OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 10 Cánh Diều năm 2022-2023

29/11/2022 853.96 KB 367 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221129/74555741343_20221129_133551.pdf?r=3362
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Qua nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 10 Cánh Diều năm 2022-2023 được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em nhằm mục đích giúp các em ôn tập kiến thức Công nghệ 10 Cánh diều và kĩ năng làm bài trắc nghiệm Công nghệ 10, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng.

 

 
 

A. LÝ THUYẾT

a. Tác hại

- Cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất 

- Chất lượng và thẩm mĩ nông sản 

- Thậm chí không cho thu hoạch.

- Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tổ trong nông sản, gây độc cho người sử dụng. 

- Sâu, bệnh hại cũng làm giảm độ đồng đều của nông sản, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản.

b. Ý nghĩa

Việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng có ý nghĩa quan trọng đối với trồng trọt, sức khoẻ con người và môi trường sinh thái. 

- Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp giảm thiểu sâu, bệnh gây hại cho cây trồng;

- Góp phần đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông sản.

- Đồng thời, ổn định, gia tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp và góp phần duy trẻ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.

a. Khái niệm

Sâu hại là động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng, chuyên gây hại cây trồng Dựa vào đặc điểm biến thái trong quá trình phát triển, sâu hại được chia thành 2 nhóm: biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn

b. Một số loại sâu hại cây trồng thường gặp

- Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa (Cmaphalecrecis medinalis Guence)

- Sâu tơ hại rau họ cải (Plutella xylostella Linnaeus)

- Ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis Hendel)

- Sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Guenee)

- Bọ hà hại khoai lang (Cylas formicarius (Fabricius)) 

a. Khái niệm

Bệnh hại cây trồng là trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái do tác động của điều kiện ngoại cảnh không phù hợp hoặc sinh vật gây ra, làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng.

b. Nguyên nhân

Có hai nhóm nguyên nhân gây bệnh cho cây trồng: sinh vật (gây ra bệnh do sinh vật) và điều kiện ngoại cảnh bất lợi (gây ra bệnh sinh lí).

c. Triệu chứng

Những biểu hiện về hình thái bên ngoài của bộ phận cây bị bệnh có thể quan sát được gọi là triệu chứng.

d. Một số bệnh hại cây trồng thường gặp

- Bệnh đạo ôn hại lúa

- Bệnh xoăn vàng lá cà chua

- Bệnh vàng lá gân xanh hại cam

- Bệnh do tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu 

a. Nguyên lí phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng

Có 4 nguyên lí chính trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng: 

- Trồng cây khỏe

- Bảo tồn thiên địch

- Thường xuyên thăm đồng ruộng 

- Nông dân trở thành chuyên gia

b. Biện pháp phòng trừ

Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng chủ yếu gồm: 

- Canh tác; cơ giới và vật lí; sinh học; sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh: hoá học. 

Trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng, cần thực hiện nguyên tắc: phòng là chính; trở sớm, kịp thời, nhanh chóng, toàn diện, triệt để và có hiệu quả kinh tế cao.

a. Làm đất, bón lót

- Cày, bừa đất

- Lên luống

- Bón phân lót

b. Gieo hạt, trồng cây

- Gieo hạt

- Trồng cây

c. Chăm sóc

- Tưới nước

- Bón thúc

- Xới xáo, làm cỏ, vun gốc

- Làm giàn

- Cắt tỉa

- Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

d. Thu hoạch

- Thu hoạch đúng thời điểm và đúng cách tuỳ từng loại cây trồng. 

- Khi thu hoạch tránh gây ra các vết thương cơ giới trên sản phẩm.

 -------------- Còn tiếp --------------

B. BÀI TẬP

Câu 1: Bước thứ năm của quy trình trồng rau thủy canh tĩnh là:

A. Cho trấu hun hoặc xơ dừa, mút xốp ướt vào rọ

B. Đặt cây vào giữa rọ

C. Đặt nắp thùng xốp có các rọ trồng cây đậy kín miệng thùng

D. Theo dõi sinh trưởng, bổ sung dung dịch dinh dưỡng nếu cần.

Câu 2: Bước thứ sáu của quy trình trồng rau thủy canh tĩnh là:

A. Cho trấu hun hoặc xơ dừa, mút xốp ướt vào rọ

B. Đặt cây vào giữa rọ

C. Đặt nắp thùng xốp có các rọ trồng cây đậy kín miệng thùng

D. Theo dõi sinh trưởng, bổ sung dung dịch dinh dưỡng nếu cần.

Câu 3: Bước thứ bảy của quy trình trồng rau thủy canh tĩnh là:

A. Cho trấu hun hoặc xơ dừa, mút xốp ướt vào rọ

B. Đặt cây vào giữa rọ

C. Đặt nắp thùng xốp có các rọ trồng cây đậy kín miệng thùng

D. Theo dõi sinh trưởng, bổ sung dung dịch dinh dưỡng nếu cần.

Câu 4: Bước thứ tám của quy trình trồng rau thủy canh tĩnh là:

A. Cho trấu hun hoặc xơ dừa, mút xốp ướt vào rọ

B. Đặt cây vào giữa rọ

C. Đặt nắp thùng xốp có các rọ trồng cây đậy kín miệng thùng

D. Theo dõi sinh trưởng, bổ sung dung dịch dinh dưỡng nếu cần.

Câu 5: Công nghệ thứ ba được áp dụng trong mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt là:

A. Nhà mái che với các cảm biến, điều khiển nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, độ ẩm không khí.

B. Hệ thống tưới nhỏ giọt

C. Giá thể trồng cây

D. Dung dịch dinh dưỡng

Câu 6: Công nghệ thứ tư được áp dụng trong mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt là:

A. Nhà mái che với các cảm biến, điều khiển nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, độ ẩm không khí.

B. Hệ thống tưới nhỏ giọt

C. Giá thể trồng cây

D. Dung dịch dinh dưỡng

Câu 7: Công nghệ thứ năm được áp dụng trong mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt là:

A. Giống rau ăn quả chất lượng cao, chuyên dùng cho sản xuất trong nhà mái che

B. Hệ thống tưới nhỏ giọt

C. Giá thể trồng cây

D. Dung dịch dinh dưỡng

Câu 8: Bước thứ ba của quy trình ủ chua phụ phẩm trồng trọt thành thức ăn cho trâu, bò là:

A. Làm sạch phụ phẩm

B. Phối trộn nguyên liệu

C. Ủ nguyên liệu

D. Kiểm tra thành phần thức ăn ủ chua

Câu 9: Bước thứ tư của quy trình ủ chua phụ phẩm trồng trọt thành thức ăn cho trâu, bò là:

A. Làm sạch phụ phẩm

B. Phối trộn nguyên liệu

C. Ủ nguyên liệu

D. Kiểm tra thành phần thức ăn ủ chua

Câu 10: Chất thải trồng trọt được chia làm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 11: Đâu là chất thải trồng trọt?

A. Phụ phẩm

B. Rác thải

C. Phụ phẩm và rác thải

D. Đáp án khác

Câu 12: Đâu không phải là phụ phẩm?

A. Rơm

B. Rạ

C. Túi nylon

D. Cành cây

Câu 13: Đâu không phải là rác thải:

A. Vỏ chai

B. Lọ hóa chất bảo vệ thực phẩm

C. Vỏ hạt

D. Vỏ bao phân bón

Câu 14: Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến:

A. Đời sống

B. Kinh tế

C. Xã hội

D. Đời sống, kinh tế, xã hội

Câu 15: Diện tích đất trồng ở Việt Nam tính đến năm 2018 là:

A. 20 triệu ha

B. 27 triệu ha

C. 27,3 triệu ha

D. 20,3 triệu ha

Câu 16: Tính đến năm 2018, diện tích đất trồng chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên?

A. 40,8%

B. 80,4%

C. 50%

D. 90%

Câu 17: Vấn đề ô nhiễm môi trường trong trồng trọt ảnh hưởng đến:

A. Sức khỏe con người

B. Xuất khẩu nông sản

C. Thu nhập của người sản xuất

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18: Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

A. Gây ra bệnh về hô hấp

B. Gây ra bệnh về tiêu hóa

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 19: Sử dụng phân bón hóa học như thế nào gây ô nhiễm môi trường?

A. Không đúng cách

B. Quá liều lượng quy định

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 20: Công việc của kĩ sư môi trường là gì?

A. Nghiên cứu công nghệ, kĩ thuật xử lí môi trường

B. Thiết kế các quy trình, máy móc xử lí ô nhiễm

C. Đánh giá và xử lí ô nhiễm tại khu vực bị ô nhiễm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21: Tác dụng của chế phẩm vi sinh là:

A. Cải tạo đất

B. Nâng cao độ phì nhiêu của đất

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 22: Người ta xử lí nước với chế phẩm vi sinh bằng cách nào?

A. Rắc xuống nước

B. Đổ chế phẩm trực tiếp xuống nước

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 23: Quy trình chế biến dưa chuột bao tử dầm giấm gồm mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 24: Bước đầu tiên của quy trình chế biến dưa chuột bao tử dầm giấm là:

A. Rửa sạch dưa, ngâm nước muối.

B. Bóc vỏ hành, tỏi; gừng bỏ vỏ và cắt lát; ớt cắt lát, thì là cắt khúc

C. Hòa đường, muối, giấm trong nước; cho hành, tỏi, thì là, ớt, gừng vào ngâm

D. Cho dưa chuột đã sơ chế vào lọ, dổ ngập hỗn hợp nước đã trộn vào, đậy nắp, sử dụng sau 4 – 5 ngày.

Câu 25: Bước thứ hai của quy trình chế biến dưa chuột bao tử dầm giấm là:

A. Rửa sạch dưa, ngâm nước muối.

B. Bóc vỏ hành, tỏi; gừng bỏ vỏ và cắt lát; ớt cắt lát, thì là cắt khúc

C. Hòa đường, muối, giấm trong nước; cho hành, tỏi, thì là, ớt, gừng vào ngâm

D. Cho dưa chuột đã sơ chế vào lọ, dổ ngập hỗn hợp nước đã trộn vào, đậy nắp, sử dụng sau 4 – 5 ngày.

Câu 26: Bước thứ ba của quy trình chế biến dưa chuột bao tử dầm giấm là:

A. Rửa sạch dưa, ngâm nước muối.

B. Bóc vỏ hành, tỏi; gừng bỏ vỏ và cắt lát; ớt cắt lát, thì là cắt khúc

C. Hòa đường, muối, giấm trong nước; cho hành, tỏi, thì là, ớt, gừng vào ngâm

D. Cho dưa chuột đã sơ chế vào lọ, dổ ngập hỗn hợp nước đã trộn vào, đậy nắp, sử dụng sau 4 – 5 ngày.

Câu 27: Bước thứ tư của quy trình chế biến dưa chuột bao tử dầm giấm là:

A. Rửa sạch dưa, ngâm nước muối.

B. Bóc vỏ hành, tỏi; gừng bỏ vỏ và cắt lát; ớt cắt lát, thì là cắt khúc

C. Hòa đường, muối, giấm trong nước; cho hành, tỏi, thì là, ớt, gừng vào ngâm

D. Cho dưa chuột đã sơ chế vào lọ, dổ ngập hỗn hợp nước đã trộn vào, đậy nắp, sử dụng sau 4 – 5 ngày.

Câu 28:Có mấy kiểu giàn trồng cây?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 29:Quy trình trồng cam gồm mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 30: Bước đầu tiên của quy trình trồng cam là:

A. Đào hố trồng

B. Bón phân lót

C. Trồng cây

D. Tưới nước

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

C

D

C

D

A

C

D

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

C

D

C

B

D

C

C

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

C

D

A

B

C

D

D

D

A

-----

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 10 Cánh diều năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập

ADMICRO
NONE
OFF