OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Câu hỏi ôn tập lý thuyết di truyền học tế bào Sinh học 12

19/07/2019 939.54 KB 1596 lượt xem 8 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190719/828037028725_20190719_170837.pdf?r=5792
ADMICRO/
Banner-Video

Mời các bạn cùng tham khảo Câu hỏi ôn tập lý thuyết di truyền học tế bào do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT DI TRUYỀN HỌC TẾ BÀO

Câu 1: Thể tam bội ở thực vật có thể được hình thành bằng cách nào trong số các cách dưới đây?

A. Gây đột biến ở hợp tử.

B. Lai giống.

C. Xử lý hạt giống bằng chất cônsixin.

D. Làm hỏng thoi vô sắc của tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây.

Câu 2: Dựa vào sự kiện nào trong giảm phân để nhận biết có đột biến cấu trúc NST diễn ra:

A. Sự sắp xếp của các NST tương đồng ở mặt phẳng thoi phân bào trong kì giữa lần phân bào I.

B. Sự trao đổi chéo của các cặp NST tương đồng ở kì đầu lần phân bào I.

C. Sự tiếp hợp của các cặp NST tương đồng ở kì đầu lần phân bào I.

D. Sự co ngắn đóng xoắn ở kì đầu lần phân bào I.

Câu 3: Sự rối loạn phân li một cặp NST tương đồng trong một tế bào xôma dẫn tới hậu quả:

A. Tạo ra thể bị bội khảm có 3 dòng tế bào là: 2n; 2n + 1; 2n - 1.

B. Tạo ra cơ thể có mọi tế bào đều mang đột biến số lượng NST.

C. Tạo ra cơ thể dị bội có bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào là: 2n + 1.

D. Tạo ra cơ thể dị bội có bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào là: 2n - 1.

Câu 4: Loài cà độc dược, bộ NST là 2n = 24. Có thể dự đoán bao nhiêu thể tam bội có thể được hình thành:

A. 1.                            B. 24.                          C. 12.                          D. 36.

Câu 5: Nếu quá trình giảm phân hình thành giao tử bị rối loạn, tất cả các cặp NST không phân li được. Xác suất xảy ra hiện hượng nào là lớn nhất.

A. Hình thành thể tứ bội hoặc thể không nhiễm.

B. Hình thành thể tam bội.

C. Hình thành thể ba nhiễm hoặc một nhiễm.

D. Hình thành thể một nhiễm hoặc thể không nhiễm.

Câu 6: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến.

A. Lặp đoạn và mất đoạn.                           B. Chuyển đoạn tương hỗ.

C. Đảo đoạn và lặp đoạn.                            D. Chuyển đoạn và mất đoạn.

Câu 7: Thể dị bội (thể lệch bội) là thể có:

A. Tất cả các cặp NST tương đồng trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể tăng lên hoặc giảm đi.

B. Một số gen trong một số tế bào sinh dưỡng của cơ thể bị đột biến.

C. Số lượng nhiếm sắc thể (NST) ở một hoặc một số NST tương đồng nào đó trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể tăng lên hoặc giảm đi.

D. Một số NST trong một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến cấu trúc.

Câu 8: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Đoạn nhiếm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiếm sắc thể và không mang tâm động.

B. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

C. Đảo đoạn nhiếm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiếm sắc thể, vì vậy hoạt động của gen có thể thay đổi.

D. Một số thể đột biến mang nhiếm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.

Câu 9: Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến câu trúc nhiễm sắc thể?

A. Bệnh ung thư máu.                                  B. Hội chứng Claiphentơ.

C. Hội chứng Đao.                                        D. Hội chứng Tơcnơ.

Câu 10: Thể lệch bội có điểm giống với thể đa bội là:

A. Thường chỉ tìm thấy ở thực vật.

B. Đều không có khả năng sinh sản hữu tính.

C. Hình thành từ cơ chế rối loạn phân li NST trong phân bào.

D. Số NST trong tế bào là bội số của n và lớn hơn 2n.

Câu 11: Điểm có ở đột biến nhiễm sắc thể và không có ở đột biến gen là:

A. Biến đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào.

B. Phát sinh mang tính chất riêng lẻ và không xác định.

C. Di truyền được qua con đường sinh sản hữu tính.

D. Luôn biểu hiện kiểu hình ở cơ thể mang đột biến.

Câu 12: Dị đa bội là hiện tượng trong tế bào chứa bộ NST:

A. Đơn bội của 2 loài khác nhau.

B. Lưỡng bội của 2 loài khác nhau.

C. Thừa hoặc thiếu một số NST.

D. Lưỡng bội của 2 bộ NST giống nhau trong cùng một loài.

Câu 13: Sự kết hợp của 2 giao tử ( n + 1) sẽ tạo ra:

A. Thể 1 nhiễm kép.                                                 B. Thể 3 nhiễm.

C. Thể 4 nhiễm hoặc thể 3 nhiễm kép.     D. Thể song nhị bội.

Câu 14: Trong tự nhiên, phép lai nào sau đây không thể diễn ra:

A. 3n x 3n → 3n.      B. 4n x 2n → 3n.      C. 4n x 4n → 4n.      D. 2n x 2n → 2n.

Câu 15: Người mắc hội chứng claiphentơ có số NST trong nhân tế bào là:

A. 46.                          B. 48.                          C. 45.                          D. 47.

Câu 16: Điểm chủ yếu trong cơ chế phát sinh thể đa bội là:

A. Số lượng NST của tế bào tăng lên gấp bội.

B. Rối loạn sự hình thành thoi vô sắc trong giảm phân.

C. Một cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân li trong phân bào.

D. Tất cả bộ NST tự nhân đôi nhưng không phân li trong phân bào.

Câu 17: Đột biến mất đoạn khác với chuyển đoạn không tương hỗ ở chỗ:

A. Làm NST ngắn bớt đi vài gen.

B. Làm NST bị thiếu gen, luôn có hại cho cơ thể.

C. Đoạn bị đứt ra không gắn vào NST khác.

D. Đoạn bị đứt chỉ gồm một số cặp nuclêôtit.

Câu 18: Xét cặp NST giới tính XY của 1 cá thể đực. Trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li bất thường ở kì sau. Cá thể trên có thể tạo ra loại giao tử:

A. XY, XX, YY và O.                                   B. XY và O.

C. X, Y, XY và O.                                         D. X, Y, XX, YY, XY và O.

Câu 19: Vào kì đầu của giảm phân I, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa 2 crômatit thuộc cùng một cặp NST tương đông sẽ gây ra:

1. đột biến lặp đoạn NST            2. đột biến chuyển đoạn NST

3. đột biến mất đoạn NST           4. Đột biến đảo đoạn NST

Phương án đúng

A. 1,2.                                     B. 2,3.                         C. 1,3.                         D. 2,4.

Câu 20: Cơ thể có kiểu gen BbDd, một số tế bào sinh dục giảm phân không bình thường ở cặp Dd có thể tạo ra các loại giao tử sau:

A. BDd,Bdd,BDD, BO.                                B. BD, Bd, bD, bd, BDd, bDd, BO, bO.

C. BD, Bd, bD, bd.                                        D. BDD, BO, bdd, bO.

Câu 21: Cơ thể bình thường có gen tiền ung thư nhưng gen này không phiên mã nên cơ thể không bị bệnh ung thư. Khi gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư thì cơ thể sẽ bị bệnh. Gen tiền ung thư bị đột biến ờ vùng nào sau đây của gen.

A. Vùng mã hóa.       B. Vùng điều hòa.     C. Vùng kết thúc.     D. Vùng bất kì ờ trên gen.

Câu 22: Dạng đột biến phát sinh trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, làm cho tất cả NST không phân li sẽ tạo ra:

A. Thế dị đa bội.       B. Thể nhiều nhiễm. C. Thể lệch bội.        D. Thể tứ bội.

Câu 23: Trong tế bào sinh dưỡng của một người thấy có 47 NST. Đó là:

A. Hội chứng dị bội.             B. Hội chứng Đao.    C. Thể ba nhiễm.      D. Hội chứng Tơcnơ.

Câu 24: Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh ung thư máu là:

A. 23.                          B. 45.                          C. 47.                          D. 46.

Câu 25: Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong một cặp NST kép tương đồng là nguyên nhân dẫn đến:

A. Hoán vị gen.                                             B. Đột biến thể lệch bội.

C. Đột biến đảo đoạn NST.                         D. Đột biến lặp đoạn và mất đoạn NST.

Câu 26: Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau:

+ Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde.

+ Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik.

Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế:

A. Chuyển đoạn không tương hỗ.              B. Phân li độc lập của các NST.

C. Trao đổi chéo.                                          D. Đảo đoạn.

Câu 27: Tổ hợp các giao tử nào dưới đây của người sẽ tạo ra hội chứng Đao?

1. (23 + X)                 2. (21 + Y)            3. (22 + XX)           4. (22 + Y)

A. 3 và 4                    B. 1 và 4                     C. 1 và 2                    D. 2 và 3

Câu 28:

Ở đậu Hà Lan, bộ NST 2n = 14, có bao nhiêu thể tam nhiễm kép khác nhau có thế hình thành?

A. 21                           B. 42                           C. 26                           D. 7

Câu 29:

Đột biến mất đoạn khác với chuyến đoạn không tương hỗ ở chỗ:

A. Đoạn bị đứt chỉ gồm một số cặp nuclêôtit

B. Đoạn bị đứt ra không gắn vào NST khác

C. Làm NST ngắn bớt đi vài gen

D. Làm NST bị thiếu gen, đa số có hại cho cơ thể

Câu 30: Hội chứng Đao ở người là hậu quả của hiện tượng nào?

A. Không phân li của một cặp NST ở kì sau phân bào I hay phân bào II của giảm phân

B. Tiếp hợp lệch của NST khi giảm phân

C. Một cặp NST sau khi tự nhân đôi không phân li ở kì sau nguyên phân.

D. Phân li không đồng đều của các NST.

Câu 31: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:

1- Ung thư máu                     2- Hồng cầu hình liềm                                 3- Bạch tạng

4- Hội chứng Claiphentơ     5- Dính ngón tay số 2 và 3              6- Máu khó đông

7- Hội chứng Tớc nơ                        8- Hội chứng Đao                             9- Mù màu

Những thể đột biến nào là đột biến NST?

A. 1,2,4,5       B. 1,4,7,8                   C. 1,3,7,9                   D. 4,5,6,8

Câu 32: Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân xây ra sự phân li bất thường ở kì sau. Cá thể trên có thể tạo ra loại giao tử:

A. XY, XX, YY và 0                                     B. XY và 0.

C. X, Y, XY và 0                               D. X, Y, XX, YY, XY và O

Câu 33: Những dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi hình thái NST?

1- Đột biến gen                     2- Mất đoạn NST                  3-Lặp đoạn NST

4-Đảo đoạn ngoài tâm động                                               5-Chuyển đoạn không tương hỗ.

A. 1,2,3,5                   B. 2,3,4,5                   C. 2,3,5                      D. 2,3,4

Câu 34: Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong một cặp NST kép tương đồng là nguyên nhân dẫn đến:

A. Hoán vị gen.                                             B. Đột biến thể lệch bội.

C. Đột biến đảo đoạn NST.                         D. Đột biến lặp đoạn và mất đoạn NST.

Câu 35: Người ta dựa vào dạng đột biến nào để xác định vị trí của gen trên NST?

A. Đảo đoạn.                         B. Lặp đoạn.              C. Chuyển đoạn.       D. Mất đoạn

Câu 36: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến lặp đoạn?

A. Đột biến lặp đoạn dẫn đến làm tăng cường hoặc giảm bớt mức độ biểu hiện của tính trạng.

B. Đột biến lặp đoạn làm tăng vật chất di truyền và làm thay đổi hình thái của NST.

C. Đột biến lặp đoạn không làm thay đổi vị trí gen nhưng làm thay đổi nhóm gen liên kết trên NST.

D. Đột biến lặp đoạn do trao đổi đoạn không cân giữa hai crômatit của cặp NST kép tương đồng.

Câu 37: Đột biến mất đoạn khác với chuyển đoạn không tương hỗ ở chỗ

A. Làm NST bị thiếu gen, đa số có hại cho cơ thể.

B. Đoạn bị đứt chỉ gồm một số cặp nuclêôtit.

C. Đoạn bi đứt ra không gắn vào NST khác.

D. Làm NST ngắn bớt đi vài gen.

Câu 38: Dạng đột biến nào sau đây không gây hậu quả nghiêm trọng mà lại tạo điều kiện cho đột biến gen tạp nên các gen mới trong quá trình tiến hóa

A. Đột biến mất đoạn NST                          B. Đột biến đảo đoạn NST

C. Đột biến lặp đoạn NST                           D. Đột biến chuyển đoạn NST

Câu 39: Một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ, a qui định quả vàng. Ở cơ thể lệch bội hạt phấn (n+1) không cạnh tranh được ới hạt phấn (n), còn các loại tế bào noãn đều có khả năng thụ tinh. Phép lai nào dưới đây cho quả vàng chiếm tỉ lệ 1/3

A. Mẹ Aaa x Bố Aa B. Mẹ AAa x Bố Aa C. Mẹ Aa x Bố Aaa  D. Mẹ Aa x Bố Aaa

Câu 40: Trong chọn giống, các nhà khoa học có thể dùng biện pháp gây đột biến chuyển đoạn để chuyển những gen có lợi vào cùng 1 NST nhằm tạo ra các giống có những đặc điểm mong muốn. Đây là ý nghĩa thức tiễn của các hiện tượng di truyền nào? 

A. Tương tác gen                                          B. Liên kết gen

C. Hoán vị gen                                              D. Liên kết gen và đột biến chuyển đoạn

Câu 41: Ở người, sự rối loạn phân li cặp NST số 21 trong quá trình giảm phân tạo tinh trùng lần phân bào II của 1 trong 2 tế bào con sẽ tạo ra.

A. 1 tinh trùng thừa NST 21 và 1 tinh trùng thiếu NST 21

B. 1 tinh trùng bình thường, 2 tinh trùng thừa 1 NST 21 và 1 tinh trùng thiếu 21

C. 2 tinh trùng thừa NST 21 và 2 tinh trùng thiếu NST 21

D. 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng thừa 1 NST 21 và 1 tinh trùng thiếu 21

Câu 42: Ở phép lai ♂AaBb X ♀ AaBb, đời con đã phát sinh một cây tứ bội có kiểu gen AaaaBBBb. Đột biến được phát sinh ở lần

A. nguyên phân đầu tiên của hợp tử

B. giảm phân II của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn

C. giảm phân I của giới này và lần giảm phân II của giới kia

D. giảm phân I của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn

Câu 43:

Thể lệch bội có điểm giống với thể đa bội là

A. Thường chỉ tim thấy ở thực vật.

B. Đều không có khả năng sinh sản hữu tính

C. Hình thành từ cơ chế rối loạn sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào

D. Số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của n và lớn hơn 2n 

Câu 44: Thể mắt dẹt ở ruồi giấm là do

A. Lặp đoạn trên nhiễm sắc thế thường.               B. Chuyển đoạn trên nhiễm sắc thể thường

C. Lặp đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính              D. Chuyển đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 45: Cá thể có kiểu gen Aaa là thể đột biến dạng nào?

A. Thể ba nhiễm hoặc thể tam bội                                     B. Thể đột biến gen

C. Thể tam bội                                                          D. Thể ba nhiễm

Câu 46:

Dạng đột biến nào không ảnh hưởng đến hình thái của NST là:

A. Đảo đoạn NST ngoài tâm động                                     B. Mất đoạn NST

C. Chuyển đoạn NST                                                           D. Đảo đoạn NST gồm cả lâm động

Câu 47: Sự trao đối chéo dẫn tới hoán vị gen xảy ra:

A. giữa 2 crômatit của 2 NST kép ở kì đầu 1 của giảm phân

B. giữa 2 crômatit khác nhau về nguồn gốc thuộc cùng 1 cặp NST

C. giữa 2 crômatit của 1 NST kép trong cặp tương đồng

D. giữa 2 crômatit của 2 NST kép trong 1 cặp tương đồng

Câu 48: Đột biến mất đoạn khác với chuyển đoạn không tương hỗ ở chỗ 

A. làm NST ngắn bớt đi vài gen.                B. làm NST thiếu gen, luôn có hại cho cơ thể

C. đoạn bị đứt ra không gắn vào NST khác          D. đoạn bị đứt chỉ gồm một số cặp nuclêôtit

Câu 49: Trong 1 tế bào sinh dưỡng ở đỉnh sinh trưởng của cây, sau khi các NST đã nhân đôi, thoi vô sắc không hình thành, hậu quả có thể tạo ra đột biến dạng nào?

A. Thể khảm              B. Thể tứ bội 4n        C. Thể đa bội                        D. Thể dị đa bội

Câu 50: Cà độc dược có 2n=24. Một thể đột biến giảm phân bình thường tạo giao tử, trong đó loại giao tử có 13 NST chiếm 50%. Thể đột biến đó là:

A. thể một                  B. thể một kép                       C. thể ba kép             D. thể bốn

Câu 51: Trong mô dang phân chia nguyên phân, xét hai nhóm tế bào trong đó hàm lượng ADN trong mỗi tế bào thuộc nhóm một chỉ bằng một nửa hàm lượng ADN trong tế bào nhóm hai. Tế bào nhóm 1 đang ở X. tế bào nhóm hai đang ở Y, X và Y lần lượt là:

A. pha G2 và pha G1                                               B. pha G1 và kì đầu

C. kì đầu và kì giữa                                      D. pha G2 và kì đầu

Câu 52: Quá trình nào sau đây diễn ra ở trên gen nhưng không bao giờ làm thay đổi cấu trúc của gen?

A. Nhân đôi ADN     B. Hoán vị gen          C. Phiên mã               D. Dịch mã

Câu 53: Những nguyên nhân nào sau đây dẫn đến đột biến NST?

I.   ADN nhân đôi sai ở một điểm nào đó trên NST.

II.  Do NST đứt gãy, đoạn này kết hợp với một NST khác,

III. Sự trao đổi đoạn xảy ra ở kì trước I giảm phân giữa 2 crômatit của cặp NST đồng dạng.

IV.  Sự phân li không bình thường cứa NST, xảy ra ớ kì sau của quá trình phân bào.

V.Sự phá hủy hoặc không xuất hiện thoi vô sắc trong phân bào.

Phương án đúng là:

A. II, III và IV.           B. III, IV và V.           C. II, IV và V.                        D.  I. II, III và IV.

Câu 54: Đột biến NST là gì?

A. Là sự phân li không bình thường của NST xảy ra trong phân bào.

B. Là những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST.

C. Là sự biến đổi về số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng hay tế bào sinh dục.

D. Là sự thay đối trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong ADN của NST. 

Câu 55: Dùng các dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4

Xét các hậu quả sau:

I.   Làm cho các gen trên NST xa nhau hơn.

II.  Làm cho các gen trên NST gần nhau hơn.

III. Làm thay đổi hình dạng, kích thước NST.                                                   

IV. Làm thay đổi nhóm liên kết gen của NST.

1: Hậu quả của đột biến mất đoạn NST là:

A. I và IV.                  B. III và IV.                C. II, III và IV.           D. I, II và III.

2: Đột biến lặp đoạn có hậu quả nào sau đây:

A. I và IV.                  B. I, III.                       C. III và IV.                D. I, III và IV.

3: Hậu quả đo đột biến đảo đoạn là:

A. I.                             B. I và II.                    C. I, II và III.              D.  II, III và IV.

4: Đột biến chuyển đoạn có hậu quả:

A. I, II, III và IV.        B. I và II.                    C. I, II và III.              D. I.

Câu 56: Đột biến tiền phôi là gì?

A.  Đột biến xuất hiện trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.

B.  Đột biến xuất hiện vào giai đoạn đầu của sự phát triển phôi.

C. Đột biến xuất hiện ở giai đoạn phôi có sự phân hóa tế bào.

D. Đột biến xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trước khi phôi phát triển thành cơ thể mới.

Câu 57: Đột biến sinh dục là loại đột biến:

A. Xảy ra tại tế bào sinh dục, còn goi là đột biến giao tử.

B. Phát tán nhờ giảm phân, thụ tinh.

C. Có thể là đột biến trội hay lặn.

D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.

Câu 58: Liên quan đến biến đổi số lượng của toàn bộ NST được gọi là:

A. Đột biến số lượng toàn bộ NST.                        B.  Đột biến đa bội thể.

C. Thể khuyết nhiễm.                                              D. Thể đa nhiễm.

Câu 59: Đột biến tiền phôi là gì:

A. Đột biên xuất hiện trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.

B. Đột biến xuất hiện vào giai đoạn đầu của sự phát triển phôi.

C. Đột biến xuất hiện ở giai đoạn phôi có sự phân hóa tế bào.

D. Đột biến xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trước khi phôi phát triển thành cơ thể mới.

Câu 60: Hoạt tính của enzim amylaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của loại đột biến nào sau đây?

A. Chuyển đoạn trên 1 NST.                       B. Đảo đoạn mang tâm động.

C. Lặp đoạn NST.                                         D. Chuyển đoạn tương hỗ.

Câu 61: Loại đột biến không di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính là:

A. Đột biến sinh dục.                                   B. Đột biến sinh dưỡng.

C. Đột biến tiền phôi.                                    D. Đột biến dị bội thể.

Câu 62: Thể song nhị bội có tính hữu thụ vì:

A. Mang bộ NST có 4n

B. Cơ sở vật chất, di truyền của một loài được nhân lên gấp đôi.

C. Không trở ngại cho sự tiếp hợp cùa NST ở kì trước và sự phân li NST ở kì sau của lần giảm phân I.

D. Bộ NST đơn bội của loài này đứng với bộ NST đơn bội của loài kia thành n cặp NST tương đồng.

Câu 63:  Để tạo loài mới song nhị bội, con người đã gây đột biến bằng cách sử dụng hợp chất:

A. 5-Brôm Uraxin                B.  Cônsixin.             C.  Acridin                 D. Nitrôzômêtylurê.

Câu 64: Vào năm (A). (B) là nguời đầu tiên tạo ra thể song nhị bội từ loài cải củ, cải bắp. (A) và (B) lần lượt là :

A. 1927; Cacpêsênkô.                                 B. 1937; Cacpêsênkô.

C. 1927; Macximôp.                                                D. 1927; Pavlôp.

Câu 65: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này là

A. 21                           B. 42                           C. 7                             D. 14

{-- Xem đầy đủ nội dung và đáp án tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Câu hỏi ôn tập lý thuyết di truyền học tế bào để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF