OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 9 năm 2022-2023

28/11/2022 1.29 MB 760 lượt xem 5 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221128/81359462442_20221128_163638.pdf?r=8953
ADMICRO/
Banner-Video

Với nội dung Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2022-2023 do HOC247 tổng hợp và biên soạn giúp các em hoàn thiện kỹ năng làm bài trắc nghiệm và kỹ năng vẽ - nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, ..... Đồng thời củng cố các kiến thức đã học. Chúc các em đạt được kết quả cao trong kì thi Học kì 1 sắp tới nhé!

 

 
 

1. Kiến thức cơ bản

1.1. Địa lí các ngành kinh tế

- Nhận biết đặc điểm các ngành kinh tế. Tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế.

- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố đối với sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế.

- Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

1.2. Địa lí các vùng kinh tế

1.2.1. Trung du và miền núi Bắc bộ

a. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa đối với phát triển kinh tế xã hội

- Vị trí: Phía bắc của đất nước. Phía bắc giáp Trung Quốc, đông giáp vịnh bắc bộ, tây giáp Lào, nam giáp đồng bằng sông Hồng; Lãnh thổ: chiếm 1/3 diện tích cả nước (100.965 km2); dân số 11,5 triệu người (năm 2002).

+ Ý nghĩa: Thuận tiện giao lưu với nước ngoài và các vùng trong nước.

b. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế-xã hội

- Đặc điểm: Địa hình chia làm hai tiểu vùng có địa hình khác nhau:

+ Tây bắc: núi cao, chia cắt sâu, địa hình hiểm trở; khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh. Thế mạnh phát triển thủy điện (Hòa Bình, Sơn La...). Trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu)

+ Đông bắc: Núi trung bình và núi thấp, có nhiều dãy núi hình cánh cung (CC sông Gâm, Bắc Sơn...). Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. Thế mạnh: Khai thác khoáng sản: Than (Quảng Ninh, Sắt (Thái Nguyên....). Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả. Du lịch sinh thái: Sa Pa (Lào Cai), hồ Ba Bể (Bắc Cạn)....  Kinh tế biển: nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản và du lịch vinh Hạ Long,..

+ Khó khăn: Địa hình bị chia cắt khó khăn giao thông đi lại, thời tiết diễn biến thất thường (Mùa đông rét đậm, rét hại;  úng, lụt, sạt lở đất, sói mòn, lũ quét ảnh hưởng đến đời sống con người)...; khoáng sản nhiều nhưng trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp.

c. Đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng

+ Đặc điểm: Là địa ban cư trú xen kẽ nhiều dân tộc ít người (Thái, Mông, Dao.. ở Tây bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông ở Đông bắc). Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giưa Đông bắc và Tây bắc, Đông bắc dân trí phát triển hơn Tây bắc. Đời sống các dân tộc bước đầu đang được cải thiện nhờ công cuộc đổi mới đất nước của Đảng...

+ Thuận lợi: Đồng bào có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất: Canh tác trên đất dốc (Làm ruộng bậc thang), trồng cây công nghiệp, dược liệu, trồng rau quả phù hợp với khí hậu của vùng (cây ôn đới, cận nhiệt đới: mận, mơ, cam, hồi....)

+ Khó khăn: Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập bình quân thấp.
Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật còn hạn chế.

d. Thế mạnh kinh tế của vùng

+ Công nghiệp: Khai thác khoáng sản: Than (Q.Ninh, Sắt (T.Nguyên), Kẽm (B.Cạn). Phát triển thủy điện: Các nhà máy thủy điện: Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Hòa Bình.... Nhà máy thủy điện có ý nghĩa: phát điện- góp phần phát triển kinh tế-xã hội của vùng, kiểm soát lũ cho vùng đồng bằng.

+ Nông nghiệp: Cơ cấu sản phẩn đa dạng, gồm nhiều loại cây nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới..) Quy mô tương đối tập trung. Lúa là cây lương thực chính, trồng nhiều ở Mường Thanh (Điện Biên), Đại Từ (Thái Nguyên).... Các cây cận nhiệt: Chè (Mộc Châu), (Thái Nguyên), Hồi (Lạng Sơn), Quế (Yên Bái)... Chăn nuôi Trâu chiếm tỷ trọng lơn so với cá nước (57,3%), đàn lợn phát triển mạnh ở các tỉnh Trung du chiếm khoảng 22% đàn lợn cả nước (năm 2002)

+ Lâm ngiệp: Nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông-lâm kết hợp mang lại giá trị kinh tế cao.

e. Các trung tâm kinh tế: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long

1.2.2. Vùng Đồng bằng sông Hồng

a. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa đối với phát triển kinh tế xã hội

+ Vị trí, giới hạn: Là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của đất nước.

+ Phía Tây bắc: Giáp Trung du và miền núi Bắc bộ, Nam: Bắc trung bộ, Đông: Vịnh Bắc bộ.

+ Ý nghĩa: Thuận lợi cho lưu thông, trao đổi các mặt với các vùng khác trong nước và các nước trên thế giới.

b. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế-xã hội

+ Đặc điểm: Đồng bằng do sông Hồng bồi đắp, có khí hậu nhiệt đới, mùa đông lạnh thích hợp trồng cây vụ đông, nguồn nước tưới dồi dào, đất trồng chủ yếu là đất phù sa, có vịnh Bắc bộ giàu tiềm năng kinh tế biển.

+ Thuận lợi: Tài nguyên quý giá nhất của vùng là đất phù sa màu mỡ có diện tích lớn phù hợp để trồng lúa có năng xuất cao. Khí hậu, thủy văn thuận lợi thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp. Thời tiết mùa đông rất phù hợp với một số cây ưa lạnh. Một số khoáng sản có giá trị (đá vôi: Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Nam...). Than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình)... Vùng ven biển và biển: thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và du lịch (Vịnh Hạ Long...)

+ Khó khăn: Thiên tai: Bão, lũ, thời tiết thất thường.. tài nguyên khoáng sản ít.

c. Đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng

+ Đặc điểm: Dân số đông: 17,5 triệu người, mật độ dân số cao nhất nước: 1179 người/km2 (năm 2002); vùng có nhiều lao động có kỹ thuật.

+ Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, nhiều lao động có trình độ, có kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật cao. Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước (hệ thổng đê sông, đê biển; đường giao thông, trường học.... hoàn thiện). Có một số thành thị hình thành từ lâu đời (Hà Nội, Hải Phòng).

+ Khó khăn: Dân số đông gây sức ép đối với phát triển kinh tế-xã hội (Việc làm, đi lại, học tập, ăn ở, chữa bệnh, sinh hoạt, vui chơi... gặp khó khăn). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

d. Tình hình phát triển kinh tế

- Công nghiệp: Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giá trị sản xuát công nghiệp tăng mạnh: 18,3 nghìn tỷ đồng (năm 1995) tăng lên 55,2 nghìn tỷ đồng (năm 2002) tăng 36,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp cả nước. Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội và Hải Phòng. Các ngành Công nghiệp trọng điểm là: Chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí....

- Nông nghiệp:

+ Trồng trọt: Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực,đứng đầu  đứng đầu cả nước về năng xuát lúa (năng xuất lúa đạt 56,4 tạ/ha, trong khi đồng bằng sông Cửu Long 46,2 ta/ha (năm 2002). Phát triển cây ưa lạnh đem lại giá trị kinh tế cao: Ngô đông, khoai tây, su hào... trồng xen canh. Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương vùng này tác dụng: Đem lại thu nhập cao cho người lao động, tận dụng diện tích, quay vòng đất, sử dụng lao động nhàn rỗi tại địa phương, ...

+ Chăn nuôi: Phát triển đàn lợn: Chiếm tỷ trọng lớn nhất nước (27,2% năm 2002), chăn nuôi bò (đặc biệt là chăn nuôi bò sữa) đang phát triển. Chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi thủy sản đang phát triển.

- Dịch vụ: Giao thông vận tải sôi động, thu đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng (Quốc lộ 5...). Du lịch: Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm du lịch lớn ở phía bắc. Nơi đây có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn: Chùa Hương, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà....  Bưu chính, viễn thông là nghành phát triển mạnh. Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ của cả nước, đồng thời là trung tâm tài chính, ngân hàng lớn của nước ta

e. Các trung tâm kinh tế lớn, vai trò của vùng kinh tế trọng điểm

+ Hai thành phố, trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng

+ Tam giác kinh tế: Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh

+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc

=>  Vai trò: tạo cơ họi cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hóa, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc bộ.

1.2.3. Vùng Bắc Trung bộ

---(Để xem tiếp nội dung vùng Bắc Trung bô· các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

1.2.4. Vùng Duyên hải Nam trung bộ

a. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa đối với phát triển kinh tế- xã hội

- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: Lãnh thổ kéo dài,hẹp bề ngang. Phía bắc giáp Bắc Trung Bộ , phía tây giáp bắc Lào và vùng Tây Nguyên, phía đông và nam giáp biển Đông. Lãnh thổ có nhiều đảo, quần đảo, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

- Ý nghĩa: Là cầu nối Bắc –Nam của đất nước, nối Tây Nguên với biển; thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa giữa các vùng ra biển; các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

b. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế-xã hội của vùng

- Đặc điểm: Các tình đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông, bờ biển dài, khúc khuỷu,có nhiều vũng, vịnh. Địa hình có nhiều dãy núi đâm ngan ra biển.

- Thuận lợi: Tiềm năng nổi bật là kinh tế biển (biển nhiều hải sản, có nhiều bãi tôm, bãi cá, nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh để xây dựng cảng nước sâu). Vùng có một số khoáng sản quan trọng (vàng – Quảng Nam, Titan –Bình Định, nước khoáng (Bình Thuận)...

- Khó khăn: Vùng bị ảnh hưởng bởi nhiều thiên tai: Bào.lụt, hạn hán, đặc biệt hiện tượng sa mạc hóa, cát bay...)

c. Đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng

- Đặc điểm: Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác nhau giữa vùng đồi núi phía tây và vùng đồng bằng ven biển phía đông.

+ Vùng đồng bằng ven biển phía đông: chủ yếu là dân tộc Kinh, một bộ phận nhỏ người Chăm, mật độ dân số cao tập trung ở các thành phố, thị xã. Hoạt động kinh tế: Công nghiệp, thường mại, di lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản

+ Vùng đồi núi phía tây: Chủ yếu là dân tộc thiểu số: Cơ-tu, Ra-glai, Ê-đê..., mật độ dân số thấp. Tỷ lệ hộ nghèo cao. Hoạt động kinh tế: Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm trong lao động sản xuất; vùng có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn: Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn, Nha Trang, Mũi Né...

- Khó khăn: Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn nhất là ở vùng phía tây nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

d. Tình hình phát triển và phân bố một số ngành chủ yếu

- Nông nghiệp của vùng gặp nhiều khó khăn: Do quỹ đất nông nghiệp hạn chế, các cánh đồng ven biển có diện tích nhỏ, đất xấu, thiếu nước,thường xuyên bị bào lụt về mùa mưa. Bình quân lương thực đầu người so với cả nước thấp (285,5kg/người so với 463,6kg/người – năm 2002).

+ Chăn nuôi bò đàn và ngư nghiệp là thế mạnh của vùng. Đàn bò: 1026,0 nghìn con (năm 1995) duy trì 1008,6 nghìn con (năm 2002).

+ Giá trị khai thác thủy sản chiếm 27,4% so với cả nước (năm 2002). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: mực, tôm, cá đông lạnh.

+ Nghề làm muối, chế biến thủy sản phát triển. Khai thác muổi ở Cà Ná, Sa Huỳnh, chế biến nước mắm ở Nha Trang,  Phan Thiết.

- Công nghiệp: Cơ cấu công nghiệp bước đầu được hình thành và khá đa dạng gồm cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng. Một số cơ sở khai thác: Cát (Khánh Hòa), titan (Bình Định). Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng tăng trưởng khá nhanh (5,6% năm 1995 lên 14,7% năm 2002, tăng 9,1%, tỷ lệ tăng trưởng chiếm 14,7% cả nước năm 2002

- Dịch vụ: Do vị trí địa lí thuận lợi, các hoạt động trung chuyển trên tuyến Bắc-Nam diễn ra sôi động. Các thành phố biển vừa là đầu mối giao thông đường thủy vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng với Tây Nguyên. Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng. Có các bãi biển nổi tiếng: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né, các quần thể di sản văn hóa: Hội An, Di tích Mỹ Sơn... hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước...

1.2.5. Vùng Tây Nguyên

---(Để xem tiếp nội dung vùng Tây Nguyên các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

2. Bài tập vận dụng

Câu 1. Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm có những dân tộc nào sau đây?

A. Chăm, Hoa, Nùng, Mông.

B. Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Hrê.

C. Tày, Thái, Mường, Khơ-me.

D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê.

Chọn A.

Câu 2. Việt Nam có tất cả bao nhiêu dân tộc?

A. 57 dân tộc.

B. 56 dân tộc.

C. 54 dân tộc.

D. 55 dân tộc.

Chọn C.

Câu 3. Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?

A. Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.

B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở đồng bằng cao hơn ở miền núi và nông thôn.

C. Tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm.

D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.

Chọn B.

Câu 4. Cơ cấu dân số nước ta hiện nay thuộc loại nào sau đây?

A. Cơ cấu dân số già.

B. Cơ cấu dân số ổn định.

C. Cơ cấu dân số trẻ.

D. Cơ cấu dân số phát triển.

Chọn C.

Câu 5. Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ 3 sau quốc gia nào sau đây?

A. Thái Lan và Inđônêxia.

B. Mianma và Lào.

C. Philippin và Inđônêxia.

D. Mianma và Philippin.

Chọn C.

Câu 6. Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ nào sau đây?

A. Rất thấp.

B. Thấp.

C. Trung bình.

D. Cao.

Chọn B.

Câu 7. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là

A. sản xuất công nghiệp.

B. sản xuất dịch vụ.

C. sản xuất nông nghiệp.

D. các hoạt động thương mại.

Chọn C.

Câu 8. Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số thế nào?

A. Thấp.

B. Trung Bình.

C. Cao.

D. Rất cao.

Chọn C.

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta?

A. Dồi dào, tăng nhanh.

B. Hầu như không tăng.

C. Dồi dào, tăng chậm.

D. Tăng chậm, số lượng ít.

Chọn A.

Câu 10. Nguồn lao động nước ta còn có những hạn chế nào sau đây?

A. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.

B. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

C. Thể lực, trình độ và tác phong lao động.

D. Khả năng tiếp thu khoa học - kỹ thuật.

Chọn C.

Câu 11. Cả nước hình thành các vùng kinh tế năng động thể hiện sự chuyển dịch nào sau đây?

A. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

B. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

C. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.

D. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.

Chọn D.

Câu 12. Các tỉnh và thành phố (cấp tỉnh) thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung là

A. Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định.

B. Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam.

C. Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Bình Định, Quảng Nam.

D. Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định.

Chọn A.

Câu 13. Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm nào sau đây?

A. 1975.

B. 1980.

C. 1986.

D. 1995.

Chọn C.

Câu 14. Khu vực nào sau đây có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta?

A. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.

C. Các vùng trung du và miền núi.

D. Đồng bằng ở Duyên hải Miền Trung.

Chọn A.

Câu 15. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp nào sau đây đang được khuyến khích phát triển ở nước ta?

A. Hợp tác xã nông - lâm.

B. Kinh tế hộ gia đình.

C. Nông trường quốc doanh.

D. Trang trại, đồn điền.

Chọn B.

Câu 16. Hạn chế nào sau đây của tài nguyên nước ở nước ta?

A. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.

B. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.

C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.

D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông.

Chọn C.

Câu 17. Loại cây trồng nào sau đây không được xếp vào nhóm cây công nghiệp?

A. Mía.

B. Đậu tương.

C. Ca cao.

D. Đậu xanh.

Chọn D.

Câu 18. Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long.

B. Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

D. Các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.

Chọn A.

Câu 19. Một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp là

A. đã đảm bảo được lương thực thực phẩm.

B. diện tích đất trồng bị thu hẹp.

C. công nghiệp chế biến trở thành ngành trọng điểm.

D. diện tích rừng nước ta bị thu hẹp.

Chọn A.

Câu 20. Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển,… thuộc loại rừng nào sau đây?

A. Rừng đặc dụng.

B. Rừng nguyên sinh.

C. Rừng sản xuất.

D. Rừng phòng hộ.

Chọn D.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21-40 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF