OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022

05/04/2022 1.07 MB 562 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220405/695825977687_20220405_160644.pdf?r=789
ADMICRO/
Banner-Video

Mỗi kì thi sẽ có phần nội dung và phương pháp ôn tập khác nhau. Để giúp các em lớp 9 nắm vũng kiến thức trọng tâm chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới, mời các em học sinh cùng quý thầy cô cùng tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 dưới đây. Đề cương có kèm những ví dụ dẫn chứng cụ thể nhằm giúp các em dễ hiểu hơn. Chúc các em đạt điểm cao!

 

 
 

1. Phần văn bản

1.1. Văn bản nghị luận hiện đại

-Xem phần ghi nhớ: SGK

1.2. Văn học hiện đại Việt Nam

- Con Cò

*Nội dung

+Bài thơ ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống của con người.

* Nghệ thuật:

+ Vận dụng sáng tạo hình ảnh giọng điệu ca dao, giọng thơ thiết tha, trìu mến. Có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc.

- Mùa xuân nho nhỏ

*Nội dung:

+ Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước,với cuộc đời;Thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước,góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

*Nghệ thuật:

+ Nhạc điệu trong sáng  thiết tha, tứ thơ sáng tạo tự nhiên, h/a thơ gợi cảm.

+ NT so sánh sáng tạo.

- Viếng lăng Bác

*Nội dung:

+ Lòng thành kính xúc động của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng  viếng Bác.

*Nghệ thuật:

+ Giọng điệu trang trọng thiết tha   

+ Nhiều h/a ẩn dụ đẹp gợi liên tưởng

+ Sử dụng điệp từ, điệp ngữ.

- Sang thu

*Nội dung:

+ Cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến chuyển nhẹ nhàng của thiên nhiên khi vào thu.

*Nghệ thuật:

+ Hình ảnh gợi tả bằng nhiều cảm giác. Giọng thơ nhẹ nhàng mà lắng đọng.

- Nói với con

*Nội dung:

+ Bằng lời trò chuyện với con, tác giả thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào với quê hương và đạo lí sống của dân tộc.

*Nghệ thuật:

+ Cách nói giàu h/a: vừa gần gũi mộc mạc, vừa có sức khái quát cao. Giọng điệu tha thiết.

b. Truyện hiện đại:

- Làng

*Nội dung:

Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng, yêu quê sâu sắc, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.

*Nghệ thuật:

Xây dựng tình huống nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật

Chiếc lược ngà

*Nội dung:

Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: Ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh

*Nghệ thuật:

Truyện thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.

- Lặng lễ Sa Pa

*Nội dung:

+ Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó truyện ca ngợi những ngời lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.

*Nghệ thuật:

+ Truyện xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận

- Bến quê

*Nội dung:

+ Qua những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương.

*Nghệ thuật:

+ Sự miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.

- Những ngôi sao xa xôi

*Nội dung:

+ Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái TNXP trên một cao điểm ở tuyến đường trường sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ.

*Nghệ thuật:

+ Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động và thành công trong miêu tả tâm lí nhân vật

2. Phần tiếng Việt

Dựa vào ghi nhớ SGK để trả lời một số câu hỏi dưới đây: (HS tự ôn)

1. Thế nào là thành phần khởi ngữ? Cho ví dụ

2. Thành phần biệt lập là gì? Có mấy thành phần biệt lập, nêu khái niệm? Cho ví dụ mỗi loại

3. Nêu các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn

4. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý, để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào? viết đoạn văn có sử dụng hàm ý và cho biết đó là hàm ý gì

5. Nắm khái niệm các từ loại, vận dụng để nhận biết

6. Kể tên các thành phần chính và thành phần phụ của câu, nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần

3. Phần tập làm văn

3.1. Lý thuyết

- Nắm được một số phép lập luận trong văn nghị luận như: phân tích, tổng hợp. Học ghi nhớ.

- Phân biệt các kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tưởng đạo lí, nghị luận văn học (Nghị luận thơ và nghị luận về tác phẩm truyện.)

- Biết liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản đê viết được đoạn văn, bài văn mạch lạc có liên kết

3.2. Một số dạng bài tập tiêu biểu

Câu 1: Chép nguyên văn khổ thơ cuối của bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Cho biết nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ đó.

Câu 2: Chép khổ thơ cuối bài Sang thu của Hữu Thỉnh. Cho biết giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.

Câu 3: Những hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”, “vầng trăng”, “trời xanh” trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với Bác Hồ.

Câu 4: Suy nghĩ về tình cha con trong Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Câu 5: Phát biểu suy nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.

Câu 6: Em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải.

Câu 7: Suy nghĩ của em về nhan đề bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ”.

Câu 8: Nêu những nét chính về tác giả Thanh Hải và hoàn cảnh ra đời bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.

Một số gợi ý cho dàn bài tập làm văn.

* Đề 1

Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ được thể hiện qua bài thơ “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.

a. Mở bài :

- Khái quát chung về tác giả và bài thơ.

- Tình cảm của nhân dân đối với Bác thể hiện rõ nét trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

b. Thân bài:

Khổ 1: Cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác

- Câu thơ thật giản dị thân quen với cách dùng đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân thương.

- Tác giả sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” mong sao giảm nhẹ được nỗi đau thương, mất mát.

- Hình ảnh hàng tre qua cảm nhận của  nhà thơ đã trở thành biểu tượng của tình cảm nhân dân gắn bó với Bác, thành biểu tượng sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc.

Khổ 2: Sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác khi đứng trước lăng Người.

- Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác. Cảm nhận về sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh, về suy nghĩ Bác còn sống mãi chứa đựng trong mỗi hình ảnh của khổ thơ.

- Hình ảnh dòng người thành một tràng hoa trước lăng. =>Hình ảnh “tràng hoa” một lần nữa tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc VN đối với Bác.

Khổ 3-4: Niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác                                                 

- Những cảm xúc thiêng liêng của nhà thơ về Bác

- Những cảm xúc chân thành, tha thiết ấy nâng lên thành ước muốn sống đẹp.

- Những cảm xúc của nhà thơ về Bác cũng là cảm xúc của mỗi người dân miền Nam với Bác               

c. Kết bài:

- Khẳng định lại tình cảm chân thành tha thiết của nhân dân đối với Bác.

-  Suy nghĩ của bản thân.

* Đề 2

 Cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải.

* Gợi ý:

a. Mở bài:

- Khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

- Cảm nhận chung về bài thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời.

b. Thân bài

-  Mùa xuân của thiên nhiên  rất đẹp, đầy sức sống và tràn ngập niềm vui rạo rực: Qua hình ảnh, âm thanh, màu sắc...

-  Mùa xuân của  đất  nước: Hình ảnh “người cầm súng, người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây lại quê hương sau những đau thương mất mát.

-> Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu.

- Suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp.

-> Thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp.

-  Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ và mang một ý nghĩa mới: Niềm mong muốn được sống có ích,cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời.

c. Kết luận:

- Ý nghĩa đem lại từ bài thơ.

- Cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong sáng.

* Đề 3

Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ “Sang thu”.

Gợi ý:

a. Mở bài:

- Đề tài mùa thu trong thi ca xưa và nay rất phong phú

- “Sang thu” của Hữu Thỉnh lại có nét riêng bởi chỉ diễn tả các yếu tố chuyển giao màu. Bài thơ thoáng nhẹ mà tinh tế.

b. Thân bài:

* Những dấu hiệu ban đầu của sự giao mùa

- Mở đầu bài thơ bằng từ “bỗng” nhà thơ như diễn tả cái hơi giật mình chợt nhận ra dấu hiệu đầu tiên từ làn “gió se” mang theo hương ổi bắt đầu chín .

- Hương ổi; Phả vào trong gió se : sự cảm nhận thật tinh

- Rồi bằng thị giác: sương đầu thu nên đến chầm chậm, lại được diễn tả rất gợi cảm “chùng chình qua ngõ” như cố ý đợi khiến người vô tình cũng phải để ý.

- Ngoài ra, từ “bỗng”, từ “hình như” còn diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng,…

* Những dấu hiệu mùa thu đã dần dần rõ hơn, cảnh vật tiếp tục được cảm nhận bằng nhiều giác quan.

- Cái ngỡ ngàng ban đầu đã nhường chỗ cho những cảm nhận tinh tế, cảnh vật mùa thu mới chớm với những bước đi rất nhẹ, rất dịu, rất êm.

- Đã hết rồi nước lũ cuồn cuộn nên dòng sông thong thả trôi

- Trái lại, những loài chim di cư bắt đầu vội vã

- Cảm giác giao mùa được diễn tả rất thú vị . Sự giao mùa được hình tượng hoá thành dáng nằm duyên dáng vắt nửa mình sang thu .

* Tiết thu đã lấn dần thời tiết hạ:  Sự thay đổi rất nhẹ nhàng không gây cảm giác đột ngột, khó chịu được diễn tả khéo léo bằng những từ chỉ mức độ rất tinh tế :vẫn còn, đã vơi, cũng bớt.

c. Kết bài:

- Bài thơ bé nhỏ xinh xắn nhưng chứa đựng nhiều điều thú vị, bởi vì mỗi chữ, mỗi dòng là một phát hiện mới mẻ

- Chứng tỏ một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, một tài thơ đặc sắc.

---(Để xem đầy đủ nội dung vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 dưới đây. Tài liệu được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em học sinh có thêm tư liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi cuối HK2 sắp đến. Chúc các em đạt điểm cao!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF