OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập định tính về Định luật bảo toàn động lượng môn Vật Lý 10

13/04/2021 1.04 MB 443 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210413/5229512537_20210413_170305.pdf?r=6623
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Lý thuyết và bài tập định tính về Định luật bảo toàn động lượng môn Vật Lý 10 được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kỳ 2 năm 2021 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

 

 
 

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH VỀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

 

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Để giải các bài tập dạng này, thông thường ta làm theo các bước như sau:

- Xác định hệ vật cần khảo sát và lập luận để thấy rằng hệ vật là một hệ kín.

- Viết định luật dưới dạng vectơ.

- Chiếu phương trình vectơ lên phương chuyển động của vật

- Tiến hành giải toán để suy ra các đại lượng cần tìm.

Những lưu ý khi giải các bài toán liên quan đến định luật bảo toàn động lượng:

a) Trường hợp các vectơ động lượng thành phần (hay các vectơ vận tốc thành phần) cùng phương, thì biểu thức của định luật bảo toàn động lượng được viết lại:

m1v1 + m2v2 = m1v’1  + m2v’2.

Trong trường hợp này ta cần quy ước chiều dương của chuyển động.

- Nếu vật chuyển động theo chiều dương đã chọn thì v > 0;

- Nếu vật chuyển động ngược với chiều dương đã chọn thì v < 0.

b) Trường hợp các vectơ động lượng thành phần (hay các vectơ vận tốc thành phần)

không cùng phương, thì ta cần sử dụng hệ thức vectơ: \({\vec p_s} = {\vec p_t}\)  và biểu diễn trên hình

vẽ. Dựa vào các tính chất hình học để tìm yêu cầu của  bài toán.

2. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1. Đơn vị của động lượng bằng

A. N/s.                               B. N.s.                               C. N.m.                             D. N.m/s.

Câu 2. Điều nào sau đây sai khi nói về động lượng?

A. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và tốc độ của vật.

B. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.

C. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.

D. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.

Câu 3. Chọn câu phát biểu sai?

A. Động lượng là một đại lượng véctơ

B. Động lượng luôn được tính bằng tích khối lượng và vận tốc của vật

C. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn luôn dương

D. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn luôn dương

Câu 4. Chọn câu phát biểu đúng nhất?

A. Véc tơ động lượng của hệ được bảo toàn.

B. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ được bảo toàn.

C. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ kín được bảo toàn.

D. Động lượng của hệ kín được bảo toàn.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn.

B. Vật rơi tự do không phải là hệ kín vì trọng lực tác dụng lên vật là ngoại lực.

C. Hệ gồm "Vật rơi tự do và Trái Đất" được xem là hệ kín khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các vật khác(Mặt Trời, các hành tinh...).

D. Một hệ gọi là hệ kín khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi.

Câu 6. Véc tơ động lượng là véc tơ

A. cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc. 

B. có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kỳ.

C. có phương vuông góc với véc tơ vận tốc.        

D. cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.

Câu 7. Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?

A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra.

B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát.

C. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó.

D. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Động lượng là một đại lượng vectơ.               

B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.

C. Động lượng tỉ lệ thuận với khối lượng vật.

D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.

Câu 9. Chọn câu phát biểu sai?

A. Hệ vật – Trái Đất luôn được coi là hệ kín.      

B. Hệ vật – Trái Đất chỉ gần đúng là hệ kín.

C. Trong các vụ nổ, hệ vật có thể coi như gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng.

D. Trong va chạm, hệ vật có thể coi gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng.

Câu 10. Hệ vật –Trái Đất chỉ gần đúng là hệ kín vì

A. Trái Đất luôn chuyển động.                              

B. Trái Đất luôn luôn hút vật

C. vật luôn chịu tác dụng của trọng lực

D. luôn tồn tại các lực hấp dẫn từ các thiên thể trong vũ trụ tác dụng lên vật

 

...

BẢNG ĐÁP ÁN

1.C

2.C

3.C

4.C

5.D

6.D

7.B

8.D

9.A

10.D

11.D

12.C

13.C

14.D

15.A

16.D

17.A

18.B

19.C

20.A

21.A

22.C

23.B

24.D

25.C

 

-(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập định tính về Định luật bảo toàn động lượng môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF