Hoc247 xin giới thiệu Đề thi HK1 môn Địa lớp 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM 2018 -2019 |
Câu 1: Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí trùng với giới hạn phía trên của
A. Khí quyển. B. Thủy quyển.
C. Thổ nhưỡng quyển. D. Sinh quyển.
Câu 2: Ở nước ta, sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa dẫn đến sự khác biệt mùa mưa, mùa khô giữa hai sườn Đông, sườn Tây của dãy Trường Sơn là biểu hiện của quy luật nào?
A. Quy luật địa đới. B. Quy luật địa ô.
C.Quy luật phi địa đới. D. Quy luật đai cao.
Câu 3: Sóng biển là
A. sự chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ.
B. hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
C. hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.
D. sự di chuyển của các biển theo các hướng khác nhau.
Câu 4: Chu kì tuần trăng, dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày
A. Trăng tròn và trăng khuyết. B. Trăng tròn và không trăng.
C. Trăng khuyết và không trăng. D. Trăng khuyết.
Câu 5: Thổ nhưỡng là
A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa , được hình thanh từ quá trinh phong hóa đá.
B. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.
C. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp.
Câu 6: Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là
A. Sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao.
B. Sự phân bố của các vành đai nhiệt theo độ cao.
C. Sự phân bố của các vành đai khí áp theo độ cao.
D. Sự phân bố của các vành đai khí hậu theo độ cao.
Câu 7: Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật có vai trò
A. Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
B. Cung cấp vật chất vô cơ cho đất.
C. Bám vào các khe nứt của đá, làm phá hủy đá.
D. Hạn chế việc sói mòn đất và góp phần làm biến đổi tính chất của đất.
Câu 8: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?
A. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng (feralit).
B. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
C. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ, nâu đỏ.
D. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Đất nâu và xám.
Câu 9: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "sông có lũ vào mùa xuân"?
A. Khí hậu cận nhiệt lục địa. B. Khí hậu ôn đới lục địa.
C. Khí hậu nhiệt đới lục địa. D. Khí hậu nhiệt đới lục địa.
Câu 10: Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm
A. nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, nước trong lòng Trái Đất.
B. nước trên lục địa, nước trong lòng Trái Đất, hơi nước trong khí quyển.
C. nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển.
D. nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, nước trong lòng Trái Đất, hơi nước
trong khí quyển.
Câu 11: Ở miền núi nước ta, những nơi địa hình dốc mất lớp phủ thực vật khi mùa mưa tới thường xuyên xảy ra hiện tượng trượt lở đất đá, lũ quét là biểu hiện của quy luật
A. địa ô. B. địa đới.
C. Thống nhất và hoàn chỉnh. D. phi địa đới.
Câu 12: Ở nước ta, hệ thống sông Mê Kông chế độ nước sông điều hòa là do
A. chế độ mưa. B. địa hình. C. hồ, đầm. D. thực vật.
Câu 13: Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm tới quá trình hình thành của đất là
A. Giúp hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.
B. Làm cho đá gốc bị phá hủy thành các sản phẩm phong hóa.
C. Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất.
D. Giúp cho đất chở nên tơi xốp hơn.
Câu 14: Ở kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, cây cối hầu như không phát triển, hình thành các hoang
mạc, nguyên nhân chủ yếu là do
A. Gió thổi quá mạnh. B. Nhiệt độ quá cao.
C. Thiếu ánh sáng. D. Độ ẩm quá thấp.
Câu 15: Từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp, các đai khí áp được phân bố lần lượt là
A. áp cao cực, áp cao cận chí tuyến, áp thấp ôn đới, áp thấp xích đạo.
B. áp thấp xích đạo, áp cao cận chí tuyến, áp thấp ôn đới, áp cao cực.
C. áp cao cực, áp thấp ôn đới, áp cao cận chí tuyến, áp thấp xích đạo.
D. áp cao cận chí tuyến, áp thấp xích đạo, áp cao cực, áp thấp ôn đới.
Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là
A. tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở những vĩ độ thấp và trung bình.
B. sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong đại dương.
C. sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng.
D. chuyển động tự quay của Trái Đất.
Câu 17: Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ các địa quyển nào dưới đây ?
A. Khí quyển và thủy quyển.
B. Thủy quyển và thạch quyển.
C. Thạch quyển và thổ nhưỡng quyển.
D. Thủy quyển và thổ nhưỡng quyển.
Câu 18: Ở nước ta, nhiệt độ trung bình năm tăng dần, biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam là
biểu hiện của quy luật nào?
A. Quy luật địa ô. B. Quy luật phi địa đới.
C. Quy luật đai cao. D. Quy luật địa đới.
II. Phần tự luận (4 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Cho bảng số liệu về cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Việt Nam, năm 2000 và 2017.
(Đơn vị %)
Năm |
Khu vực I |
Khu vực II |
Khu vực III |
2000 |
68 |
12 |
20 |
2017 |
40,2 |
25,7 |
34,1 |
Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Việt Nam, năm 2000 và 2017. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Việt Nam, năm 2000 và 2017?
Câu 2 (1 điểm): Phân biệt giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.
……………………………….Hết……………………………….
{-- Xem đáp án tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HK1 môn Địa năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024345 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024113 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024201 - Xem thêm