OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Phương pháp giải bài toán nổ đạn môn Vật Lý 10 năm 2021

14/04/2021 902.12 KB 1090 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210414/305516501684_20210414_101724.pdf?r=7504
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Phương pháp giải bài toán nổ đạn môn Vật Lý 10 năm 2021 để có thể ôn tập và củng cố các kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi học kỳ 2 năm học 2020-2021 sắp tới. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao.

 

 
 

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN NỔ ĐẠN

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Khi một viên đạn nổ thì nội năng là rất lớn nên được coi là một hệ kín

- Theo định luật bảo toàn động lượng :

\(\vec p = {\vec p_1} + {\vec p_2}\)

- Vẽ hình biểu diễn

- Chiếu theo hình biểu diễn xác định độ lớn

2. VÍ DỤ MINH HỌA

Một mảnh đạn pháo đang bay ngang với vận tốc v=300m/s thì nổ, vỡ thành hai mảnh có khối lượng m1=5kg và m2=15kg. Mảnh nhỏ bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc v1=400√3 m/s. Hỏi mảnh to bay theo phương nào, với vận tốc bao nhiêu ? Bỏ qua sức cản không khí.

Giải:

Hệ : hai mảnh đạn là hệ cô lập:

(nội lực lớn hơn rất nhiều so với ngoại lực)

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ, ta có:

\(\begin{array}{l}
\left( {{m_1} + {m_2}} \right)\overrightarrow {{v_0}}  = {m_1}\overrightarrow {{v_1}}  + {m_2}\overrightarrow {{v_2}} \\
 \Rightarrow {m_2}{v_2} = \sqrt {{{\left[ {\left( {{m_1} + {m_2}} \right)v} \right]}^2} + m_1^2v_1^2} \\
 \Rightarrow {v_2} = \frac{{\sqrt {{{({m_1} + {m_2})}^2}.{v^2} + {m_1}^2.{v_1}^2} }}{{{m_2}}} \approx 461,88(m/s)\\
\tan \alpha  = \frac{{{m_1}{v_1}}}{{\left( {{m_1} + {m_2}} \right)v}} = \frac{{\sqrt 3 }}{3} \Rightarrow \alpha  = {30^0}
\end{array}\)

3. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc = 25 m/s ở độ cao h = 80 m thì nổ, vỡ làm hai mảnh, mảnh 1 có khối lượng m1 = 2,5 kg, mảnh hai có m2 = 1,5 kg. Mảnh một bay thẳng đứng xuống dưới và rơi chạm đất với vận tốc v1 = 90m/s. Xác định độ lớn và hướng vận tốc của mảnh thứ hai ngay sau khi đạn nổ. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s. 

Đ/S:

Ngay sau khi viên đạn bị vỡ với v=150m/s thì mảnh thứ 2 bay theo phương xiên lên trên hợp với phương ngang một góc 640.

Bài 2: Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 300 ( m/s ) thì nổ và vỡ thành hai mảnh có khối lượng lần lượt là 15kg và 5kg. Mảnh to bay theo phương thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 400√3 ( m/s ). Hỏi mảnh nhỏ bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu ? Bỏ qua sức cản không khí.

Đ/S:

V=2400m/s và góc là 30o

Bài 3: Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 50 m/s ở độ cao 125 m thì nổ  vỡ làm hai mảnh có khối lượng lần lượt là 2 kg và 3kg. Mảnh nhỏ bay thẳng đứng xuống dưới và rơi chạm đất với vận tốc 100m/s. Xác định độ lớn và hướng vận tốc của 2 mảnh ngay sau khi đạn nổ. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s2.

Đ/S:

V=101,4 m/s và góc là 34,72o

Bài 4: Cho một viên đạn có khối lượng 2 kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Biết mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 500 m/s. Hỏi mảnh hai bay thoe phương nào với vận tốc là bao nhiêu. Bỏ qua mọi tac dụng của không khí đối với viên đạn. Lấy g = 10m/s2.

Đ/S:

V=500√2 m/s và góc là 45o

 

-(Hết)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải bài toán nổ đạn môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF