OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 7 CTST năm 2022-2023

29/11/2022 881.68 KB 467 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221129/6645696947_20221129_182748.pdf?r=2252
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Trước khi bắt tay luyện các đề thi thử, việc ôn tập kiến thức trọng tâm sẽ giúp các em Lớp 7 củng cố kiến thức trọng tâm, củng cố kỹ năng làm bài chuẩn bị thật tốt cho kì thi Học kì 1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 7 Chân trời sáng tạo năm 2022-2023 dưới đây! Hy vọng sẽ bổ ích cho các em!

 

 
 

1. Nội dung ôn tập

1.1. Tự hào về truyền thống quê hương

- Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương

- Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương

- Phê phán được những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương

1.2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

- Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác

- Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau

- Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người

- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác; phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác

1.3. Học tập tự giác, tích cực

- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

- Giải thích được Vì sao phải học tập tự giác, tích cực

- Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực

- Biết góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục, hạn chế

1.4. Giữ chữ tín

- Trình bày được chữ tín là gì, biểu hiện của gió dữ tín và vì sao phải giữ chữ tín

- Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín

- Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm

- Phê phán những người không biết giữ chữ tín

1.5. Bảo tồn di sản văn hóa

- Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam

- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá

- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá

- Nêu được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó

- Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá

1.6. Nhận diện tình huống gây căng thẳng

- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.

- Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

- Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.

2. Bài tập ôn tập

Câu 1: Phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Căng thẳng.

B. Yêu thương con người.

C. Dũng cảm.

D. Đoàn kết chống ngoại xâm.

Câu 2: Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào có biểu hiện của tâm lí căng thẳng?

A. D vi phạm quy chế thi nên bị lập biên bản.

B. H cảm thấy lười biếng khi đến giờ tự học.

C. K cảm thấy sợ khi bị phát hiện lấy trộm đồ dùng học tập của bạn.

D. V có gia đình không được hạnh phúc nên lúc nào cũng cảm thấy tự ti.

Câu 3: Đâu không phải là biểu hiện của căng thẳng?

A. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,...

B. Đảo lộn các sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, giấc ngủ.

C. Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về.

D. Trở nên hưng phấn, phấn khích với mọi điều xung quanh.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của tâm lý căng thẳng?

A. Tác động xấu đến sức khỏe.

B. Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần.

C. Ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.

D. Khiến con người luôn lạc quan, yêu đời.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của căng thẳng?

A. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, chóng mặt…

B. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…

C. Dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính.

D. Tinh thần phấn chấn, vui tươi.

Câu 6: Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người?

A. Xung đột, tranh cãi với bạn bè.

B. Gia đình không hạnh phúc.

C. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn.

D. Được bố mẹ đưa đi du lịch.

Câu 7. Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:

A. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, trang phục,...

B. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...

C. di tích lịch sử văn hoá, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội,...

Câu 8. Di sản văn hoá bao gồm:

A. di sản văn hoá tỉnh thần và di sản văn hoá vật thể.

B. di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.

C. di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tỉnh thần.

D. di sản văn hoá thể chất và di sản văn hoá tinh thần.

Câu 9. Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia với cơ quan chức năng.

B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

C. Sở hữu những dỉ vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.

D. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Câu 10. Di sản văn hoá phi vật thể là:

A. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.

B. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.

C. sản phẩm tỉnh thần có giá trị lịch sử thể hiện bản sắc của cộng đồng.

D. sản phẩm vật chất có giá trị văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.

Câu 11. Di sản văn hoá vật thể bao gồm:

A. sản phẩm vật thể, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh quốc gia.

B. sản phẩm phi vật thể, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

C. di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

D. di tích lịch sử— văn hoá, danh lam thắng cảnh và sản phẩm vật chất quốc gia.

Câu 12. Chữ tín là:

A. sự tự tin vào bản thân mình.

B. sự kì vọng vào người khác.

C. sự tin tưởng đặc biệt giữa những người bạn thân.

D. sự tin tưởng giữa người với người.

Câu 13. Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ:

A. nhận được sự tin tưởng của người khác.

B. dễ dàng hợp tác với nhau trong công việc.

C. chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.

D. mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa.

Câu 14. Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải:

A. phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín.

B. tôn trọng mọi người.

C. chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ.

D. phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.

Câu 15. Biểu hiện của giữ chữ tín là:

A. giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình.

B. biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ,...

C. luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người.

D. luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc.

Câu 16: Sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Chữ tín.

B. Tự chủ.

C. Lòng biết ơn.

D. Niềm tự hào.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?

A. Thực hiện đúng như lời hứa.

B. Hứa nhưng không thực hiện.

C. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

D. Đến trễ so với thời gian đã hẹn.

Câu 18: Phương án nào dưới đây không phải là ý nghĩa của giữ chữ tín?

A. Được mọi người quý mến, kính nể.

B. Mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.

C. Giúp chúng ta hoàn thiện bản thân.

D. Nâng cao đời sống vật chất của mỗi người.

Câu 19: Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên chúng ta nên

A. dũng cảm.

B. giữ chữ tín.

C. tích cực học tập.

D. tiết kiệm.

Câu 20: Người giữ chữ tín sẽ có hành động nào sau đây?

A. Tới trễ so với giờ đã hẹn.

B. Hứa nhưng không thực hiện.

C. Thực hiện đúng những gì đã hứa.

D. Đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm.

Câu 21: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực?

A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà.

B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn.

C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo.

D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra được điểm cao là nhiệm vụ của học sinh.

Câu 22: Em đồng tình với trường hợp nào?

A. H thường xuyên rủ bạn cùng chau trốn học đi tụ tập với các bạn trường khác.

B. Kỳ thi sắp tới, K dành nhiều thời gian để học và ôn bài hơn trước.

C. L thường xuyên ngủ gật trong lớp do thức khuya đọc truyện.

D. T thường xuyên nghỉ học thêm môn toán để tham gia lớp vẽ.

Câu 23: Học tập tự giác, tích cực là:

A. Chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.

B. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.

C. Tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.

D. Chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao.

Câu 24: Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính nào sau đây?

A. Tự lập, tự chủ, kiên trì.

B. Yêu thương con người.

C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

D. Khoan dung.

Câu 25: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói lên tinh thần học tập tự giác tích cực?

A. Kìa ai học sách thánh hiền/Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần.

B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

C. Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

D. Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Câu 26: Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào không phải là biểu hiện của học tập tự giác tích cực?

A. Có mục tiêu học tập rõ ràng, chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.

B. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.

C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.

D. Lười thức dậy sớm, tập thể dục đúng giờ.

Câu 27: Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.

B. Có mục tiêu học tập rõ ràng.

C. Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.

D. Hoàn thành những nhiệm vụ học tập dễ, còn những nhiệm vụ khó bỏ qua.

Câu 28: Các câu tục ngữ, thành ngữ khuyên người ta phải chăm chỉ?

A. Cần cù bù thông minh.

B. Là lành đùm lá rách.

C. Đói cho sạch, rách cho thơm.

D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 29: Kì thi gần đến, dù M chưa ôn bài nhưng vẫn cắm cúi chơi game. Nếu em là bạn M, em sẽ làm gì?

A. Không quan tâm.

B. Khuyên M học cùng mình.

C. Chơi game cùng M.

D. Rủ M đi ra ngoài chơi.

Câu 30: Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là

A. Chép kết quả có sẵn trên mạng.

B. Có kế hoạch học tập cụ thể.

C. Thường xuyên đi chơi.

D. Ngủ trong giờ học.

Câu 31: Những biểu hiện không thể hiện sự tự giác, tích cực học tập?

A. Chăm chỉ nghe cô giảng bài.

B. Đọc trước bài.

C. Thường xuyên đi học muộn.

D. Hỏi cô bài tập chưa hiểu.

Câu 32: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực?

A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

B. Học trước chơi sau.

C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.

D. Chơi điện tử trong giờ học.

Câu 33: Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

A. Có thêm nhiều kiến thức.

B. Đạt kết quả cao trong học tập.

C. Sự vất vả.

D. Sự xa lánh của bạn bà.

Câu 34: Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, em phải làm gì?

A. Chăm đi chơi.

B. Thường xuyên nghỉ học.

C. Lập thời khóa biểu học tập thời gian hợp lý và rõ ràng.

D. Chỉ học trên lớp.

Câu 35: Quan tâm là gì? 

A. Là thường xuyên để ý tiểu tiết.

B. Là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.

C. Là thường xuyên lo lắng đến vấn đề của người khác.

D. Là chỉ chú ý đến bản thân mình. 

Câu 36: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?

A. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông.

B. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.

C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.

D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.

Câu 37: Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 38: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến

A. Mọi người và sự việc xung quanh.

B. Những vấn đề thời sự của xã hội.

C. Những người thân trong gia đình.

D. Một số người thân thiết của bản thân.

Câu 39: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

A. Chỉ khi giàu có mới cần chia sẻ.

B. Chia sẻ giúp mọi người gắn kết với nhau.

C. Chỉ chia sẻ với người mình thích.

D. Người biết chia sẻ sẽ bị người khác bắt nạt.

Câu 40: Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau ?

A. Giúp người gặp khó khăn tạo thành sức mạnh to lớn, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.  

B. Giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.  

C. Gia đình êm ấm, hạnh phúc; đất nước sẽ phồn vinh và thịnh vượng hơn; xã hội văn mình, tốt đẹp. 

D.  Tất cả các đáp án trên.

Câu 41: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Chị ngã em nâng.

B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

C. Nhường cơm, sẻ áo.

D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.

Câu 42: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quan tâm.

B. Chia sẻ.

C. Đồng cảm.

D. Thấu hiểu.

Câu 43: Những hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ?

A. Giúp bạn nói dối bố mẹ để cùng đi chơi điện tử. 

B. Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra. 

C. Nấu cơm, dọn dẹp nhà của giúp cha mẹ. 

D. Xua đuổi người ăn xin.

Câu 44: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão lũ.

B. Bắt nạt bạn bè.

C. Chửi mắng, coi thường người vô gia cư.

D. Phá hoại của công.

Câu 45: Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Chia sẻ.

B. Cảm thông.

C. Đồng cảm.

D. Quan tâm.

Câu 46: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Quyên góp từ thiện.

B. Giúp đỡ bạn bè học tập.

C. Yêu thương bố mẹ.

D. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.

Câu 47: Đối với bạn bè, mỗi học sinh cần có những hành động như thế nào để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn quên.

B. Đến thăm khi bạn ốm.

C. Tâm sự chia sẻ mỗi khi bạn có chuyện buồn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 48: Hành động nào sau đây không thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?

A. Các em học sinh lớp 7H quyên góp tiền ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn.

B. Cô Minh mở cửa hàng miễn phí đồ ăn cho những người có hoàn cảnh khó khăn. 

C. Bạn Nam luôn thờ ơ trước những nỗi buồn của bạn bè xung quanh. 

D. Bé Hoa phụ giúp bố mẹ nấu ăn. 

Câu 49: Hành động nào sau đây không phải sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?

A. Lớp học tổ chức quyên góp tiền để giúp đỡ những người khó khăn. 

B. Bạn Hà cõng bạn Hiền đi học, vì Hiền bị liệt hai chân. 

C. Huy đã cho Nam vay tiền chơi game. 

D. Các bạn trong lớp tới thăm khi bạn Trí bị ốm. 

Câu 50: Hoạt động “Áo ấm cho em”xuất phát từ:

A. Sự yêu nước, đoàn kết và dũng cảm. 

B. Tinh thần hiếu học và tôn sư trọng đạo.

C. Tinh thần dũng cảm, bất khuất, kiên cường.  

D. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. 

Câu 51: Ý nào không biểu hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?

A. Luôn quan tâm đến bạn bè, chia sẻ cùng với bạn khi bạn gặp khó khăn.

B. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm đến bạn bè.

C. Chia sẻ những khó khăn về vật chất với những người gặp khó khăn.

D. Nói xấu sau lưng bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.

Câu 52: Trong các tình huống sau, hành động nào thể hiện là người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. Anh Tuấn thường sống gần gũi với mọi người trong khu dân cư.  

B. Thấy ông lão ăn xin quần áo rách rưới ngồi trước cửa, Nga liền ra đuổi đi vì sợ ông làm bẩn cửa nhà mình.  

C. Do tật nói ngọng, Cúc bị bạn bè trong lớp chế nhạo, xa lánh. 

D. Đi học về, em trai của Hiến luôn tranh giành xem ti vi với anh trai mình. 

Câu 53: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo

A. Khả năng của mình.

B. Nhu cầu của mình.

C. Mong muốn của mình.

D. Nguyện vọng của mình.

Câu 54: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ?

A. Lá lành đùm lá rách.

B. Ăn không nói có.

C. Uống nước nhớ nguồn.

D. Ở hiền gặp lành.

Câu 55: Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Truyền thống quê hương.

B. Phong tục tập quán.

C. Truyền thống gia đình.

D. Nét đẹp bản địa.

Câu 56: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ ?

A. Nhân ái. 

B. Các lễ hội truyền thống.

C. Nghề truyền thống.

D. Tảo hôn.

Câu 57: Theo em, hành vi nào dưới đây đáng lên án?

A. Trân trọng những giá trị truyền thống của quê hương.

B. Phá hoại truyền thống tốt đẹp của quê hương.

C. Giới thiệu đến bạn bè thế giới nét đẹp truyền thống quê hương.

D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 58: Làm gốm Bát Tràng là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào sau đây?

A. Hà Nội.

B. Ninh Bình.

C. Thái Bình.

D. Hưng Yên.

Câu 59: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua:

A. Định kiến.

B. Thời gian.

C. Quan niệm.

D. Lối sống.

Câu 60: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.

B. Bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương.

C. Giới thiệu với bạn bè về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

D. Đấu tranh, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của quê hương.

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 7 CTST năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF