OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 8 năm 2022-2023

29/11/2022 955.34 KB 644 lượt xem 6 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221129/88679905612_20221129_094637.pdf?r=3827
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Thông qua nội dung Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2022-2023 HOC247 mong muốn sẽ giúp các em hoàn thiện kỹ năng làm bài trắc nghiệm và kỹ năng vẽ - nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, ..... Đồng thời củng cố các kiến thức đã học. Chúc các em đạt được kết quả cao trong kì thi Học kì 1 sắp tới nhé!

 

 
 

1. Kiến thức cơ bản

1.1. Nêu đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á

- Địa hình:

+ Có nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính đông - tây, bắc – nam và các sơn nguyên cao đồ sộ, tập trung ở trung tâm.

+ Nhiều đồng bằng rộng lớn

+ Nhìn chung địa hình chia cắt phức tạp.

- Khoáng sản: phong phú, có trữ lượng lớn: dầu mỏ, khí đốt, than, kim loại màu, …

1.2. Trình bày, giải thích đặc điểm khí hậu châu Á

- Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, lãnh thổ rất rộng, lại chịu ảnh hưởng của địa hình (các dãy núi và sơn nguyên cao) đã làm cho châu Á có nhiều đới khí hậu. Trong các đới khí hậu lại có nhiều kiểu khí hậu.

- Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.

- Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do: châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển…

1.3. Trình bày nơi phân bố và tên các kiểu khí hậu gió mùa ở châu Á

- Phổ biến nhất vẫn là kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa. Kiểu khí hậu gió mùa bao gồm gió mùa nhiệt đới (ở Nam Á và Đông Nam Á); gió mùa.

- Khí hậu gió mùa châu Á: phân bố ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.

- Tên các kiểu khí hậu gió mùa châu Á: Ôn đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa,nhiệt đới gió mùa.

1.4. Trình bày đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư kinh tế- xã hội của Tây Nam Á

- Vị trí chiến lược quan trọng.

- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.

- Khí hậu nhiệt đới khô.

- Nguồn tài nguyên: dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới.

- Dân cư chủ yếu theo đạo Hồi.

- Chính trị, kinh tế: Không ổn định.

- Tây Nam Á có một vị trí rất chiến lược: Nằm ở ngã ba của ba châu lục (Á, Âu, Phi), tiếp giáp với nhiều vịnh biển (biển Caxpi, biến Đen, Địa Trung Hải, biển Đỏ, vịnh Pecxích).

- Địa hình có nhiều núi và cao nguyên.

- Là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn, tập trung ở nhiều nước (A-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét) là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

- Dân cư châu Á phần lớn là người Ả-rập, theo đạo Hồi. Phân bố chủ yếu ở ven biển, các thung lũng có mưa, ...

- Là cái nôi của nền văn minh Cổ đại.

- Là khu vực mà tình hình kinh tế, chính trị đang diễn ra rất phức tạp.

1.5. Trình bày đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư kinh tế- xã hội của Nam Á

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình.

- Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

- Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển.

- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất.

- Nằm ở Nam Á, có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng.

- Địa hình chia làm ba miền: Phía Bắc là dãy Himalaya, phía Nam là sơn nguyên Đêcan, ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng rộng lớn.

- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Gió Tây Nam có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.

- Nam Á có nhiều sông lớn như: Sông An, sông Hằng,...

- Nam Á có nhiều cảnh quan: Rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

- Nam Á là khu vực tập trung dân cư đông nhất thế giới, trong đó Ấn Độ có dân số hơn 1 tỉ người. 

- Dân cư Nam Á chủ yếu là theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, ngoài ra còn theo Thiên Chúa giáo, đạo Xích và Phật giáo.

- Tôn giáo có vai trò rất lớn đối với đời sống kinh tế, chính trị của các nước trong khu vực này.

- Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển.

- Khu vực Nam Á trước kia mang tên chung là Ấn Độ, thuộc địa của đế quốc Anh.

- Ấn Độ là nước lớn nhất, đông dân nhất và có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:

+ Công nghiệp Ấn Độ có nhiều ngành đạt trình độ cao.

+ Nông nghiệp đã đạt được những thành tựu lớn, nhờ cuộc “cách mạng xanh” “cách mạng trắng”.

2. Kỹ năng

- Đọc các bản đồ, lược đồ về kinh tế châu Á và bản đồ, lược đồ về tự nhiên, dân cư, kinh tế các khu vực châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của châu Á, về tự nhiên, dân cư, kinh tế một số khu vực của châu Á.

- Phân tích các bảng thống kê về kinh tế.

- Giải quyết vấn đề thực tiễn

3. Bài tập vận dụng

Câu 1: Quốc gia nào sau đây không là nước công nghiệp mới?

A. Hàn Quốc.              B. Đài Loan.               C.  Việt Nam.             D. Xin-ga-po.

Câu 2: Năm 2020 Việt Nam có GDP/người khoảng 2.800 USD/ người/năm. Nước ta nằm trong nhóm nước

A. có thu nhập thấp.                                        B. thu nhập trung bình dưới.

C.  thu nhập trung bình trên.                           D. thu nhập cao.

Câu 3: Phần lục địa châu Á  không tính các đảo có diện tích

A. 40,5 triệu km².        B. 41,5 triệu km².        C. 44,5 triệu km².        D. 42 triệu km².

Câu 4: Ở châu Á, sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu do băng tuyết tan là sông

A. Mê Kông.               B. Tigrơ.                      C. Lê Na.        D. Trường Giang.

Câu 5: Khu vực Đông Nam Á lục địa phần lớn mang khí hậu

A. Nhiệt đới.               B. Gió mùa.                 C. Nhiệt đới khô.        D. Hải dương.

Câu 6: Trung Quốc giải quyết tốt vấn đề lương thực từ 2002 là nhờ vào

A. diện tích lãnh thổ mở rộng.                        B. trồng lương thực ở vùng núi.

C.  khí hậu điều hòa hơn.                               D. áp dụng KHKT.

Câu 7: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ. Theo số liệu 2020, thứ tự quy mô kinh tế từ lớn đến nhỏ là:

A. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ.

B. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

C.  Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc.

D. Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Câu 8: Cảnh quan chủ yếu của Đông Nam Á:

A. Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh

B. Rừng là kim

C. Xavan cây bụi

D. Hoang mạc và bán hoang mạc

Câu 9: Sông Ti-grơ nằm ở khu vực nào của Châu Á?

A. Đông Á.                 B. Tây Nam Á.                      

C.  Bắc Á.                   D. Nam Á.

Câu 10: Đông Nam Á là cầu nối giữa châu  

A. Á - Âu.                   B. Á – Mỹ.                             

C. Á - Phi.                   D. Á – Úc.

Câu 11: Nước nào sau đây không nằm trong vùng lãnh thổ Đông Á?

A. Trung Quốc.           B. Hàn Quốc.                         

C. Mông Cổ.               D. Đài Loan.

Câu 12: Khí hậu phía Tây khu vực Đông Á là

A. nhiệt đới.                B. ôn đới.                               

C. lục địa.                    D. nhiệt đới gió mùa.

Câu 13: Con sông nào là ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Nga?

A. Sông Ấn.                B. Trường Giang.                   

C. A Mua.                   D. Hoàng Hà.

Câu 14: Đâu là quốc gia theo Hồi giáo?

A. Nê -pan.                  B. Thái Lan.                           

C. I-xra-en.                 D. Hàn Quốc.

Câu 15: Khu vực Nam Á được chia thành mấy miền địa hình khác nhau?

A. 2 miền.                   B. 3 miền.                               

C. 4 miền.                   D. 5 miền.

Câu 16: Ranh giới giữa Nam Á và Trung Á là dãy núi

A. Gát Tây.                 B. Cap-ca.                              

C. Hy-ma-lay-a.          D. Gát Đông.

Câu 17: Khu vực Nam Á có khí hậu:

A. Cận nhiệt đới.         B. Nhiệt đới gió mùa.

C. Nhiệt đới khô.        D. Xích đạo.

Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho các nước Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng có cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á:

A. địa hình                              B. gió mùa                  

C. giáp biển                D. dòng biển

Câu 19: Lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất của khu vực có khí hậu

A. ôn đới lục địa.                                            B. nhiệt đới khô.

C. nhiệt đới gió mùa.                                      D. ôn đới hải dương.

Câu 20: Những nước nào sau đây xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất thế giới?

A. Thái Lan, Việt Nam.                                  B. Trung Quốc, Ấn Độ.

C. Nga, Mông Cổ.                                          D. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a.

Câu 21: Đông Á gồm mấy bộ phận?

A. 1                                        B. 2                             C. 3                  D. 4

Câu 22: Đông Á tiếp giáp với đại dương nào

A. Bắc Băng Dương.                                     B. Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương.                                     D. Đại Tây Dương.

Câu 23: Hệ thống núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở đâu phần đất liền của Đông Á?

A. Phía tây Trung Quốc.                                B. Phía đông Trung Quốc.

C. Bán đảo Triều Tiên.                                   D. Toàn bộ lãnh thổ phần đất liền.

Câu 24: Phần hải đảo của Đông Á chịu những thiên tai nào?

A. Bão tuyết                                                   B. Động đất, núi lửa

C. Lốc xoáy                                                    D. Hạn hán kéo dài

Câu 25: Phần phía đông đất liền và phần hải đảo của Đông Á chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào?

A. Khí hậu gió mùa                                       B. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải

C. Khí hậu lục địa                                          D. Khí hậu núi cao

Câu 26 : Cảnh quan chủ yếu của nửa phía tây phần đất liền Đông Á là:

A. Rừng lá kim và rừng hỗn hợp

B. Rừng là kim

C. Xavan cây bụi

D. Thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc

Câu 27: Nam Á là nơi phát sinh ra hai tôn giáo lớn nào?

A. Ấn Độ giáo và Hồi giáo                            B. Ấn Độ giáo và Ki-tô-giáo

C. Ấn Độ giáo và Phật giáo                           D. Phật giáo và Hồi giáo

Câu 28: Đông Nam Á chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào?

A. Khí hậu gió mùa                                         B. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải

C. Khí hậu lục địa                                           D. Khí hậu núi cao

Câu 29: Quốc gia phát triển nhất Nam Á là:

A. Ấn Độ                    B. Nê-pan                    C. Băng-la-det            D. Pa-kit-tan

Câu 30: Hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết các nước trong khu vực Nam Á là:

A. Dịch vụ                  B. Công nghiệp          

C. Nông nghiệp          D. Khai thác dầu mỏ

Câu 31 : Nam Á có bao nhiêu quốc gia?

A. 7                             B. 8                                        C. 9                              D. 10

Câu 32: Đông Á là khu vực đông dân thứ mấy của châu Á?

A.   1                           B. 2                                        C. 3                              D. 4

Câu 33: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm phát triển kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á?

A. Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

 B. Quá trình phát triển từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu.

C. Có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

D. Các nước phát triển mạnh: Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc

Câu 34: Ngành công nào không phải ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản:

A. Công nghiệp khai khoáng

B. Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện tử, người máy công nghiệp.

C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt,…

D. Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển

Câu 35: Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là:

A. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

B. Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện tử, người máy công nghiệp.

C. Công nghiệp dệt may

D. Công nghiệp khai khoáng

Câu 36: Đâu không phải là nhận định đúng về kinh tế những năm trở lại đây của Trung Quốc?

 A. Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện.

B. Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh, phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

D. Chính trị bất ổn, hay xảy ra biến động kinh tế

Câu 37: Phần đất liền Đông Nam Á có tên là:

A. Bán đảo Ấn Độ                                                     B. Đông Dương

C. Bán đảo Trung Ấn                                                 D. Mã-lai

Câu 38: Đông Nam Á là cầu nối của hai đại dương nào?

A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.                  B. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.                    D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Câu 39: Các dải núi ở bán đảo Trung Ấn có hướng chủ yếu là:

A. bắc- nam và tây bắc-đông nam.                            B. tây-đông và bắc- nam.

C. tây – đông hoặc gần tây-đông.                              D. bắc- nam hoặc gần bắc-nam

Câu 40: Phần hải đảo của Đông Nam Á chịu những thiên tai nào?

A. Bão tuyết               B. Động đất, núi lửa, bão       

C. Lốc xoáy                D. Hạn hán kéo dài

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

C

C

B

C

C

D

C

A

B

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

C

C

C

C

A

C

B

C

C

A

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

ĐA

B

C

A

B

A

D

C

A

A

C

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

ĐA

A

A

C

A

B

D

C

C

C

B

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF