OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 9 năm học 2022-2023

29/11/2022 848.97 KB 483 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221129/722372216244_20221129_100534.pdf?r=9010
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 9 năm học 2022-2023 tóm tắt toàn bộ lý thuyết và các bài tập Hóa học 9 học kì 1 sau đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới. Chúc các em học tập tốt!

 

 
 

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1.1. Dãy hoạt động hóa học của kim loại 

Theo chiều giảm dần độ hoạt động của kim loại:

Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Hg, Pt, Au

Lúc khó bà cần nàng may áo giáp sắt nên sang phố hàng đồng á hiệu phi âu.

Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại

- Mức độ họat động hóa học của kim loại giảm dần từ trái qua phải.

- Kim loại đứng trước Mg (5 kim loại đầu tiên) tác dụng với nước ở điều kiện thường à kiềm và khí hiđro.

- Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dd axit (HCl, H2SO4 loãng, …) à khí H2.

- Kim loại đứng trước  đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối (trừ 5 kim loại đầu tiên).

1.2. Tính tan trong nước của một số dung dịch bazơ, muối

Bazơ tan (kiềm)

KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)ít tan.

Bazơ không tan

Mg(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2, Cu(OH)2, Al(OH)3, Pb(OH)2

Muối Sunfat (=SO4)

Hầu hết tan (trừ BaSO4, PbSO4 không tan).

Muối Sunfit (=SO3)     

Hầu hết không tan (trừ K2SO3 , Na2SO3 tan).

Muối K,Na, Nitrat (-NO3)

Tất cả đều tan.

Muối Photphat (ºPO4)

Hầu hết không tan (trừ K3PO4 , Na3PO4 tan ).

Muối Cacbonat (=CO3)

Hầu hết không tan (trừ K2CO3 , Na2CO3 tan).

Muối Clorua (-Cl ) 

Hầu hết đều tan (trừ AgCl không tan).

1.3. Hóa trị của một số nguyên tố và nhóm nguyên tử

 

Hóa trị (I)

Hóa trị (II)

Hóa trị (III)

Kim loại

Na, K, Ag

Ca , Ba , Mg , Zn, Fe, Cu

Al, Fe

Nhóm nguyên tử

­­-NO3 ; (OH) (I)

=CO3   ;    =SO3  ;   =SO4

PO4

Phi kim

Cl , H , F

 

Các phi kim khác:         

S (IV,VI ) ; C (IV) ; N (V) ; P (V).

1.4. Các loại hợp chất vô cơ

a. Oxit    

Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Ví dụ: CaO, SO2, CO, Na2O, Fe3O4, P2O5, …

b. Axit 

Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các ng/tử kim loại.

Ví dụ: Vd: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4, …     

c. Bazơ   

Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (OH).

Ví dụ: Vd: KOH, NaOH, Ba(OH), Al(OH)3, …

d. Muối 

- Muối là hợp chất mà phân tử gồm hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit

- Công thức hóa học của muối gồm hai phần: kim loại và gốc axit

Ví dụ: NaCl, MgSO4, Fe(NO3)2, BaCO3, …

e. Kim loại

Tính chất vật lý:

- Có tính dẻo (dễ dát mỏng và dễ kéo sợi)

- Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. (Ag là kim loại dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất, tiếp theo là Cu, Al, Fe, …)

- Có ánh kim.

Tính chất hóa học:

Lưu ý: Kim loại đứng trước H (trong dãy hoạt động hóa học của kim loại) tác dụng với một số axit (như HCl, H2SO loãng. . .) tạo thành  muối và giải phóng H2

Kim loại đứng trước (trừ 5 kim loại đầu tiên) đẩy kim loại đứng sau (trong dãy HĐHH của kim loại) ra khỏi dung dịch muối.

f. Phi kim

- Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn (S, P, I2 ...) ; lỏng (Br2) ; khí (Cl2, O2, N2, H2, ...).

- Phần lớn các nguyên tố phi kim không có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt kém; Nhiệt độ nóng chảy thấp.

- Một số phi kim độc như: Cl2, Br2, I2.

- Mức độ hoạt động hóa học của phi kim:

+ Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.

+ Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh (flo là phi kim hoạt động mạnh nhất).

+ Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.

2. BÀI TẬP

Câu 1: Dãy chất gồm các oxit bazơ là:

A. CuO, NO, MgO, CaO.

B. CuO, CaO, MgO, Na2O.

C. CaO, CO2, K2O, Na2O.

D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7.

Câu 2: Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit ?

A . CO2         

B. SO2         

C. N2         

D. O3

Câu 3: Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là:

A. 20,4         

B. 1,36 g          

C. 13,6 g          

D. 27,2 g

Câu 4: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ?

A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

B. BaO + H2O → Ba(OH)2

C. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

D. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Câu 5: Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng, có hiện tượng sau:

A. Sủi bọt khí, màu xanh của dung dịch nhạt dần.

B. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần.

C. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, dung dịch không đổi màu.

D. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần

Câu 6: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với:

A. Dung dịch NaOH dư

B. Dung dịch H2SO4 loãng

C. Dung dịch HCl dư

D. Dung dịch HNO3 loãng

Câu 7: Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit là:

A. S, C, P.

B. S, C, Cl2.

C. C, P, Br2.

D. C, Cl2, Br2.

Câu 8. Hòa tan 23,5 gam K2O vào nước. Sau đó dùng 250ml dung dịch HCl để trung hòa dung dịch trên. Tính nồng độ mol HCl cần dùng.

A. 1,5M

B. 2,0M

C. 2,5 M

D. 3,0 M

Câu 9. Khí lưu huỳnh đioxit SO2 được tạo thành từ cặp chất là

A. K2SO4 và HCl.

B. K2SO4 và NaCl.

C. Na2SO4 và CuCl2

D. Na2SO3 và H2SO4

Câu 10. Dung dịch của chất X có pH > 7 và khi tác dụng với dung dịch kali sunfat tạo ra chất không tan. Chất X là.

A. BaCl2

B. NaOH

C. Ba(OH)2

D. H2SO4.

Câu 11. Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch KOH, dung dịch có màu xanh; nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 cho tới dư, vào dung dịch có màu xanh trên thì.

A. Màu xanh vẫn không thay đổi.

B. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn.

C. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn, rồi chuyển sanh màu đỏ

D. Màu xanh đậm thêm dần.

Câu 12. Để phân biệt 3 gói bột: Fe, Cu và Al có thể dùng các dung dịch

A. NaOH và FeCl2

B. HCl và CuCl2

C. Ca(OH)2 và NaCl

D. HCl và NaOH

Câu 13. Có những chất khí sau: CO2; H2; O2; SO2; CO. Khi nào làm đục nước vôi trong .

A. CO2

B. CO2; CO; H2

C. CO2 ; SO2

D. CO2; CO; O2

Câu 14. CaO phản ứng được với tất cả các chất trong dãy

A. NaOH; CaO; H2O

B. CaO; K2SO4; Ca(OH)2

C. H2O; Na2O; BaCl2

D.CO2; H2O; HCl

Câu 15. Khí CO tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Fe2O3, CuO, O2, PbO

B. CuO, CaO, C, O2

C. Al2O3, C, O2, PbO

D. Fe2O3, Al2O3, CaO, O2

ĐÁP ÁN

1B

2B

3C

4D

5D

6A

7A

8B

9D

10C

11C

12A

13C

14D

15A

16C

17

18A

19D

20B

21A

22D

23B

24A

25B

26B

27A

28D

29D

30C

31A

33C

33A

34B

35A

36C

37A

38A

39D

40C

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 9 năm học 2022-2023. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.  

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF