HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 8 tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 8 năm 2022-2023 do HOC247 tổng hợp và biên soạn giúp các em hoàn thiện kiến thức Sinh học 8 đồng thời củng cố kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 8 cũng như trình bày các câu hỏi tự luận. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng. Chúc các em học tốt nhé!
Câu 1: Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần.
- Cơ thể người gồm 3 phần: đầu, thân, chân tay
Câu 2: Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong tế bào.
- Cấu tạo tế bào gồm:
+ Màng sinh chất.
+ Chất tế bào gồm các bào quan: Kể tên
+ Nhân: nhiễm sắc thể, nhân con.
- Chức năng: Bảng 3-1 sgk (trang 11)
Câu 3: Mô là gì? Kể tên các loại mô chính.
- K/n: Mô là một tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau đảm nhận chức năng nhất định.
- Gồm 4 loại mô chính: Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.
Câu 4: Nêu cấu tạo và chức năng của nơron.
- Cấu tạo nơron gồm :
+ Thân: chứa nhân, xung quanh nhân là tua ngắn gọi là sợi nhánh
+ Tua dài (Sợi trục) có bao Miêlinà nơi tiếp nối nơron gọi là xi náp.
- Chức năng cuả nơron :
+ Cảm ứng : là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích băng hình thức phát sinh xung thần kinh
+ Dẫn truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định
- 3 loại nơron: + Nơ ron hướng tâm (cảm giác)
+ Nơ ron trung gian (liên lạc)
+ Nơ ron li tâm (vận động)
Câu 5: Phản xạ là gì ? Cho VD.
Cung phản xạ là gì? Các thành phần tạo nên một cung phản xạ là gì?
a, Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. VD: Chạm vào vật nóng rụt tay lại.
b, Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.
- Cung phản xạ gồm 5 thành phần: + Cơ quan thụ cảm.
+ Nơ ron hướng tâm.
+ Trung ương thần kinh.
+ Nơ ron ni tâm.
+ Cơ quan phản ứng.
Câu 6: Bộ xương gồm mấy phần ? Mỗi phần gồm những xương nào? Bộ xương người có chức năng gì ?
*Thành phần của bộ xương:
- Xương đầu: gồm xương sọ phát triển hơn xương mặt, xương mặt có lòi cằm
- Xương thân: cột sống có 33 hoặc 34 đốt khớp lại, có 4 chỗ cong (cổ, ngực, thắt lưng, cùng) phần ngực có xương sườn, xương ức
- Xương chi: + Đai xương gồm đai vai và đai hông
+ Các xương gồm xương cánh, ống, bàn, ngón tay, xương đùi, ống bàn ngón chân.
*Vai trò của bộ xương:
- Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định (dáng đứng thảng)
- Làm chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động dễ dàng
- Bảo vệ các nội quan bên trong
Câu 7: Khớp xương là gì? Kể tên các loại khớp và vai trò của từng loại khớp.
- K/n: Khớp xương là nơi tiếp giáp giữ các đầu xương.
- Phân loại:
+ Khớp động: cử động dễ dàng hai đầu xương có lớp sụn, giữa là dịch khớp, ngoài là dây chằng.
+ Khớp bán động: giữa 2 đầu xương là đĩa sụnà hạn chế cử động của khớp
+ Khớp bất động các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa à không cử động được.
Câu 8: Cấu tạo và chức năng của xương dài? Bảng 8-1 sgk trang 29
Câu 9: Xương dài ra và to ra do đâu?
- Xương dài ra do sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng.
- Xương to thêm nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương.
Câu 10: Thành phần hoá học và tính chất của xương.
- Thành phần hoá học của xương gồm: + Chất vô cơ (muối khoáng)
+ Chất hữu cơ (chất cốt giao)
- Tính chất của xương rắn chắc và đàn hồi.
Câu 11: cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ. Tính chất của cơ. Ý nghĩa.
- Cấu tạo bắp cơ: gồm nhiều bó cơ ngoài là màng liên kết, hai đầu thon có gân bám vào hai đầu xương qua khớp, phần giữa phình to gọi là bụng cơ
- Tế bào cơ (sợi cơ) gồm nhiều tơ cơ gồm 2 loại:
+ Tơ cơ dày có các mấu lồi sinh chấtà tạo vân tối
+ Tơ cơ mảnh trơn tạo vân sáng
Tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau theo chiều dọc à tạo vân ngang (vân tối, vân sáng)
- Tính chất của cơ là co và dãn.
-> Ý nghĩa: Cơ co giúp xương cử động à cơ thể vận động, lao động, di chuyển à trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ.
Câu 12: a, Công của cơ là gì? Phụ thuộc vào yếu tố nào?Viết công thức tính công của cơ
b, Mỏi cơ là gì? Nguyên nhân? Biện pháp chống mỏi cơ.
a, Công của cơ:
- K/n: Khi cơ co tạo ra một lực tácđộng vào vật làm vật di chuyển lúc đó sinh ra công
- Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố: trạng thái thần kinh, nhịp độ lao động, khối lượng của vật.
- Công thức tính công của cơ: A = F.s (F: lực tác động (niu tơn); s là quãng đường (m))
b, Mỏi cơ là gì? Nguyên nhân? Biện pháp chống mỏi cơ.
- K/n: Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu à biên độ co cơ giảm à ngừng.
- Nguyên nhân của sự mỏi co: Do lương ỗi cung cấp cho cơ thiếu, năng lượng cung cấp ít. Sản phẩm tạo ra là áit lắctíc tích tụ đầu độc cơ à Cơ mỏi
- Biện pháp chống mỏi cơ: Hít thở sâu, uống nước đường và có thời gian lao động học tập nghỉ ngơi hợp lý.
Câu 13: Sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú.
- Cơ nét mặt biểu hiện trạng thái khác nhau.
- Cơ vận động lưỡi phát triển.
- Cơ tay phân hoá làm nhiều nhóm nhỏ như cơ gập duỗi tay, cơ co duỗi các ngón, đặc biệt là cơ ngón cái.
- Cơ chân lớn, khoẻ, cử động chân chủ yếu là gấp và duỗi.
Câu 14: Để bộ xương và hệ cơ phát triển tốt cần làm gì?
*Để bộ xương và hệ cơ phát triển tốt cần:
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng
- Rèn luyện thân thể lao động vừa sức
*Để chống cong vẹo cột sống cần:
- Mang vác đều cả 2 vai
- Tư thế ngồi học và làm việc và học tập phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo.
Câu 15: Máu gồm những thành phần nào? Nêu chức năng từng thành phần.
*Thành phần: Máu gồm huyết tương và các té bào máu (hồng cầu, bạch cầu. tiểu cầu)
* Chức năng từng thành phần.
- Huyết tương: chiếm 55% thể tích của máu -> duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
- Các tế bào máu chiếm 45% thể tích máu gồm:
+ Hồng cầu: Vận chuyển ôxi và cacbonic
+ Bạch cầu: Tạo các hàng rào bảo vệ cơ thể (Có 5 loại: BC ưa kiềm, BC ưa axít, BC trung tính BC lim phô, BC mônô).
+ Tiểu cầu: Giúp quá trình đông máu.
Câu 16: Môi trường trong cơ thể gồm: Máu, nước mô, bạch huyết. Các thành phần có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Câu 17: Bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
Bạch cầu đã tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể:
- Sự thực bào: là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng đi (bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô)
- Tế bào limphô B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể gây kết dính các kháng nguyên.
- Tế bào limphô T đã phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng rồi tiết ra các Prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào nhiễm bị phá huỷ.
Câu 18: Miễn dịch là gì ? Có mấy loại miễn dịch ?
- K/n: Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.
- Có 2 loại:
+ Miễn dịch tự nhiên: Có được một cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra (miễn dịch bẩm sinh) hay sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh (MD tập nhiễm).
+ Miễn dịch nhân tạo: Có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh.
------------ Còn tiếp ------------
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 8 năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo thêm các tài liệu sau:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 8 năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn Tiếng Anh 8 năm 2022-2023
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231334 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023931 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023317 - Xem thêm