Để chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 CTST năm 2022-2023 được HOC247 tổng hợp và biên soạn giúp các em ôn tập kiến thức Khoa học tự nhiên 7 CTST và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng. Chúc các em học tốt nhé!
1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1.1. NGUYÊN TỬ – NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – BẢNG TUẦN HOÀN
A. NGUYÊN TỬ
- Nguyên tử là những hạt cực kì nhỏ bé, không mang điện, cấu tạo nên chất.
- Cấu tạo nguyên tử
+ Vỏ nguyên tử (gồm các hạt electron mang điện tích âm sắp xếp thành từng lớp.)
+ Hạt nhân nguyên tử (gồm các hạt proton mang điện tích dương và neutron không mang điện)
- Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, được coi bằng khối lượng của hạt nhân và có đơn vị là amu.
B. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
- Nguyên tố hoá học: là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.
Tên nguyên tố hóa học: Mỗi nguyên tố hoá học đều có tên gọi riêng.
- Kí hiệu hóa học: được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái trong tên nguyên tố.
C. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn
+ Các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử.
+ Các nguyên tố hoá học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
+ Các nguyên tố có tính chất hoá học tương tự nhau được xếp thành một cột.
- Cấu tạo bảng tuần hoàn: ô nguyên tố, chu kì và nhóm.
+ Ô nguyên tố cho biết: tên nguyên tố, kí hiệu nguyên tố hóa học, khối lượng nguyên tử, số hiệu nguyên tử
Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton trong hạt nhân = số electron trong nguyên tử
+ Chu kì là tập hợp các nguyên tố hoá học có cùng số lớp electron trong nguyên tử theo hàng ngang.
Số thứ tự của chu kì = số lớp electron trong nguyên tử
+ Nhóm là tập hợp các nguyên tố hoá học theo cột dọc, có tính chất hoá học tương tự nhau và sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
- Vị trí của các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn
+ Các nguyên tố kim loại: hơn 80 % các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn là kim loại (gồm một số nguyên tố kim loại nhóm A và tất cả các nguyên tố kim loại nhóm B).
+ Các nguyên tố phi kim: nguyên tố hydrogen ở nhóm IA, một số nguyên tố nhóm IIIA và IVA, hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA và VIIA.
+ Các nguyên tố khí hiếm: các nguyên tố ở nhóm VIIIA
1.2. PHÂN TỬ
A. ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT, PHÂN TỬ
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử kết hợp với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
Khối lượng phân tử = tổng khối lượng của các nguyên tử có trong phân tử
- Đơn chất là chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học.
- Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hoá học.
B. LIÊN KẾT HÓA HỌC
- Đặc điểm cấu tạo vỏ nguyên tử khí hiếm: vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, riêng helium ở lớp ngoài cùng chỉ có 2 electron.
- Liên kết ion là liên kết giữa ion dương và ion âm. Các ion dương và ion âm đơn nguyên tử có lớp electron ngoài cùng giống với nguyên tử của nguyên tố khí hiểm.
- Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử.
Liên kết cộng hoá trị thường là liên kết giữa hai nguyên tử của nguyên tố phi kim
- Chất ion là chất được tạo bởi các ion dương và ion âm.
+ Ở điều kiện thường, chất ion thường ở thể rắn.
+ Chất ion khó bay hơi, khó nóng chảy, khi tan trong nước tạo dung dịch dẫn được điện.
- Chất cộng hóa trị là chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hoá trị.
+ Ở điều kiện thường, chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí.
+ Chất cộng hoá trị thường dễ bay hơi, kém bền với nhiệt; một số chất tan được trong nước thành dung dịch. Tuỳ thuộc vào chất cộng hoá trị khi tan trong nước mà dung dịch thu được có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện.
C. HÓA TRỊ VÀ CÔNG THỨC HÓA HỌC
- Hóa trị
+ Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử khác trong phân tử.
+ Quy tắc hoá trị: Trong phân tử hợp chất hai nguyên tố, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia.
- Công thức hoá học
+ Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất, gồm một hoặc nhiều kí hiệu nguyên tố và chỉ số ở phía dưới, bên phải kí hiệu.
+ Công thức chung của phân tử có dạng: AxBy,...
+ Công thức hoá học cho biết: thành phần nguyên tố, số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phần tử đó, khối lượng phân tử
- Tính phần trăm nguyên tố trong hợp chất
Hợp chất AxBy:
\(\% {\rm{A = }}\frac{{{\rm{KLNT}}({\rm{A}}).{\rm{x}}}}{{{\rm{KLPT}}({{\rm{A}}_{\rm{x}}}{{\rm{B}}_{\rm{y}}})}}.{\rm{100}}\% \)
- Xác định công thức hóa học
+ Dựa vào phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử
- Bước 1: Đặt công thức hoá học cần tìm công thức tổng quát
- Bước 2: Lập biểu thức tính phần trăm nguyên tố có trong hợp chất
- Bước 3: Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố và viết công thức hoá học cần tìm
+ Dựa vào quy tắc hóa trị
- Bước 1: Đặt công thức hoá học cần tìm (công thức tổng quát)
- Bước 2: Lập biểu thức tính dựa vào quy tắc hoá trị, chuyển thành tỉ lệ các chỉ số nguyên tử
- Bước 3: Xác định số nguyên tử (những số nguyên đơn giản nhất, có tỉ lệ tối giản) và viết công thức hoá học cần tìm.
1.3. TỐC ĐỘ
A. TỐC ĐỘ
- Tốc độ cho biết một vật chuyển động nhanh hay chậm.
+ Đơn vị đo tốc độ: m/s và km/h.
+ Công thức tính tốc độ: v = s/t
- Đo tốc độ
+ Bằng đồng hồ bấm giây
+ Bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện
+ Thiết bị "bắng tốc độ": thường được dùng để xác định tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ.
- Tốc độ và an toàn giao thông
+ Tuân thủ Luật Giao thông đường bộ
+ Điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép để giữ an toàn cho chính mình và cho những người khác.
B. ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG THỜI GIAN
- Đồ thị quãng đường - thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó
- Vận dụng đồ thị quãng đường - thời gian
Từ đồ thị quãng đường - thời gian cho trước, có thể tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).
1.4. ÂM THANH
A. SÓNG ÂM
- Sóng âm (âm) được phát ra bởi các vật đang dao động.
- Môi trường truyền âm: Sóng âm truyền được trong các môi trường, rắn, lỏng khí.
- Sự truyền sóng âm trong không khí: Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động (dãn, nén) của lớp không khí.
B. ĐỘ CAO VÀ ĐỘ TO CỦA ÂM
- Biên độ và độ to của âm:
+ Biên độ là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.
+ Biên độ dao động của vật phát ra âm càng lớn, âm càng to.
- Tần số và độ cao của âm:
+ Tần số là số dao động trong một giây.
+ Tần số của dao động càng lớn, âm càng cao (càng bổng).
+ Tần số của dao động càng nhỏ, âm càng thấp (càng trầm).
C. PHẢN XẠ ÂM - CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
- Sóng âm phản xạ khi gặp vật cản. Các vật cứng, bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt. Các vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
- Tiếng vang hình thành khi âm phản xạ nghe được chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ít nhất là 1/15 giây.
- Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động của con người.
- Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn là: tác động vào nguồn âm, phân tán ấm trên đường truyền, ngăn chặn sự truyền ẩm.
1.5. ÁNH SÁNG
A. ÁNH SÁNG, TIA SÁNG
- Ánh sáng là một dạng của năng lượng. Năng lượng ánh sáng có thể thu được bằng nhiều cách khác nhau.
- Tia sáng là đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng. Một chùm sáng hẹp song song có thể xem là một tia sáng.
- Vùng tối là vùng nằm ở phía sau vật cản sáng, hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Vùng nửa tối là vùng nằm ở phía sau vật cản sáng, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
B. SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
- Sự phản xạ ánh sáng trên bề mặt các vật:
+ Các vật có bề mặt nhẵn bóng: gọi là sự phản xạ.
+ Các vật có bề mặt không nhẵn bóng: gọi là phản xạ khuếch tán.
- Định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới; góc phản xạ bằng góc tới.
C. ẢNH CỦA VẬT QUA GƯƠNG PHẲNG:
- Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, có độ lớn bằng vật.
Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng = khoảng cách từ vật đến gương phẳng.
- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia sáng phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S. Ta nhìn thấy ảnh ảo S của điểm sáng S khi các tia sáng phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S.
- Ảnh của một vật sáng là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
2. BÀI TẬP
Câu 1. Nguyên tử fluorine có 9 proton trong hạt nhân. Điện tích hạt nhân của fluorine là
A. -9.
B. +9.
C. 9.
D. 0.
Câu 2. Nguyên tố hóa học nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người?
A. Chlorine.
B. Oxygen.
C. Helium.
D. Iodine.
Câu 3. Số thứ tự chu kì của bảng tuần hoàn được xác định bằng
A. số hiệu nguyên tử.
B. số electron.
C. số lớp electron.
D. số electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 4. Nguyên tố nào sau đây là khí hiếm?
A. Hydrogen.
B. Helium.
C. Nitrogen.
D. Sodium.
Câu 5. Chất nào sau đây là đơn chất?
A. Carbon monoxide.
B. Ozone.
C. Calcium oxide.
D. Acetic acid.
Câu 6. Hóa trị của potassium trong hợp chất K2O là
A. I.
B. II.
C. III.
D. IV.
Câu 7. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi N hóa trị IV và oxygen là
A. NO.
B. NO2.
C. N2O.
D. N2O3.
Câu 8. Phần trăm về khối lượng của Mg trong hợp chất MgO là
A. 60%.
B. 40%.
C. 50%.
D. 20%.
Câu 9. Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là
A. vôn kế.
B. nhiệt kế.
C. tốc kế.
D. ampe kế.
Câu 10. Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?
A. Giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.
B. Để các xe đi đúng làn đường.
C. Để các xe không vượt quá tốc độ cho phép.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11. Để biểu diễn các nốt nhạc bằng đàn, người ta thường dùng đàn nhiều dây, nhưng người ta cũng sử dụng loại đàn một dây là đàn bầu. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta làm như sau:
A. Vừa đánh đàn, vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn bằng một cần đàn.
B. Điều chỉnh độ dài của dây đàn khi đánh.
C. Vặn cho dây đàn căng vừa đủ trước khi đánh.
D. Cả 3 phương án đúng.
Câu 12. Hãy xác định câu nào sau đây là sai?
A. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm.
B. Hz là đơn vị tần số.
C. Khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to.
D. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao.
Câu 13. Người ta nhận thấy rằng chó là loài động vật nghe được các âm thanh rất tốt và rất nhạy. Đặc biệt khi ngủ chó vẫn cảm nhận được các âm thanh lạ và nhỏ rất nhanh. Vì sao lại như vậy?
A. Bản chất của chó là phát hiện các âm thanh lạ, nhỏ.
B. Chó có thể nghe được các âm thanh như hạ âm, siêu âm mà con người không thể nghe được.
C. Tai chó to hơn nên nghe to hơn.
D. Tai chó rất nhạy với âm, mặt khác khi ngủ chó thường áp tai xuống đất mà đất truyền âm tốt hơn không khí do vậy chó cảm nhận nhanh hơn.
Câu 14. Chùm tia song song là chùm tia gồm:
A. Các tia sáng không giao nhau.
B. Các tia sáng gặp nhau ở vô cực.
C. Các tia sáng hội tụ.
D. Các tia phân kì.
Câu 15. Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành
A. hoá năng.
B. nhiệt năng.
C. điện năng.
D. cơ năng.
ĐÁP ÁN
1B |
2D |
3C |
4B |
5B |
6A |
7B |
8A |
9C |
10A |
11A |
12C |
13D |
14A |
15C |
16A |
17B |
18D |
19C |
20C |
21B |
22D |
23C |
24A |
25A |
26A |
27A |
28D |
29B |
30D |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 CTST năm 2022-2023. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 CTST năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 7 CTST năm học 2022-2023
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023956 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm