng.

Câu 6. Thổ nhưỡng là

A. lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, được hình thành từ phong hoá đá.

B. lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

C. lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.

E. lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Câu 7. Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm tới quá trình hình thành đất là

A. làm cho đá gốc bị phá huỷ thành các sản phẩm phong hoá.

B. giúp hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.

C. tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.

D. giúp cho đất trở nên tơi xốp hơn.

Câu 8. Quá trình nào ở đồng bằng tạo nên tầng đất dày và giàu chất dinh dưỡng ?

A. Thổi mòn.             B. Vận chuyển.                     C. Bồi tụ.                    D. Bóc mòn.

Câu 9. Giới hạn phía trên của sinh quyển là

A. nơi tiếp giáp lớp ôdôn của khí quyển (22km).

B. đỉnh của tầng đối lưu (ở Xích đạo là 16km, ở cực khoảng 8km).

C. đỉnh của tầng bình lưu (50km).

D. đỉnh của tầng giữa (80km).

Câu 10. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố:

A. gió, nhiệt độ, nước và ánh sáng.

B. nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

C. khí áp, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

D. khí áp, gió, nhiệt độ, nước và ánh sáng.

Câu 11. Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đướ c, bần, mắm chỉ phân bố trên loại đất nào?

A. Đất phù sa ngọt.               B. Đất feralit đồi núi.

C. Đất ngập nước.                 D. Đất ngập mặn.

Câu 12. Nhân tố tự nhiên quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật là

A. khí hậu.                 B. đất.                         C. địa hình.                D. bản thân sinh vật.

Câu 13. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là

A. tương quan giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.

B. tương quan giữa số người sinh và số người chết.

C. chênh lệch giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.

D. chênh lệch giữa số người nhập cư và xuất cư.

Câu 14. Giả sử gia tăng dân số của Ấn Độ là 2%, dân số Ấn Độ năm 1998 là 975 triệu người, năm 2000 dân số Ấn Độ sẽ là:

A. 994,5 triệu người.            B. 1014,4 triệu người

C. 1034,7 triệu người.          D. 1014 triệu người.

Câu 15. Dân số Việt Nam năm 2006 là 84.156 nghìn người, số trẻ em sinh ra trong năm là 3.270 nghìn người. Tỉ suất sinh thô của nước ta, năm 2006 sẽ là

A. 38,9 ‰.                 B. 37,7 ‰.                 C. 36,6 ‰.                 D. 35,5 ‰.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình dân số các nước đang phát triển ?

A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.

B. Tỉ lệ dân số thành thị thấp.

C. Tỉ lệ dân số lao động trong ngành nông lâm ngư nghiệp lớn.

D. Số năm đi học trung bình của dân số trên 25 tuổi là 7,3 năm.

Câu 17. Trong cơ cấu dân số trẻ, nhóm 0-14 tuổi chiếm tỉ trọng bao nhiêu của tổng số dân?

A. <25%.                    B. >35%.                    C. >15%.                    D. >25%.

Câu 18. Dân số hoạt động kinh tế là những người trong độ tuổi lao động có

A. khả năng tham gia lao động.                                          B. có thu nhập.

C. việc làm ổn định và có việc làm tạm thời.                   D. nghề nghiệp cụ thể.

Câu 19. Châu lục chiếm tỉ trọng dân số lớn nhất trong dân số thế giới là

A. Châu Á.                 B. Châu Mỹ Latinh.              C. Châu Âu.               D. Châu Phi.

Câu 20. Nếu quá trình đô thị hoá không xuất phát và cân đối với quá trình công nghiệp hoá thì sẽ có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế - xã hội ?

A. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

B. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. Làm chuyển dịch cơ cấu lao động.

D. Làm nảy sinh các tiêu cực.

PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm)
Trình bày những ảnh hưởng đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
Câu 2. (3 điểm)
Cho bảng số liệu: CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA 1 SỐ QUỐC GIA NĂM 2014
(Đơn vị: %)

Tên nước

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

Pháp

3,8

21,3

74,9

Việt Nam

46,7

21,2

32,1

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Pháp và Việt Nam năm 2014.
b. Rút ra nhận xét.

------------------HẾT ----------------

Trên đây là nội dung Đề thi HK1 môn Địa năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF