OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021-2022 Chân trời sáng tạo

05/04/2022 987.75 KB 1973 lượt xem 5 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220405/442866263094_20220405_194604.pdf?r=8493
ADMICRO/
Banner-Video

Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập và củng cố kiến trọng tâm trong chương trình Ngữ văn 6 HK2 bộ sách Chân trời sáng tạo, HOC247 xin gửi đến nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021-2022 Chân trời sáng tạo dưới đây. Tài liệu với phần lý thuyết và bài tập với đáp án chi tiết sẽ hỗ trợ các em tiếp cận đề thi HK2 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo. 

 

 
 

1. Lý thuyết trọng tâm

1.1. Văn bản

Nội dung chính những văn bản đã học

- Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc: Bài văn bàn luận về hạnh phúc với ý kiến cho rằng không chỉ ngọt ngào mới là hạnh phúc mà còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chí là nỗi đau.

- Bàn về nhân vật Thánh Gióng: Bàn về nhân vật Thánh Gióng khẳng định Thánh Gióng được xây dựng đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.

- Góc nhìn: Câu chuyện dân gian kể câu chuyện hình thành chiếc giày nhưng nhấn mạnh vấn đề góc nhìn. Chúng ta nên nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, xem xét và đưa ra quyết định phù hợp nhất đối với lợi ích của chúng ta.

- Học thầy, học bạn: Văn bản nêu ý kiến về tầm quan trọng của việc học thầy, học bạn được gợi ra từ hai câu tục ngữ; khẳng định đó là hai quá trình bổ sung cho nhau tạo nhận thức toàn diện về việc học.

- Lẵng quả thông: Ta thấy đc phong cách văn xuôi đậm chất thơ thấm vào từng câu từng chữ của nhà thơ.Chất thơ trong tác phẩm tỏa ra từ những vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người nước Nga. Chất thơ còn ánh lên từ tình huống truyện, từ giọng điệu trần thuật, từ ngôn ngữ,…

Con muốn làm một cái cây: Câu chuyện nhắc tới tình yêu thương, sự chia sẻ từ những người xung quanh, từ những điều bé nhỏ gần gũi xung quanh chúng ta.

Và tôi nhớ khóiTình cảm quê hương là điều không thể quên trong mỗi kí ức con người. những kỉ niện trong quá khứ giúp nuôi dưỡng tâm hồn ta trong hiện tại.

- Cô bé bán diêm: Cô bé bán diêm là câu chuyện kể về hình ảnh cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh trong đêm giao thừa. Qua đó tác giả muốn gửi gắm một thông điệp giàu tính nhân đạo: hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc.

Trái Đất - Mẹ của muôn loài: Trái Đất là một hàng tinh xanh được mẹ thiên nhiên kiến tạo và nuôi dưỡng trong hàng triệu năm, tạo ra muôn loài sinh vật kể cả con người chúng ta.

Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro: Lễ cúng Thần Lúa là lễ hội truyền thống của người Chơ-ro thể hiện sự gắn bó, lòng biết ơn của con người với những món quá quý giá mà thiên nhiên ban tặng.

Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ: Văn bản nêu lên thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các hoạt động thực tiễn và ý nghĩa của Ngày Môi trường thế giới.

Hai cây phongTruyện gây xúc động với người đọc ở tình yêu quê hương sâu sắc qua hình tượng hai cây phong và câu chuyện về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.

1.2. Tiếng Việt

-Các bước trong quy trình nói:

+Bước 1: Chuẩn bị

+Bước 2: Xác định thời gian nói và đối tượng nghe

+Bước 3: Trình bày

+Bước 4: Thảo luận

-Chức năng của dấu chấm phẩy

- Từ thuần Việt

1.3. Tập làm văn

1.3.1. Viết văn bản thuyết minh thuật lại sự kiện

a. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:

* Em có thể chọn sự kiện để thuật lại dựa vào gợi ý sau:

- Sự kiện mà em đã tham gia hoặc chứng kiến.

- Sự kiện mà em yêu thích, có hứng thú để thuật lại.

- Sự kiện thuận lợi cho em trong việc quan sát thực tế, tìm kiếm tư liệu, thông tin để chuẩn bị cho bài viết.

- Ví dụ: Lễ khai giảng bài giảng năm học, lễ chào cờ và sinh hoạt đầu tuần, Hội khỏe Phù Đổng tổ chức hàng năm ở trường hoặc ở địa phương em, đêm hội Trăng rằm tổ chức cho thiếu nhi ở trường hoặc thôn xóm khu phố.

* Thu thập tư liệu:

- Tư liệu liên quan đến sự kiện mà em cần thuyết minh có thể thu thập từ những nguồn khác nhau:

- Những hồi tưởng và ghi chép về một số hoạt động chính trong sự kiện mà em đã tham dự, chứng kiến.

b. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý:

* Tìm ý: Để hình thành ý tưởng, tìm ý cho bài viết, em hãy ghi lại những gì xảy ra trong đầu như sau:

- Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có thể sử dụng.

- Cảm nhận, nhận xét, đánh giá về sự kiện.

* Lập dàn ý: Tiếp theo, theo em hãy xác định các hoạt động chính và sắp xếp Chúng theo một trình tự hợp lý, bằng cách:

- Tìm các tấm ảnh liên quan đến cảnh sinh hoạt có thể đã được em lưu giữ để đưa vào bài viết.

- Xác định một số định hướng cho bài viết như: bắt đầu thuật lại từ đâu, hoạt động nào trước, hoạt động nào sau, kết thúc ở đâu; câu kết hợp thuật với miêu tả, biểu cảm mức độ nào nào; hình ảnh, hoạt động nào trong lễ, hội là điểm nhấn;...

- Hình dung về mạch gắn kết giữa mở bài, kết bài và thân bài (cần đặc biệt lưu ý đến việc làm thế nào để giúp người đọc hình dung rõ về sự kiện) và lập dàn ý cho bài viết theo một trình tự logic dưới dạng đề cương hoặc sơ đồ.

- Dàn ý của bài văn thuật lại một sự kiện gồm 3 phần như sau:

+ Mở bài: Giới thiệu sự kiện được thuật lại (sự kiện gì, diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào,...).

+ Thân bài: Diễn biến của các hoạt động được sắp xếp ở phần thân bài tùy thuộc vào đặc điểm thời gian, không gian, quy mô của sự kiện. Các ý trong phần thân bài có thể được sắp xếp theo trình tự sau:

  • Quang cảnh, không khí nơi sự kiện diễn ra.
  • Sự việc. hoạt động mở đầu.
  • Các sự việc, hoạt động tiếp theo.
  • Sự việc, hoạt động cuối cùng.

+ Kết bài: Hãy đưa ra lời nhận xét, đánh giá hoặc nêu cảm nhận chung về sự kiện. 

c. Bước 3: Viết bài:

- Dựa vào dàn ý, em hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo yêu cầu của kiểu bài thuyết minh về một sự kiện.

d. Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm:

- Xem lại và chỉnh sửa.

- Sau khi viết xong bản thảo, em hãy tự kiểm tra, điều chỉnh những chi tiết liên quan đến nội dung và cấu trúc của bài viết dựa vào những gợi ý sau:

+ Mở bài: Giới thiệu rõ ràng về đề tài, không gian, thời gian diễn ra lễ hội.

+ Thân bài: 

  • Tái hiện được khung cảnh, không khí chung từ cái nhìn bao quát về nơi diễn ra lễ hội. 
  • Thuật lại các hoạt động theo diễn tiến thời gian của lễ hội.
  • Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy.
  • Sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian địa điểm phù hợp.

+ Kết bài: Nêu ra được nhận xét, đánh giá, cảm nhận của người viết về sự kiện.

- Rút kinh nghiệm: Trước tiên, em tự đánh giá lại bài làm của mình và trả lời câu hỏi: Việc viết bài văn này đã giúp em có thêm kinh nghiệm gì trong các bước thực hành viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện. Sau đó, lắng nghe nhận xét, góp ý của mọi người, suy nghĩ về cách hoàn thiện bài đã viết, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.

1.3.2. Viết bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống

a. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:

* Xác định đề tài. Em có thể chọn một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm, tâm chẳng hạn:

- Thần tượng một ai đó: nên hay không?

- Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không?

- Bảo tàng liệu có nhàm chán như suy nghĩ của một số người?

- Trò chơi điện tử: lợi hay hại?

* Bài viết sẽ hay hơn khi em lựa chọn những hiện tượng đang có những ý kiến ngược nhau. Vì khi ấy, bài viết của em sẽ có thêm một tiếng nói, nói một góc nhìn để cùng làm sáng tỏ vấn đề còn đang bàn cãi.

* Thu thập tư liệu:

+ Hãy tìm nguồn tư liệu liên quan đến hiện tượng em muốn viết như các bài báo, bài nghiên cứu, cuốn sách về cùng chủ đề.  Em có thể tìm tài liệu trên các trang web uy tín, trong thư viện,...

+ Khi đọc tài liệu, em hãy tự đặt cho mình một số câu hỏi:

  • Ý kiến,  lý lẽ nào em đồng ý? Ý kiến, lý lẽ nào em không đồng ý?
  • Trong các tài liệu tìm được, ý kiến hay lý lẽ nào chưa được các tác giả đề cập đến?
  • Ý kiến, lý lẽ chưa được đề cập đến có quan trọng hay không?
  • Những bằng chứng nào em có thể sử dụng để làm cho bài viết của mình có sức thuyết phục?

b. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:

* Tìm ý:

- Em hãy viết ra những ý kiến của mình xoay quanh hiện tượng cần bàn luận. 

* Lập dàn ý: Từ các ý kiến đã viết ra,  em chọn những ý kiến tiêu biểu, nổi bật để lập dàn ý bằng cách chọn lọc, sắp xếp, triển khai ý cho phù hợp với yêu cầu của đề bài. Dàn ý cần đảm bảo các yếu tố của bài văn nghị luận:

- Ý kiến của em về hiện tượng này là gì? 

- Lí lẽ và dẫn chứng: Vì sao em có ý kiến như vậy? Những bằng chứng nào sẽ củng cố cho những lý lẽ của em?

- Sắp xếp các lý lẽ theo trình tự hợp lý. Nếu lý lẽ quan trọng đưa lên đầu bài thì bài viết sẽ thu hút được sự chú ý của người đọc, giúp họ dễ dàng nắm được trọng tâm của bài viết. Nếu lý lẽ quan trọng đặt ở cuối bài thì sẽ tạo dư âm cho bài viết, khắc sâu quan điểm của bài viết vào tâm trí người đọc.

c. Bước 3: Viết bài:

Từ dàn ý đã lập, em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh theo một số gợi ý sau:

- Để bài văn được mạch lạc, rõ ràng, cần có những câu văn nêu rõ ý kiến và sử dụng từ có chức năng chuyển ý.

- Có thể sử dụng các trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Chú ý đến người đọc và mục đích viết để chọn từ ngữ, cách diễn đạt phù hợp.

- Ví dụ: Nếu người đọc là các bạn, em có thể viết bằng ngôn ngữ gần gũi, chân thành, nếu bài viết được đọc trước công chúng, thì cần viết bằng ngôn ngữ trang trọng.

d. Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm:

- Xem lại và chỉnh sửa.

- Sau khi viết xong, hãy đọc lại bài viết của mình và chỉnh sửa theo những gợi ý sau:

+ Mở bài:

  • Có dẫn dắt vào vấn đề cần bàn luận.
  • Nêu được cụ thể hiện tượng sẽ bàn luận.

+ Thân bài:

  • Thể hiện rõ ràng ý kiến về hiện tượng.
  • Trình bày được ít nhất hai lý lẽ cụ thể để làm rõ ý kiến.
  • Đưa ra được bằng chứng thuyết phục để củng cố cho lí lẽ.
  • Đang sắp xếp các lý lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lý.

+ Kết bài:

  • Khẳng định lại ý kiến của mình.
  • Đề xuất những giải pháp.
  • Rút kinh nghiệm.

- Từ bài viết của mình, em rút ra kinh nghiệm gì về việc viết một bài văn trình bày ý kiến một hiện tượng trong đời sống?

- Khi viết một bài văn trình bày ý kiến một hiện tượng trong đời sống cần thực hiện đủ các bước: Chuẩn bị - Tìm ý, lập dàn ý - Viết bài - Xem lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh cho lí lẽ của mình.

2. Bài tập

1. Nêu những điểm cần lưu ý khi đọc một văn bản truyện.

2. Việc trình bày ý kiến của mình về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc văn học thuộc kiểu văn bản nào?

a) Kể chuyện.

b) Nghị luận.

3. Hãy tóm tắt các bước trong quy trình nói.

4. Chức năng của dâu chấm phẩy là gì? Chỉ ra công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau:

         Tối, cái Bảng giải chiếu manh ra giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về, trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng...

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

5. Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa từ đa nghĩa và từ đồng âm. Những từ in đậm sau, trường hợp nào là từ đa nghĩa, trường hợp nào là từ đồng âm?

a. Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

(Hồ Chí Minh, Tết trồng cây)

b. Sống ở tầng dưới là cụ Berhman, người hoạ sĩ già, hơn bốn mươi năm nay vẫn hằng mơ ước vẽ một bức tranh “kiệt tác".

(O'Henry, Chiếc lá cuối cùng)

      Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bỗm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

c. Bỗng cô thấy trước cô là mặt biển mênh mông.

(Xuân Quỳnh, Cô Gió mất tên)

         Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

(Nguyễn Đình Thi, Miệt Nam quê hương ta)

6. Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi:

a. Tôi cần phải làm gì để ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ?

b. Giai điệu này sẽ đưa bạn đến với cái nôi của nền văn minh nhân loại bằng những thanh âm đầy mê hoặc.

c. Các di sản văn hóa góp phần giới thiệu hình ảnh quốc gia với bạn bè quốc tế.

d. Hải cẩu không có vành tai và di chuyển khó khăn trên cạn, trong khi sư tử biển có vành tai nhỏ và chạy được khá nhanh.

- Tìm từ thuần Việt có ý nghĩa tương đương với các từ được in đậm.

- Theo em, nếu những từ Hán Việt trong những câu trên được thay bằng những từ thuần Việt tương đương thì ý nghĩa của các câu có thay đổi không? Hãy lí giải.

ĐÁP ÁN

1. Những lưu ý khi đọc một văn bản truyện là: nắm được đề tài, chủ đề và chi tiết tiêu biểu của truyện để từ đó suy ra nội dung của truyện, thái độ, tình cảm và yếu tố nghệ thuật tác giả sử dụng.

2. Việc trình bày ý kiến của mình về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc văn học thuộc kiểu văn bản nghị luận.

3. Các bước trong quy trình nói:

Bước 1: Chuẩn bị

Bước 2: Xác định thời gian nói và đối tượng nghe

Bước 3: Trình bày

Bước 4: Thảo luận

4. Chức năng của dấu chấm phẩy:

  • Dấu chấm phẩy dùng để phân biệt ranh giới giữa các câu ghép có độ phức tạp lớn. 
  • Để phân biệt các phép liệt kê trong câu.
  • Dùng để ngắt quãng câu.

Trong đoạn văn này, dấu chấm phẩy được dùng để phân biệt cáp phép liệt kê trong câu.

5. Giống nhau: đều có hình thức âm thanh giống nhau.

Khác nhau: từ đồng âm là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, còn từ nhiều nghĩa là từ một nghĩa gốc có thể tạo thành nhiều nghĩa chuyển.

a) Từ "xuân" là từ đồng âm.

b) Từ "tranh" là từ nhiều nghĩa tranh trong bức tranh và tranh trong tranh dành.

c) Từ "biển" là từ đồng âm.

6. - Từ thuần Việt có ý nghĩa tương đương với các từ được in đậm là: mổ, con người, di tích và chó biển.

- Nếu thay bằng từ thuần Việt thì ý nghĩa các câu không thay đổi nhưng sẽ không hay vì các từ thuần Việt làm cho câu văn giảm sức gợi.

3. Đề thi minh hoạ

I. ĐỌC HIỂU

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN

Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tôi nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.

Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)

Câu 1. (1 điểm) Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào? Được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể có trong câu chuyện không?

Câu 2. (0,5 điểm) Chim Én giúp Mèn đi chơi bằng cách nào?

Câu 3. (0,5 điểm) Nêu tên biện pháp tu từ sử dụng trong câu sau: Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

Câu 4. (1,0 điểm) Cử chỉ hành động của hai con chim Én thể hiện phẩm chất tốt đẹp nào? Em suy nghĩ gì về hành động của Dế Mèn?

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy để nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác.

Câu 2 (5 điểm): Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

ĐÁP ÁN

I. Đọc hiểu

Câu 1.

- Các nhân vật: Chim Én, Dế Mèn

- Ngôi thứ 3.

- Người kể không có trong truyện.

Câu 2.

- Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa.

Câu 3. So sánh: nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

---(Để xem đầy đủ nội dung vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo năm học 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!   

 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF