OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Vật Lý 9 năm 2021-2022

05/04/2022 807.73 KB 637 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220405/565789844103_20220405_112449.pdf?r=5079
ADMICRO/
Banner-Video

Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kĩ năng làm đề, kết hợp củng cố kiến thức chuẩn bị bước vào kì thi HK2 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu học tập: Đề cương ôn tập HK2 môn Vật Lý 9 năm 2021-2022, được HOC247 biên soạn và tổng hợp. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo học tập. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!

 

 
 

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1.1. Máy biến thế                                                                 

Công thức máy biến thế :     

\(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)

Trong đó              

U1 là HĐT đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp

U2 l à HĐT đặt vào 2 đầu cuộn thứ cấp

n2 là số vòng dây cuộn thứ cấp

n1 là số vòng dây của cuộn sơ cấp

1.2. Truyền tải điện năng đi xa 

a. Công suất hao phí khi truyền tải điện    

PHP =  \(\frac{{R.{\wp ^2}}}{{{U^2}}}\)

Trong đó:

PHP  là công suất hao phí do toả nhiệt trên dd (W)

\(\wp \) là công suất điện cần truyền tải ( W )

R là điện trở của đường dây tải điện ( W )

U là HĐT giữa hai đầu đường dây tải điện (V)

b. Giảm hao phí điện năng khi truyền tải:

Dựa vào công thức trên, nếu muốn giảm hao phí điện năng khi ta cần truyền tải một công suất điện \(\wp \)  không đổi thì sẽ có các cách sau :

- Giảm điện trở của dây tải điện, điều này đồng nghĩa với việc chế tạo dây dẫn có tiết diện lớn ( R tỉ lệ nghịch với S ) → Tốn rất nhiều vật liệu làm dây dẫn và dây dẫn khi đó có khối lượng rất lớn → Trụ đỡ dây dẫn sẽ tăng lên cả về số lượng lẫn mức độ kiên cố. Nói chung, phương án này không được áp dụng.

- Tăng hiệu điện thế U giữa hai đầu đường dây tải điện, điều này thật đơn giản vì đã có máy biến thế. Hơn nữa, khi tăng U thêm n lần ta sẽ giảm được công suất hao phí đi n2 lần.

- Trong thực tế, người ta tính toán để kết hợp một cách phù hợp cả hai phương án trên.

1.3. Thấu kính - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính

- Đối với thấu kính hội tụ :

+ Khi vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật,ngược chiều vật.

 + Khi vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo,cùng chiều,lớn hơn vật.

- Đối với thấu kính phân kỳ : Luôn cho ảnh ảo,nhỏ hơn vật.

* Sự điều tiết của mắt - Tật của mắt:

2. LUYỆN TẬP

Câu 1: Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:

A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng

B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm.

C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên tăng giảm

D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây mạnh.

Câu 2: Máy phát điện xoay chiều phát ra dòng điện xoay chiều khi:

A. Nam châm quay,cuộn dây đứng yên         

B. Cuộn dây quay,nam châm đứng yên.

C. Nam châm và cuộn dây đều quay           

D. Câu A, B đều đúng

Câu 3: Để giảm hao phí trên đường dây tải điện, phương án tốt nhất là:

A. Tăng hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây           

B. Giảm điện trở dây dẫn

C. Giảm cường độ dòng điện       

D. Tăng công suất máy phát điện.

Câu 4: Máy biến thế hoạt động khi dòng điện đưa vào cuộn dây sơ cấp là dòng điện:

A. Xoay chiều                           

B. Một chiều

C. Xoay chiều hay một chiều đều được       

D. Có cường độ lớn.

Câu 5: Từ trường sinh ra trong lỏi sắt của máy biến thế là:

A. Từ trường không thay đổi             

B. Từ trường biến thiên tăng giảm

C. Từ trường mạnh                               

D. Không thể xác định chính xác được

Câu 6: Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì:

A. Giảm hiệu điện thế được 3 lần                                     

B. Tăng hiệu điện thế gấp 3 lần

C. Giảm hiệu điện thế được 6 lần                                           

D. Tăng hiệu điện thế gấp 6 lần

Câu 7: Một bóng đèn ghi (6 V- 3W) , lần lượt mắc vào mạch điện 1 chiều rồi mắc vào mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 6V thì:

A. Khi dùng nguồn 1 chiều đèn sáng hơn   

B. Khi dùng nguồn xoay chiều đèn sáng hơn

C. Đèn sáng trong 2 trường hợp như nhau     

D. Khi dùng nguồn xoay chiều đèn chớp nháy.

Câu 8: Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì:

A. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

C. Tia khúc xạ không nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

D. Tia khúc xạ không nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ lớn hơn góc tới

Câu 9: Một điểm sáng nằm ngay trên trục chính và ở rất xa thấu kính hội tụ thì cho ảnh:

A. Tại tiêu điểm của thấu kính         

B. Ảnh ở rất xa

C. Ảnh nằm trong khoảng tiêu cự                 

D. Cho ảnh ảo

Câu 10: Nếu một thấu kính hội tụ cho ảnh thật thì:

A. Ảnh cùng chiều với vật ,lớn hơn vật                                 

B. Ảnh cùng chiều với vật ,nhỏ hơn vật

C. Ảnh có thể lớn hơn vật hoặc nhỏ hơn vật                          

D. Các ý trên đều đúng.

Câu 11: Khi vật nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ, thì ảnh có tính chất:

A. Ảnh ảo, lớn hơn vật             

B. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật        

C. Ảnh thật, lớn hơn vật      

D. Ảnh thật,nhỏ hơn vật

Câu 12: Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ. Ảnh A/ B/của AB qua thấu kính có tính chất gì? Chọn câu trả lời đúng

A. Ảnh ảo cùng chiều với vật                   

B. Ảnh thật cùng chiều với vật

C. Ảnh thật ngược chiều với vật         

D. Ảnh ảo ngược chiều với vật

Câu 13: Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A/B/ cao bằng một nửa AB. Điều nào sau đây là đúng nhất.

A. OA > f.                                

B. OA < f                             

C. OA = f                             

D. OA = 2f

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình tạo ảnh của một vật qua thấu kính phân kỳ

A. Ảnh luôn luôn nhỏ hơn vật, cùng chiều.

B. Ảnh và vật nằm về một phía của thấu kính

C. Ảnh luôn là ảnh ảo không phụ thuộc vào vị trí của vật .

D. Các phát biểu A,B,C đều đúng.

Câu 15: Khi chụp ảnh, để cho ảnh được rõ nét, người ta điều chỉnh máy ảnh như thế nào? Câu trả lời nào là sai ?

A. Điều chỉnh khoảng cách từ vật đến vật kính

B. Điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến phim.

C. Điều chỉnh tiêu cự của vật kính

D. Điều chỉnh khoảng cách từ vật đến vật kính và khoảng cách từ vật kính đến phim.

Câu 16: Trong các thấu kính có tiêu cự sau đây,thấu kính nào có thể sử dụng làm vật kính của máy ảnh

A. f = 500 cm                            

B. f = 150 cm                       

C. f = 100 cm                       

D. f = 5 cm.

Câu 17: Thấu kính nào sau đây có thể dùng làm kính lúp

A. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 8 cm         

B. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 70cm

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 8 cm           

D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 70 cm

Câu 18: Chiếu chùm ánh sáng trắng tới tấm lọc màu đỏ đặt trước tấm lọc màu xanh, ta thu được trên màn chắn:

A. Màu đỏ                                 

B. Màu xanh     

C. Màu nữa xanh nữa đỏ     

D. Trên màn thấy tối

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật

A. Vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu xanh.     

B. Vật màu xanh  tán xạ tốt ánh sáng màu xanh.

C. Vật màu đen tán xạ tốt ánh sáng màu vàng.   

D. Vật màu đỏ  tán xạ tốt ánh sáng màu đỏ.

Câu 20: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là:

A. Ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật             

B. Ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật

C. Ảnh thật ngược chiều lớn hơn vật.               

D. Ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật

 -(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 21 đến câu 60 của tài liệu, các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP

1

C

21

A

41

B

2

D

22

A

42

B

3

A

23

A

43

C

4

A

24

B

44

D

5

B

25

C

45

D

6

A

26

C

46

A

7

C

27

B

47

A

8

A

28

C

48

D

9

A

29

A

49

C

10

C

30

B

50

B

11

A

31

C

51

A

12

A

32

B

52

B

13

C

33

A

53

D

14

D

34

A

54

C

15

C

35

A

55

D

16

D

36

A

56

D

17

C

37

C

57

A

18

D

38

C

58

A

19

C

39

D

59

C

20

A

40

A

60

A

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Vật Lý 9 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF