Nhằm giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị trước kì thi HKII sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Công Nghệ 9 năm 2021-2022 được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần bài tập và lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm bài. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
Câu 1: Trình bày các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện?
Các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện:
- Bước 1: Vẽ đường dây nguồn
- Bước 2: Xác định vị trí đặt bảng điện, bóng đèn
- Bước 3: Bố trí các thiết bị điện lên bảng điện.
- Bước 4: Nối dây dẫn theo sơ đồ nguyên lý
Câu 2: Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi, kiểu ngầm?
- Mạng điện lắp đặt kiểu nổi là dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện như puli sứ, khuôn gỗ hoặc lồng trong đường ống bằng chất cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm xà,...
- Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm là dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng như tường, trần, sàn bê tông...và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà.
Câu 3: Nêu yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi?
Yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi:
- Đường dây phải song song với vật kiến trúc cao hơn mặt đất 2,5m trở lên và cách vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm.
- Tổng tiết diện của dây dẫn không vượt quá 40% tiết diện ống.
- Bảng điện phải cách mặt đất tối thiểu từ 1,3 đến 1,5 m.
- Khi dây dẫn đổi hướng hoặc phân nhánh thì phải tăng thêm kẹp ống.
- Không luồn dây khác cấp điện áp vào cùng một ống.
- Đường dây dẫn đi xuyên qua tường hoặc trần nhà phải luồn qua ống cách điện, hai đầu ống nhô ra khỏi tường 10mm.
Câu 4: Nêu ưu, nhược điểm của phương pháp lắp đặt mạch điện kiểu ngầm?
*Ưu điểm:
- Đảm bảo yêu cầu về mỹ thuật
- Tránh được tác hại của môi trừơng đến dây dẫn điện.
*Nhược điểm:
- Khó lắp đặt,
- Khó sửa chữa
Câu 5: Tại sao cần phải kiểm tra định kì về an toàn điện của mạng điện trong nhà?
- Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả.
- Phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
Câu 6: Khi kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà, cần phải tiến hành kiểm tra các phần tử nào của mạng điện?
Khi kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà, cần phải tiến hành kiểm tra các phần tử của mạng điện sau:
1. Kiểm tra dây dẫn điện.
2. Kiểm tra cách điện của mạng điện.
3. Kiểm tra các thiết bị điện:
a. Cầu dao, công tắc.
b. Cầu chì.
c. Ổ cắm điện và phích cắm điện.
4. Kiểm tra các đồ dùng điện.
Câu 7: Vẽ sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt của mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.
Câu 8: Vẽ sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt của mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn.
Câu 9: Vẽ sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt của mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn.
Câu 10: Vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm 2 cầu chì, hai công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn, 1 ổ cắm.
°Trả lời:
* Sơ đồ nguyên lí:
Học sinh tự vẽ
* Sơ đồ lắp đặt:
Học sinh tự vẽ
Câu 11: Vẽ sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt, lập bảng dự trù và quy trình lắp mạch đèn huỳnh quang?
°Trả lời:
* Sơ đồ nguyên lí:
Học sinh tự vẽ
* Sơ đồ lắp đặt:
Học sinh tự vẽ
* Lập bảng dự trù vật liệu, thiết bị và lựa chọn dụng cụ:
STT |
Tên dụng cụ, vật liệu và thiết bị |
Số lượng |
Yêu cầu kĩ thuật |
1 |
Cầu chì |
1 cái |
Các dụng cụ, vật liệu và thiết bị điện còn tốt, hoạt động tốt và an toàn. |
2 |
Công tắc 2 cực |
1 cái |
|
3 |
Đèn huỳnh quang |
1 bóng |
|
4 |
Chấn lưu |
1 cái |
|
5 |
Tắc te |
1 cái |
|
6 |
Máng đèn |
1 cái |
|
7 |
Đế đèn |
1 bộ |
|
8 |
Bảng điện |
1 cái |
|
9 |
Phích cắm |
1 cái |
|
10 |
Dao nhỏ, kềm, tua vít, băng cách điện,… |
|
|
11 |
Dây dẫn |
2m |
* Quy trình lắp mạch đèn huỳnh quang:
Vạch dấu → Khoan lỗ → Lắp TBĐ của BĐ → Nối dây bộ đèn → Nối dây mạch điện → Kiểm tra
Câu 12: Vẽ sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt, lập bảng dự trù và quy trình lắp sơ đồ cầu thang?
* Sơ đồ nguyên lí:
Học sinh tự vẽ
* Sơ đồ lắp đặt:
Học sinh tự vẽ
* Lập bảng dự trù vật liệu, thiết bị và lựa chọn dụng cụ:
STT |
Tên dụng cụ, vật liệu và thiết bị |
Số lượng |
Yêu cầu kĩ thuật |
1 |
Bảng điện |
2 cái |
Các dụng cụ, vật liệu và thiết bị điện còn tốt, hoạt động tốt và an toàn. |
2 |
Công tắc 3 cực |
2 cái |
|
3 |
Bóng đèn |
1 cái |
|
4 |
Cầu chì |
1 cái |
|
5 |
Dây dẫn |
1m |
|
6 |
Phích cắm |
1 cái |
|
7 |
Đui đèn |
1 cái |
|
8 |
Băng cách điện |
1 cuộn |
|
9 |
Tua vít, kềm, dao nhỏ |
|
*Quy trình lắp đặt mạch điện:
Vạch dấu → Khoan lỗ BĐ → Lắp TBĐ vào BĐ → Nối dây mạch điện → Kiểm tra
Câu 13: Phân biệt sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt?
°Trả lời:
* Sơ đồ nguyên lí: Là sơ đồ chỉ nêu lên mối liên hệ của các phần tử của mạch điện mà không thể hiện vị trí, cách lắp đặt, sắp xếp của chúng trong thực tế. Dùng để nghiên cứu nguyên lí làm việc của mạch điện, là cơ sở xây dựng sơ đồ lắp đặt.
* Sơ đồ lắp đặt: Là sơ đồ biểu thị rõ vị trí lắp đặt của các phần tử (thiết bị điện, đồ dùng điện, dây dẫn,…). Sơ đồ lắp đặt được sử dụng để dự trù vật liệu lắp đặt, sửa chữa mạng điện và thiết bị điện.
Câu 13: Vai trò của điện trong sản xuất và đời sống? Các biện pháp tiết kiệm điện.
°Trả lời:
* Vai trò của điện năng:
Điện năng có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống:
- Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy và thiết bị…trong sản xuất và đời sống xã hội.
- Nhờ có điện năng quá trình sản xuất được tự động hóa và cuộc sống con người có đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn.
* Biện pháp tiết kiệm điện:
- Giảm bớt dùng điện trong giờ cao điểm
- Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao
- Không sử dụng lãng phí điện năng
Câu 14: Nguyên nhân gây ra tai nạn điện. Biện pháp khắc phục.
°Trả lời:
* Nguyên nhân gây ra tai nạn điện:
- Do chạm trực tiếp vào vật mang điện.
- Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
- Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.
* Biện pháp khắc phục:
- Không đứng dưới cột điện khi có mưa hoặc có giông sét.
- Không tự ý leo lên cột điện hoặc vượt qua hàng rào trạm điện, chạm người vào dây chằng cột, dây nối đất, thùng điện kế, thùng cầu dao,… để đề phòng điện giật do rò điện khi trời mưa, giông, bão.
- Không tự ý tháo dỡ, sửa chữa các kết cấu của công trình điện.
- Không di chuyển, đi lại bằng tàu, thuyền, bè,… trong vùng ngập, lụt có đường dây điện sát với mặt nước để tránh bị phóng điện gây tai nạn. Cấm buộc gia súc và thuyền bè vào cột điện để đề phòng cột bị gãy đổ và bị điện giật.
- Khi thấy trụ điện ngã hoặc dây điện đứt không nên đến gần.
- Sử dụng các vật liệu, thiết bị điện an toàn, hoạt động tốt.
Câu 15: Kẻ bảng nêu tên gọi, công dụng và kí hiệu của các loại đông hồ đo điện.
°Trả lời:
STT |
Tên các loại đồng hồ đo điện |
Kí hiệu |
Đại lượng đo |
|
1 |
Ampe kế |
|
Cường độ dòng điện |
|
2 |
Vôn kế |
|
Hiệu điện thế |
|
3 |
Oát kế |
|
Công suất |
|
4 |
Công tơ điện |
|
Điện năng tiêu thụ |
|
5 |
Ôm kế |
|
Điện trở |
|
6 |
Đồng hồ vạn năng |
|
I, U , R |
-(Để xem nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Công Nghệ 9 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023956 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm