OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2022-2023

28/11/2022 969.85 KB 271 lượt xem 5 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221128/11478205751_20221128_134415.pdf?r=2508
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Qua nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2022-2023 do HOC247 tổng hợp và biên soạn giúp các em hoàn thiện kiến thức Sinh học 9 đồng thời củng cố kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 9 cũng như trình bày các câu hỏi tự luận. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng. Chúc các em học tốt nhé!

 

 
 

A. LÝ THUYẾT

Mô tả quá trình tự nhân đôi của ADN

Quá trình nhân đôi ADN

- Thời gian và địa điểm: ADN tự nhân đôi diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian.

- Diễn biến:

+ Dưới tác động của enzim 2 mạch ADN tháo xoắn, tách nhau dần theo chiều dọc.

+ Các nuclêôtit trên 2 mạch ADN liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS A – T, G – X.

+ 2 mạch mới của 2 ADN dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và theo chiều ngược nhau.

+ Sau khi tổng hợp xong, 2 ADN con đóng xoắn và sau này chúng được phân chia cho 2 tế bào con.

- Kết quả: Từ 1 ADN mẹ, qua quá trình nhân đôi, tạo được 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ.

- Ý nghĩa: Tổng hợp ADN là cơ sở cho sự tự nhân đôi của NST, sự hình thành 2ADN con là sự hình thành chất nền prôtêin, tạo nên 2 crômatit.

- Nguyên tắc tổng hợp:

+ Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit  ở mạch khuôn liên kết với  với các nuclêôtit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A – T hay ngược lại , G – X hay ngược lại.

+ Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ( mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.

Giải thích vì sao 2ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống với ADN mẹ.

- Vì ADN con được tạo ra theo nguyên tắc bán bảo toàn, nghĩa là mỗi ADN có một mạch cũ của ADN mẹ.

- Mạch mới được tổng hợp dựa trên mạch khuôncủa ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS A+ T hay ngược lại, G + X hay ngược lại à mạch mới được tạo thành giống hệt mạch cũ còn lại của ADN mẹ.

Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen

  1. Gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.
  2. Bản chất hoá học của gen là ADN.

Chức năng:

  1. Gen  cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin
  2. ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền (thông tin về cấu trúc của prôtêin).
  3. ADN thực hiện sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể ( nhờ đặc tính tự nhân đôi).

Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau:

Mạch 1: - A – G – T – X -  X – T -

Mạch 2: - T -  X -  A -  G – G -  A –

Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN con được tạo thành sau khi đoạn mạch ADN mẹ nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi.

Hai đoạn mạch con là:

Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN

Cấu tạo của ADN

(Axit đêôxiribônuclêic)

Cấu tạo của ARN

(Axit ribônuclêic)

- Có cấu trúc hai mạch song song và xoắn lại với nhau

- Chỉ có một mạch đơn

- Có chứa loại nuclêôtít timin (T) mà không có uraxin (U)

- Chứa uraxin(U) mà không có timin(T)

- Có liên kết hyđrô theo NTBS giữa các nuclêôtit trên 2 mạch     

- Không có liên kết hyđrô

-Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN

- Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN

 

ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen à ARN

- Thời gian và địa điểm: diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian đang ở dạng sợi mảnh chưa xoắn.

- Diễn biến:

+  Được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là ADN dưới tác động của enzim.

+ Khi bắt đầu tổng hợp ARN, gen được tháo xoắn và tách dần hai mạch đơn

+ Các nuclêôtit trên mạch vừa được tách liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS thành từng cặp để hình thành dần mạch ARN

+ Mạch đơn ARN dần được hình thành.

+ Khi tổng hợp xong ARN tách khỏi gen rời nhân đi ra chất tế bào để thực hiện  quá trình tổng hợp prôtêin.

+ Sau khi tổng hợp xong, gen xoắn lại.

- Kết quả: Mỗi lần tổng hợp được 1 phân tử ARN

- Ý nghĩa: Tổng hợp ARN là giai đoạn trung gian, tiếp theo là tổng hợp prôtêin, qua đó thể hiện gen quy định tính trạng.

- Nguyên tắc tổng hợp:

+ Nguyên tắc khuôn mẫu: Khuôn mẫu là mạch gốc của gen.

+ Nguyên tắc bổ sung: Mạch ARN được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của gen theo NTBS: A(ađênin) – U(uraxin)) và ngược lại,X(xitôzin) – G(guanin).

- Mối quan hệ giữa gen và ARN: trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN.

--------- Còn tiếp ------------

B. BÀI TẬP

Câu 1. Đột biến cấu trúc NST

* Khái niệm: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc NST.

VD : Mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người

* Các dạng đột biến: Gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

* Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST:

- Do tác nhân lí học, hoá học trong ngoại cảnh làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.

- Đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người.

* Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho sinh vật: vì trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên đó.

Câu 2. Thể dị bội

* Khái niệm:

+ Đột biến số lượng NST : là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST

+ Hiện tượng dị bội thể: Là hiện tượng đột biến số lượng NST mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

+ Thể dị bội: Là cơ thể sinh vật bị đột biến số lượng NST mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

* Các dạng:

+ Thể tam nhiễm: 2n+1

+ Thể đơn nhiễm: 2n – 1

+ Thể khuyết nhiễm: 2n – 2

+ Thể đa nhiễm: 2n + 2, ...

* Ví dụ :

Cà độc dược

Có 12 kiểu dị bội (thể tam nhiễm 2n +1) khác nhau

Người

Bệnh Đao

(tam nhiễm)

Có 3 NST số 21

2n + 1 = 47 NST

Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, ngón tay ngắn, bị si đần, không có con.

Bệnh tơcnơ

OX

(đơn nhiễm)

Có 1 NST giới tính X 2n – 1 = 45 NST

Nữ, lùn, cổ rụt, tuyến vú không phát triển, chỉ 2% bệnh nhân sống đến lúc trưởng thành nhưng không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, mất trí và không có con.

 

* Cơ chế phát sinh thể dị bội:

Trong giảm phân do 1 cặp NST sự không phân li dẫn đến tạo thành giao tử mà cặp NST tương đồng nào đó có 2 NST  hoặc  không có NST nào.

* Hậu quả: Thể đột biến (2n + 1) và   (2n -1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh ở người như bệnh Đao, bệnh Tơcnơ.

Câu 3. Sự khác nhau cơ bản giữa thể tam nhiễm và thể tam bội

Thể tam nhiễm

Thể tam bội

Là dạng đột biến dị bội

Là dạng đột biến đa bội

Thường có hại cho bản thân sinh vật: gây quái thai, dị hình, dị dạng, bệnh di truyền, …

Có lợi cho bản thân sinh vật: Tăng kích thước tế bào, cơ quan, cơ thể, tăng sức chống chịu với môi trường,…

Được áp dụng trong chọn giống cây trồng.

Kí hiệu: 2n + 1

Kí hiệu: 3n

Có 1 cặp NST với 3 chiếc NST

Tất cả các cặp NST đều có 3 chiếc.

 ------------ Còn tiếp ------------

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo thêm các tài liệu sau:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF