Với mong muốn giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập thật tốt cho kỳ thi học kì sắp tới ban biên tập HOC247 xin giới thiệu Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 10 Cánh Diều năm 2022-2023. Nội dung tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm và bài tập có đáp án chi tiết. Mời các em tham khảo!
1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1.1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
A. Thành phần của nguyên tử
Cấu trúc của nguyên tử
Nguyên tử bao gồm:
- Lớp vỏ: được tạo nên bởi các hạt electron, kí hiệu là e
- Hạt nhân: được tạo nên bởi các hạt proton và hạt neutron
+ Hạt proton, kí hiệu là p
+ Hạt neutron, kí hiệu là n
Khối lượng và điện tích các hạt cơ bản
Loại hạt |
Electron |
Proton |
Neutron |
Khối lượng (amu) |
0,00055 |
1 |
1 |
Điện tích (e0) |
-1 |
+1 |
0 |
- Trong một nguyên tử: số proton = số electron
- Trong tất cả các nguyên tố, chỉ có duy nhất một loại nguyên tử của hydrogen (H) được tạo nên bởi proton và electron (không có neutron).
Khối lượng và kích thước của nguyên tử
- Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân nguyên tử.
- Kích thước của nguyên tử là vô cùng nhỏ
- Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử (phần không gian rỗng chiếm chủ yếu trong nguyên tử).
B. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Nguyên tố hóa học
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số hạt proton.
Số hiệu nguyên tử, số khối
Số hiệu nguyên tử: Z.
Số khối (A) = số proton (P) + số neutron (N)
Kí hiệu nguyên tử
\(_Z^AX\)
Kí hiệu nguyên tử \(_Z^AX\) cho biết kí hiệu hoá học của nguyên tố (X), số hiệu nguyên tử (Z) và số khối (A).
Đồng vị
Các đồng vị của một nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số proton (P), cùng số hiệu nguyên tử (Z), nhưng khác nhau về số neutron (N).
Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình
- Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu).
- Công thức tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X:
\(\overline {{{\rm{A}}_{\rm{x}}}} = \frac{{{a_1}.{A_1} + {a_2}.{A_2} + ... + {a_i}.{A_i}}}{{100}}\)
\(\overline {{{\rm{A}}_{\rm{x}}}} \): là nguyên tử khối trung bình của X.
Ai là nguyên tử khối đồng vị thứ i.
ai là tỉ lệ % số nguyên tử đồng vị thứ i.
C. MÔ HÌNH NGUYÊN TỬ VÀ ORBITAL NGUYÊN TỬ
Mô hình nguyên tử
- Theo chiều từ hạt nhân ra ngoài lớp vỏ, các electron được sắp xếp vào các lớp electron. Kí hiệu của mỗi lớp như sau:
+ Lớp thứ nhất gọi là lớp K.
+ Lớp thứ hai gọi là lớp L.
+ Lớp thứ ba gọi là lớp M.
+ Lớp thứ tư gọi là lớp N.
Lưu ý:
- Các electron được phân bố lần lượt vào lớp gần hạt nhân trước.
- Số electron tối đa trong mỗi lớp là 2n2 (n là số thứ tự lớp electron).
Orbital nguyên tử
- Orbital nguyên tử (AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%).
- Orbial nguyên tử có một số hình dạng khác nhau.
+ AO hình cầu, còn gọi là AO s;
+ AO hình số tám nổi, còn gọi là AO p (tùy theo vị trí của AO p trên hệ trục tọa độ Đề - các, sẽ gọi là AO px, py và pz).
Hình dạng của AO s(a) và AO p (b, c, d)
- Một AO chỉ chứa tối đa 2 electron
Lưu ý:
- Các AO p trong cùng một lớp electron có hình dạng và kích thước tương tự nhau nhưng khác nhau về định hướng trong không gian.
- Ngoài các AO hay gặp là s và p, còn có các AO khác như d, f có hình dạng phức tạp hơn.
D. LỚP, PHÂN LỚP VÀ CẤU HÌNH ELECTRON
Lớp và phân lớp electron
Lớp
- Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp (kí hiệu K, L, M, N, O, P,Q) từ gần đến xa hạt nhân, theo thứ tự từ lớp n = 1 đến n = 7
- Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.
Số lượng AO và số electron tối đa trong mỗi lớp
Lớp |
K (n = 1) |
L (n = 2) |
M (n = 3) |
N (n = 4) |
Số lượng AO |
1 |
4 |
9 |
16 |
Số electron tối đa |
2 |
8 |
18 |
32 |
Lớp thứ n có tối đa 2n2 electron.
Phân lớp electron
- Mỗi lớp electron (trừ lớp thứ nhất) lại được chia thành các phân lớp theo nguyên tắc: Các electron thuộc cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.
- Số lượng và kí hiệu các phân lớp trong một lớp: Lớp electron thứ n có n phân lớp và được kí hiệu lần lượt là ns, np, nd, nf, ...
+ Lớp K (n =1): có 1 phân lớp, được kí hiệu là 1s.
+ Lớp L (n =2): có 2 phân lớp, được kí hiệu là 2s và 2p.
+ Lớp M (n =3): có 3 phân lớp, được kí hiệu là 3s, 3p và 3d.
- Số lượng AO trong mỗi phân lớp
+ Phân lớp ns chỉ có 1 AO.
+ Phân lớp np có 3 AO.
+ Phân lớp nd có 5 AO.
+ Phân lớp nf có 7 AO.
- Số electron trong mỗi phân lớp được biểu diễn bằng chỉ số phía trên, bên phải kí hiệu phân lớp. Phân lớp nào đã có tối đa electron được gọi là phân lớp bão hòa.
Lưu ý: Số lượng electron tối đa trong mỗi phân lớp
- Phân lớp ns chứa tối đa 2 electron.
- Phân lớp np chứa tối đa 6 electron.
- Phân lớp nd chứa tối đa 10 electron.
- Phân lớp nf chứa tối đa 14 electron.
Cấu hình electron nguyên tử
Cách viết cấu hình electron nguyên tử
- Cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron vào lớp vỏ nguyên tử theo các lớp và phân lớp.
- Các bước viết cấu hình electron nguyên tử theo những nguyên tắc sau:
+ Quy tắc 1: Điền electron theo thứ tự các mức năng lượng từ thấp đến cao (dãy Klechkovski):
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s...
Điền electron bão hòa phân lớp trước rồi mới điền tiếp vào phân lớp sau.
- Quy tắc 2: Đổi lại vị trí các phân lớp sao cho số thứ tự lớp (n) tăng dần từ trái qua phải, các phân lớp trong cùng một lớp theo thứ tự s, p, d, f.
- Cấu hình electron cho biết thứ tự mức năng lượng các electron giữa các phân lớp. Năng lượng của electron trong mỗi phân lớp tăng theo chiều từ trái qua phải.
Biểu diễn cấu hình electron theo ô orbital
- Quy tắc 1: Viết cấu hình electron của nguyên tử
- Quy tắc 2: Biểu diễn mỗi AO bằng một ô vuông (orbital hay ô lượng tử), các AO trong cùng phân lớp thì viết liền nhau, các AO khác phân lớp thì viết tách nhau. Thứ tự các ô orbital từ trái sang phải theo thứ tự như ở cấu hình electron.
- Quy tắc 3: Điền electron vào từng ô orbital theo thứ tự lớp và phân lớp, mỗi electron biểu diễn bằng một mũi tên.
Lưu ý:
- Trong mỗi phân lớp, electron được phân bố sao cho số electron độc thân là lớn nhất, electron được điền vào các orbital theo thứ tự từ trái sang phải.
- Trong một ô orbital, electron đầu tiên được biểu diễn bằng mũi tên quay lên, electron thứ hai được biểu diễn bằng mũi tên quay xuống.
Dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố dựa theo cấu hình electron của nguyên tử
Dựa vào đặc điểm về cấu hình electron lớp ngoài cùng để dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố:
Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng |
||||
Số electron |
1, 2, 3 |
4 |
5, 6, 7 |
8 |
Loại nguyên tố |
Kim loại |
Kim loại hoặc phi kim |
Phi kim |
Khí hiếm (trừ He) |
1.2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
A. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp cùng một chu kì.
- Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp cùng một nhóm, trừ nhóm VIIIB.
Lưu ý: Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học (thường là những electron ở lớp ngoài cùng).
Cấu tạo của bảng tuần hoàn
- Ô nguyên tố: Số thứ tự của một ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học trong ô đó.
- Chu kì là tập hợp các nguyên tố hóa học mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron
+ Các chu kì 1, 2 và 3 là các chu kì nhỏ.
+ Các chu kì 4, 5, 6 và 7 là các chu kì lớn.
- Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau
Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm.
Phân loại nguyên tố dựa theo cấu hình electron và tính chất hoá học
- Dựa vào cấu hình electron: nguyên tố s, nguyên tố p, nguyên tố d và nguyên tố f.
- Dựa vào tính chất hoá học: nguyên tố kim loại, nguyên tố phi kim và nguyên tố khí hiếm.
B. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
Bán kính nguyên tử
- Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu huong biên đối tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Trong một chu kì, từ trái sang phải, bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần
+ Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.
Độ âm điện
- Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hoá học.
- Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đối tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Trong một chu kì, độ âm diện của nguyên từ các nguyên tố có xu hướng tăng dần.
+ Trong một nhóm, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng giảm dần.
Tính kim loại, tính phi kim
- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron.
- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận electron.
- Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Trong một chu kì, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.
+ Trong một nhóm, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.
Lưu ý: Tính kim loại và tính phi kim luôn biến đổi ngược chiều nhau. Độ âm điện và tính phi kim của các nguyên tử của nguyên tố hóa học biến đổi cùng chiều trong một chu kì và trong một nhóm.
Tính acid - base của oxide và hydroxide
Xu hướng biến đổi tính acid, tính base của oxide và hydroxide trong một chu kì: tính acid có xu hướng tăng dần, tính base có xu hướng giảm dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân.
C. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
Định luật tuần hoàn
Định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Khi biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể đưa ra dự đoán về tính chất của đơn chất cũng như hợp chất của nó.
1.3. LIÊN KẾT HÓA HỌC
A. QUY TẮC OCTET
- Liên kết hoá học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
- Quy tắc octet: Khi hình thành liên kết hoá học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm.
B. LIÊN KẾT ION
- Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
- Liên kết ion thường được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình. Hợp chất ion được tạo nên từ cation và anion.
- Ở điều kiện thường, hợp chất ion thường tồn tại ở dạng tinh thể rắn.
C. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
- Liên kết cộng hóa trị: Hình thành do một hay nhiều cặp electron dùng chung giữa 2 nguyên tử
+ Liên kết cộng hóa trị không cực
+ Liên kết cộng hóa trị có cực
+ Liên kết cho – nhận
- Sự xen phủ orbital theo trục liên kết tạo ra liên kết \(\sigma \). Sự xen phủ bên của các orbital tạo ra liên kết \(\pi \)
- Các liên kết cộng hoá trị đơn đều là liên kết \(\sigma \), 1 liên kết đôi gồm 1 liên kết \(\sigma \) và 1 liên kết \(\pi \), 1 liên kết ba gồm liên kết \(\sigma \) và 2 liên kết \(\pi \)
- Năng lượng liên kết là năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết xác định trong phân tử ở thể khí, tại 25°C và 1 bar. Đơn vị của năng lượng liên kết thường là k mol-1. Năng lượng liên kết càng lớn, liên kết càng bền.
- Dựa trên hiệu độ âm điện xác định loại liên kết hóa học:
Hiệu độ âm điện (∆x) |
Loại liên kết |
0 ≤ ∆x < 0,4 |
Cộng hóa trị không cực |
0,4 ≤ ∆x < 1,7 |
Cộng hóa trị có cực |
≥ 1,7 |
Ion |
D. LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
- Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng. Các nguyên tử có độ âm điện lớn thường gặp trong liên kết hydrogen là N, O, F.
- Tương tác van der Waals là một loại liên kết rất yếu, tạo thành bởi tương tác hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu của phân tử.
- Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất. Trong đó, liên kết hydrogen có ảnh hưởng mạnh hơn.
2. BÀI TẬP
Câu 1: Nguyên tử trung hòa vì điện vì
A. tổng số hạt neutron bằng tổng số hạt proton.
B. được tạo thành từ các hạt không mang điện.
C. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt proton.
D. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt neutron.
Câu 2: Một loại nguyên tử potassium có 19 proton, 19 electron và 20 neutron. Số khối của nguyên tử này là
A. 38.
B. 39.
C. 40.
D. 58.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hầu hết các nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron.
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
C. Hạt nhân của hầu hết nguyên tử cấu thành từ các hạt proton và neutron.
D. Vỏ nguyên tử cấu thành từ các hạt electron.
Câu 4: Trong tự nhiên, đồng (copper) có hai đồng vị bền là và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị là
A. 63%.
B. 73%.
C. 65%.
D. 27%.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các nguyên tử của nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron lớp ngoài cùng.
B. Các nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại.
C. Chỉ các nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng mới là phi kim.
D. Nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim
Câu 6: Số orbital trong các phân lớp s, p, d lần lượt là
A. 1, 3, 5.
B. 1, 2, 4.
C. 3, 5, 7.
D. 1, 2, 3.
Câu 7: Số electron tối đa có trong lớp M là
A. 3.
B. 4.
C. 9.
D. 18.
Câu 8: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử calcium (Z = 20) có số electron độc thân là
A. 1.
B. 2.
C. 0.
D. 4.
Câu 9: Cho các cấu hình electron sau:
(1) 1s22s1
(2) 1s22s22p4
(3) 1s22s22p63s23p63d104s24p5
(4) 1s22s22p63s23p1
Số cấu hình electron của nguyên tố phi kim là
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 7.
Câu 10: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn lần lượt là
A. 3 và 3.
B. 4 và 3.
C. 3 và 4.
D. 4 và 4.
Câu 11: Nguyên tử Y có tổng số hạt mang điện trong nguyên tử là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 10 hạt. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
A. số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
B. số thứ tự 11, chu kì 3, nhóm IA.
C. số thứ tự 11, chu kì 2, nhóm VIIA
D. số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm IA.
Câu 12: Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, bán kính nguyên tử của các nguyên tố
A. tăng dần.
B. giảm dần.
C. không thay đổi.
D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong bảng tuần hoàn, fluorine (F) là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất.
B. Trong một nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng lên thì độ âm điện cũng tăng lên.
C. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì giảm từ trái qua phải.
D. Độ âm điện đặc trưng cho khả năng hút electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử.
Câu 14: Oxide nào dưới đây là oxide lưỡng tính?
A. Na2O.
B. SO2.
C. MgO.
D. Al2O3.
Câu 15: Công thức oxide cao nhất của nguyên tố R (Z = 15) là
A. R2O.
B. R2O3.
C. R2O5.
D. R2O7.
ĐÁP ÁN
1C |
2B |
3B |
4B |
5D |
6A |
7D |
8C |
9B |
10C |
11B |
12A |
13B |
14D |
15C |
16D |
17C |
18C |
19D |
20A |
21D |
22D |
23B |
24D |
25B |
26C |
27D |
28A |
29B |
30D |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 10 Cánh Diều năm 2022-2023. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 10 Cánh diều năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn Tiếng Anh 10 Cánh diều năm 2022-2023
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023958 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm