OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Tin học 8 năm 2022-2023

29/11/2022 1.21 MB 1321 lượt xem 10 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221129/668211513375_20221129_105206.pdf?r=3786
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo nội dung Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Tin học 8 năm 2022-2023 do HOC247 tổng hợp và biên soạn sẽ giúp các em củng cố kiến thức và hoàn thiện kỹ năng làm bài để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới. Chúc các em đạt được kết quả cao trong kì thi Học kì 1 sắp tới nhé!

 

 
 

1. Kiến thức cơ bản

1.1. Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình

- Mỗi ngôn ngữ lập trình thường gồm 2 thành phần cơ bản: bảng chữ cái và các quy tắc viết lệnh

- Bảng chữ cái

- Mọi ngôn ngữ lập trình đều có bảng chữ cái riêng

- Các câu lệnh chỉ được viết từ các chữ cái trong bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình

- Bảng chữ cái của các ngôn ngữ lập trình thường gồm: 

Bảng 1. Bảng chữ cái

- Các quy tắc:

+ Mỗi câu lệnh trong chương trình đều có quy tắc quy định cách viết các từ và thứ tự của chúng.

+ Mỗi câu lệnh đều có một ý nghĩa nhất định xác định thao tác mà máy tính cần thực hiện và kết quả đạt được.

1.2. Chương trình máy tính và dữ liệu

- Một số kiểu dữ liệu thường dùng:

Tên kiểu

Phạm vi giá trị

Integer

Số nguyên trong khoảng -215 đến 215 – 1

Real

Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 2,9x10-39 đến 1,7x1038 và số 0

Char

Một kí tự trong bảng chữ cái

String

Xâu kí tự, tối đa gồm 255 kí tự

- Kí hiệu của các phép toán số học trong Pascal:

Kí hiệu

Phép toán

Kiểu dữ liệu

+

Cộng

Số nguyên, số thực

-

Trừ

Số nguyên, số thực

*

Nhân

Số nguyên, số thực

/

Chia

Số nguyên, số thực

div

Chia lấy phần nguyên

Số nguyên

mod

Chia lấy phần dư

Số nguyên

Bảng 2. Kí hiệu của các phép toán số học trong Pascal

- Quy tắc tính các biểu thức số học trong ngôn ngữ Pascal:

+ Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên

+ Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, phép chia lấy phần nguyên (div) và phép chia lấy phần dư (mod) được thực hiện trước

+ Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải

+ Trong ngôn ngữ lập trình chỉ được sử dụng dấu ngoặc tròn

- Ngoài phép toán số học, ta thường so sánh các số:

Kí hiệu

Phép so sánh

Ví dụ

=

Bằng

5 = 5

Nhỏ hơn

3 < 5

Lớn hơn

9 > 6

Khác

6 ≠ 5

Nhỏ hơn hoặc bằng

5 ≤ 6

Lớn hơn hoặc bằng

9 ≥ 6

Bảng 3. Kí hiệu của các phép so sánh trong Toán học

- Kết quả của phép so sánh chỉ có thể là ĐÚNG hoặc SAI

- Khi viết chương trình, để so sánh dữ liệu (số, biểu thức,..) ta phải sử dụng các kí hiệu do ngôn ngữ lập trình quy định

- Trong ngôn ngữ Pascal:

Kí hiệu trong Pascal

Phép so sánh

Kí hiệu trong toán học

=

Bằng

=

Nhỏ hơn

Lớn hơn

<> 

Khác

<=

Nhỏ hơn hoặc bằng

>=

Lớn hơn hoặc bằng

Bảng 4. Kí hiệu của các phép so sánh trong Pascal

1.3. Sử dụng biến và hằng trong chương trình

* Việc khai báo biến gồm:

- Khai báo tên biến

- Khai báo kiểu dữ liệu của biến

- Lưu ý: Tên biến do người sử dụng đặt theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình.

- Cú pháp: Var  < Tên biến > : < Kiểu dữ liệu > ;

Trong đó:

Var là từ khóa dùng để khai báo biến

Tên biến do người lập trình đặt (theo quy tắc đặt tên trong Pascal)

Kiểu dữ liệu: Là kiểu dữ liệu của biến sẽ nhận trong chương trình (string, integer, char, real, boolean,…)

- Lưu ý 2: Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình, cú pháp khai báo biến có thể khác nhau.

* Các thao tác có thể thực hiện với các biến:

- Gán giá trị cho biến;

- Tính toán với các biến. 

- Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình, cách viết lệnh gán cũng có thể khác nhau. Trong Pascal, người ta dùng phép gán là dấu kép (:=) để phân biệt với phép so sánh là dấu bằng (=).

* Lệnh gán

Cú pháp:   < Tên biến > := < Biểu thức cần gán giá trị cho biến > ;

* Hằng

- Tương tự như biến, hằng cũng là một công cụ lưu trữ dữ liệu. Khác với biến, hằng là một đại lượng có giá trị không đổi trong suốt chương trình.

- Cú pháp:  Const < Tên hằng > = < Giá trị > ;

- Trong đó: Const là từ khóa để khai báo hằng

Ví dụ 4:  Trong chương trình Pascal, để dùng hằng số Pi = 3.14. Ta khai báo như sau: Const Pi=3.14;

Lưu ý: Sau khi khai báo hằng, trong chương trình hằng được sử dụng là một đại lượng để tính toán.

Lưu ý: Sử dụng hằng trong chương trình:

- Hằng phải được khai báo

- Gán giá trị cho hằng ngay khi khai báo

- Không thể dùng câu lệnh gán giá trị cho hằng trong chương trình

1.4. Từ bài toán đến chương trình

a. Khái niệm thuật toán

- Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán

- Giải bài toán trên máy tính nghĩa là đưa cho máy tính dãy hữu hạn các thao tác đơn giản (thuật toán) để máy tính thực hiện và cho kết quả

- Chương trình chỉ là thể hiện của thuật toán trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể

b. Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm 3 bước:

Xác định bài toán:

Xác định thông tin đã cho (Input)

Thông tin cần tìm (Output)

Mô tả thuật toán: Tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các lệnh cần phải thực hiện

Viết chương trình: Dựa vào mô tả thuật toán, ta viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình

1.5. Câu lệnh điều kiện

a. Dạng thiếu

Cú pháp:

If < Điều kiện > then

            < Câu lệnh >;

Hoạt động: Chương trình sẽ kiêm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua.

b. Dạng đủ

Cú pháp:

If < Điều kiện > then

            < Câu lệnh 1 >

Else

      < Câu lệnh 2 >;

Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.

2. Bài tập vận dụng

Câu 1: Chương trình máy tính được theo các bước:

A. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình

B. Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy

C. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình rồi dịch chương trình thành ngôn ngữ máy

D. Viết chương trình trên giấy rồi gõ vào máy tính

Chương trình máy tính được tạo ra gồm:

+ Bước 1: Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình

+ Bước 2: Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy

Đáp án: C

Câu 2: Tại sao cần viết chương trình?

A. viết chương trình giúp con người

B. điều khiển máy tính

C. một cách đơn giản và hiệu quả hơn

D. Cả A, B và C

 Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể. Viết chương trình giúp con người điều khiển máy tính đơn giản và hiệu quả hơn.

Đáp án: D

Câu 3: Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc như thế nào?

A. thông qua một từ khóa

B. thông qua các tên

C. thông qua các lệnh

D. thông qua một hằng

Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh. Máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh đó từ trên xuống dưới.

Đáp án: C

Câu 4: Viết chương trình là:

A. hướng dẫn máy tính

B. thực hiện các công việc

C. hay giải một bài toán cụ thể

D. Cả A, B và C

 Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể. Viết chương trình giúp con người điều khiển máy tính đơn giản và hiệu quả hơn.

Đáp án: D

Câu 5: Theo em hiểu viết chương trình là :

A. Tạo ra các câu lệnh được sắp xếp theo một trình tự nào đó

B. Viết ra một đoạn văn bản được sắp xếp theo chương trình

C. Viết ra các câu lệnh mà em đã được học

D. Tạo ra các câu lệnh để điều khiển Robot

 Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể, thông qua các câu lệnh được sắp xếp theo một trình tự nào đó để máy tính hiểu và thực hiện được.

Đáp án: A

Câu 6: Phần khai báo gồm các câu lệnh dùng để :

 A. Khai báo tên chương trình

 B. Khai báo các thư viện

 C. Khai báo tên chương trình và khai báo các thư viện

 D. Khai báo từ khóa

 Phần khai báo gồm các câu lệnh dùng khai báo tên chương trình, khai báo các thư viện, khai báo hằng, biến.

Đáp án: C

Câu 7: Để chạy chương trình em nhấn tổ hợp phím:

A. Alt+F9

B. Ctrl+F9

C. Shift+F9

D. Alt+F2

Để chạy chương trình em nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9. Để biên dịch để kiểm tra lỗi chương trình nhấn tổ hợp phím Alt+F9.

Đáp án: B

Câu 8: Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là:

A. là những từ dành riêng

B. cho một mục đích sử dụng nhất định

C. cho những mục đích sử dụng nhất định

D. A và B

Từ khóa là những từ dành riêng, không được dùng các từ khóa này cho bất kì mục đích nào khác. Ví dụ trong NNLT Pascal : Program, Uses, Begin, Writeln…là những từ khóa.

Đáp án: D

Câu 9: Tên chương trình do ai đặt?

A. học sinh

B. sinh viên

C. người lập trình

D. A và B

Tên chương trình do người lập trình đặt, phải tuân thủ theo các quy tắc của ngôn ngữ lập trình cũng như của chương trình dịch và thỏa mãn:

+ Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau

 + Tên không được trùng với các từ khóa

 + Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.

Đáp án: C

Câu 10: Cách đặt tên nào sau đây không đúng ?

A. Tugiac

B. CHUNHAT

C. End

D. a_b_c

Quy tắc dặt tên:

+ Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau

+ Tên không được trùng với các từ khóa

+ Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.

→ End trùng với từu khóa trong ngôn ngữ lập trình.

Đáp án: C

Câu 11: Câu lệnh Writeln(‘y=’ , 15 div 4 +5); sẽ in ra kết quả:

A. 8

B. y= 8

C. y=3

D. 20

trong câu lệnh Write/ Writeln các nội dung trong dấu nháy đơn sẽ được in ra màn hình. Theo sau dấu phẩy là giá trị được tính toán của phép toán 15 div 4 +5 = 3 + 5 = 8

Đáp án: B

Câu 12: Kiểu số nguyên có phạm vi giá trị từ........

A. 0 đến 127

B. – 215 đến 215 - 1

C. 0 đến 255

D. -100000 đến 100000

Phạm vi giá trị của kiểu integer Từ -215 (= -32768) đến 215 -1 (=32767).

Đáp án: B

Câu 13: Chọn phép toán sai trong các phép toán viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal dưới đây:

A. x≥(m+5)/(2∗a)x≥(m+5)/(2∗a)

B. x>=(m+5)/(2∗a)x>=(m+5)/(2∗a)

C. x>=(m+5)/2∗ax>=(m+5)/2∗a

D. Tất cả các phép toán trên

Trong ngôn ngữ lập trình (NNLT) Pascal:

+ chỉ sử dụng dấu ngoặc đơn () để viết các biểu thức số học.

+ Các phép toán +, -, x, :, trong toán học sẽ được chuyển đổi thành +, -, *, /, trong NNLT Pascal.

+Các phép so sánh ≥, ≤, ≠, >, < , trong toán học sẽ được chuyển đổi thành >=, <=, <>, >, <, trong NNLT Pascal.

Đáp án: D

Câu 14: Trong Pascal khai báo nào sau đây là đúng?

A. var tb: real;

B. 4hs: integer;

C. Const x: real;

D. Var r =30;

Cấu trúc khai báo biến có dạng : var < danh sách biến > : <  kiểu dữ liệu > ;

Trong đó danh sách biến được cách nhau bởi dấu phẩy.

Đáp án: A

Câu 15: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, kiểu dữ liệu nào trong các kiểu sau có miền giá trị lớn nhất?

A. Byte

B. Longint

C. Word

D. Integer

+ Byte có miền giá trị từ 0 đến 255.

+ Integer có miền giá trị từ -32768 đến 32767

+ Word có miền giá trị từ 0 đến 65535

+ Longint có miền giá trị từ -2147483648 đến 2147483647

Đáp án: B

Câu 16: Giả sử A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu xâu, X là biến với kiểu dữ liệu số thực. Phép gán sau đây là không hợp lệ không?

A. X:=4.1;

B. X:=324.2;

C. A:= ‘3242’;

D. A:=3242 ;

A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu xâu → A phải được gán với xâu kí tự (được bao trong dấu nháy), X là biến với kiểu dữ liệu số thực → X là số thực.

Đáp án: D

Câu 7: Khai báo sau có ý nghĩa gì?

Var a: Real; b: Char;

A. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số thực và biến b thuộc kiểu dữ liệu kí tự

B. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số nguyên và biến b thuộc kiểu dữ liệu xâu kí tự

C. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số nguyên và biến b thuộc kiểu dữ liệu kí tự

D. Các câu trên đều sai

Real là kiểu dữ liệu số thực, Char là kiểu dữ liệu kí tự.

Đáp án: A

Câu 18: Biến là:

A. Là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

B. Là đại lượng có giá trị luôn thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

C. Là đại lượng dùng để tính toán

D. Là đại lượng dùng để khai báo tên chương trình

Câu 19: Cách khai báo nào sau đây là đúng:

A. const k= 'tamgiac';

B. Var g :=15;

C. Const dien tich;

D. var chuvi : byte;

Trong Pascal, từ khóa để khai báo biến là Var. Cấu trúc khai báo biến có dạng: var < danh sách biến > : <  kiểu dữ liệu > ;

Đáp án: D

Câu 20: Đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình được gọi là:

A. Tên

B. Từ khóa

C. Biến

D. Hằng

Hằng là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Cấu trúc khai báo hằng là: CONST < Tên hằng > = < giá trị > ;

Trong đó Tên hằng được đặt theo quy tắc Pascal.

Đáp án: D

Câu 21: Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm 3 bước

+ B1: Xác định bài toán, bao gồm xác định điều kiện cho trước và xác định kêt quả cần đạt được

+ B2: Mô tả thuật toán, liệt kê các thao tác cần thực hiện.

+ B3: Viết chương trình, dùng thuật toán vừa viết ra chuyển thành chương trình để máy tính có thể hiểu và thực hiện.

Đáp án: B

Câu 22: Thứ tự các bước giải bài toán trên máy tính:

A. Xác định bài toán → Viết chương trình → Mô tả thuật toán

B. Xác định bài toán → Mô tả thuật toán → Viết chương trình

C. Mô tả thuật toán → Xác định bài toán → Viết chương trình

D. Viết chương trình → Xác định bài toán → Mô tả thuật toán

Các bước giải bài toán trên máy tính là: Xác định bài toán (xác định Input, Output) → Mô tả thuật toán (các bước giải bài toán) → Viết chương trình (dùng ngôn ngữ lập trình để viết chương trình giúp máy tính hiểu và thực hiện được).

Đáp án: B

Câu 23: Hãy cho biết kết quả sau khi thực hiện thuật toán sau:

Bước 1. Tam←x;

Bước 2. x←y;

Bước 3. y← tam;

A. Giá trị của biến x bằng giá trị của biến y

B. Hoán đổi giá trị hai biến x và y

C. Giá trị của biến y bằng giá trị của biến x

D. Khác

Kết quả thuật toán trên là hoán đổi giá trị hai biến x và y. với ý tưởng thuật toán là:

- B1: tam:= x, khi đó tam có giá trị của x

- B2: x := y, khi đó x có giá trị của y

- B3: y := tam, khi đó y có giá trị của x.

Đáp án: B

Câu 24: Hãy xác đinh bài toán sau: "Tìm số lớn nhất trong dãy n số tự nhiên cho trước"?

A. INPUT: Dãy n số tự nhiên. OUTPUT: Số lớn nhất trong dãy n số.

B. INPUT: Dãy n số tự nhiên. OUTPUT: Số các số lớn nhất trong dãy n số.

C. INPUT: Số lớn nhất trong dãy n số. OUTPUT: Dãy n số tự nhiên.

D. INPUT: Số các số lớn nhất trong dãy n số. OUTPUT: Dãy n số tự nhiên.

Trong bài toán thì Input là giá trị đề bài đã cho, Output là giá trị cần tìm. Vậy trong bài toán trên INPUT là dãy n số tự nhiên. OUTPUT là số lớn nhất trong dãy n số.

Đáp án: A

Câu 25: Hãy chọn phát biểu Đúng:

A. Các bước giải bài toán trên máy tính là: Mô tả thuật toán → Xác định bài toán → Viết chương trình

B. Cần phải xác định bài toán trước khi giải bài toán trên máy tính

C. Máy tính có hiểu được chương trình viết bằng ngôn ngữ tự nhiên

D. Với mỗi bài toán cụ thể, phải lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp rồi mới xây dựng thuật toán giải bài toán đó

Để giải một bài toán cần phải xác định bài toán (Input, Output) trước khi giải bài toán trên máy tính.

Đáp án: B

Câu 26: Để tìm giá trị lớn nhất của 2 số a, b thì ta viết:

A. Max:=a; If b>Max then Max:=b;

B. If a>b then Max:=a else Max:=b;

C. Max:=b; If a>Max then Max:=a;

D. Cả 3 câu đều đúng.

Trong câu A, C sử dụng lệnh gán và cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

Câu B dử dụng cấu trúc dạng đủ.

Đáp án: D

Câu 27: Hãy chọn cách dùng sai . Muốn dùng biến X lưu giá trị nhỏ nhất trong các giá trị của hai biến A, B có thể dùng cấu trúc rẽ nhánh như sau :

A. if A <= B then X := A else X := B;

B. if A < B then X := A;

C. X := B; if A < B then X := A;

D. if A < B then X := A else X := B;

Câu lệnh if A < B then X := A; → chỉ đưa ra được trường hợp A B thì không đưa ra được giá trị nhỏ nhất trong hai biến.

Đáp án: B

Câu 28:

IF a>8 THEN b:=3 ELSE b:=5;

Khi a nhận giá trị là 0 thì b nhận giá trị nào?

A. 0

B. 5

C. 8

D. 3

ta có 0 < 8 nên điều kiện a>8 là sai vậy sẽ thực hiện câu lệnh sau Else → b=5;

Đáp án: B

Câu 29: Chọn câu lệnh Pascal hợp lệ trong các câu sau:

A. If x : = a + b then x : = x + 1;

B. If a > b then max = a;

C. If a > b then max : = a else max : = b;

D. If 5 := 6 then x : = 100;

Theo sau If là các phép toán điều kiện. Các phép toán điều kiện như >, <, >=, <=, <> → loại A, D

Phép gán phải là dấu := → loại B

Vậy câu lệnh If a > b then max : = a else max : = b; là đúng

Đáp án: C

Câu 30: Hãy cho biết giá trị của biến X bằng bao nhiêu sau khi thực hiện câu lệnh:

X:= 10;

IF (91 mod 3 ) = 0 then X :=X+20;

A. 10

B. 30

C. 2

D. 1

Ta có 91: 3 dư 1 nên không thực hiện câu lệnh sau then. Vậy X vẫn nhận giá trị ban đầu là 10.

Đáp án: A

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Tin học 8 năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF