OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 10 Cánh diều năm 2022-2023

28/11/2022 935.2 KB 904 lượt xem 6 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221128/342516626074_20221128_154952.pdf?r=4319
ADMICRO/
Banner-Video

Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập, hệ thống kiến thức quan trọng cũng như thử sức mình trước các dạng bài tập Địa lí 10 Cánh diều trước bài thi Học kì 1 sắp đến, HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 10 nội dung Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí 10 Cánh diều năm 2022-2023. Chúc các em ôn tập tốt và đạt được kết quả cao nhé!

 

 
 

1. Kiến thức cơ bản

1.1. Khí quyển, nhiệt độ không khí

- Nêu được khái niệm khí quyển

- Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương; địa hình.

- Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ, lược đồ về nhiệt độ.

- Giải thích được một số hiện tượng về thời tiết và khí hậu trong thực tế.

1.2. Khí áp, gió và mưa

- Trình bày được sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp.

- Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất; một số loại gió địa phương.

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và trình bày được sự phân bố mưa trên thế giới.

- Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ, lược đồ về khí áp, gió và mưa

1.3. Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Đọc được bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất; phân tích được biểu đồ một số kiểu khí hậu

1.4. Thủy quyển, nước trên lục địa

- Nêu được khái niệm thủy quyển

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng, tới chế độ nước sông và trình bày được chế độ nước của một con sông cụ thể

- Phân biệt được các loại hồ theo nguồn gốc hình thành

- Trình bày được đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm

- Vẽ được sơ đồ; phân tích hình vẽ về thủy quyển

- Nêu được các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt

1.5. Nước biển và đại dương

- Trình bày được tính chất của nước biển và đại dương

- Giải thích được hiện tượng sóng biển và thủy triều

- Trình bày được chuyển động của các dòng biển trong đại dương

- Nêu được vai trò của biển và đại đương đối với phát triển kinh tế-xã hội

1.6. Đất và sinh vật

- Trình bày được khái niệm về đất; phân biệt được lớp vỏ phong hóa và đất; trình bày được các nhân tố hình thành đất.

- Trình bày được khái niệm sinh quyển; phân tích được đặc điểm và giới hạn của sinh quyển, các nhân tổ ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.

- Liên hệ được thực tế ở địa phương.

1.7. Phân tích bản đồ, sơ đồ về sự phân bồ của đất và sinh vật trên thế giới

Phân tích được sơ đồ, hình vẽ, bản đồ phân bồ các nhóm đắt và sinh vật trên thế giới.

1.8. Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

- Trình bày khái niệm vỏ địa lí; phân biệt được vỏ địa lí và vỏ Trái Đất.

- Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí; liên hệ được thực tế ở địa phương.

- Giải thích được một số hiện tượng phỏ biến trong môi trường tự nhiên bằng quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.

1.9. Quy luật địa đới và phi địa đới

- Trình bày khái niệm, biêu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới và phi địa đới; liên hệ được thực tế ở địa phương.

- Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng các quy luật địa lí.

2. Bài tập vận dụng

Câu 1. Thứ tự từ xích đạo về cực là các khối khí

A. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.                                     

B. Xích đạo, ôn đới, chí tuyến, cực.

C. Xích đạo, cực, ôn đới, chí tuyến.                                  

D. Xích đạo, chí tuyến, cực, ôn đới.

Câu 2. Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

A. Chí tuyến lục địa.        

B. Xích đạo lục địa.                                      

C. Ôn đới lục địa.             

D. Cực lục địa.

Câu 3. Trị số khí áp tỉ lệ

A. nghịch với tỉ trọng không khí.                                      

B. thuận với nhiệt độ không khí.

C. thuận với độ ẩm tuyệt đối.                                      

D. nghịch với độ cao cột khí.

Câu 4. Khí áp tăng khi

 A. nhiệt độ giảm.              

B. nhiệt độ tăng.                                    

C. độ cao tăng.                 

D. khô hạn giảm.

Câu 5. Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước ở

A. biển, đại dương; nước ngầm, băng tuyết; nước sông, suối, hồ.

B. biển, đại dương; nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển.

C. sông, suối, hồ; băng tuyết, nước trong các đại dương, hơi nước.

D. sông, suối, hồ; nước ngầm; nước trong các biển và đại dương.

Câu 6. Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là

A. dòng chảy mặt.            

B. nguồn cấp nước.    

C. chế độ nước.              

D. lưu vực nước.

Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do

A. mưa.                             

B. núi lửa.                                      

C. động đất.                      

D. gió.

Câu 8. Dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặ Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm

 A. vuông góc với nhau.                                                                              

B. thẳng hàng với nhau.

C. lệch nhau góc 45 độ.

D. lệch nhau góc 60 độ.

Câu 9. Thổ nhưỡng là lớp vật chất

A. tơi xốp ở bề mặt lục địa.                                      

B. rắn ở bề mặt vỏ Trái Đất.

C. mềm bở ở bề mặt lục địa.                                      

D. vụn ở bề mặt vỏ Trái Đất.

Câu 10. Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?

A. Độ ẩm.                         

B. Độ rắn.                                      

C. Độ phì.                         

D. Nhiệt độ.

Câu 11. Lớp vỏ địa lí có giới hạn trùng hợp hoàn toàn với lớp vỏ bộ phận nào sau đây?

A. Khí quyển.                   

B. Thạch quyển.                                 

C. Sinh quyển.                  

D. Thổ nhưỡng quyển.

Câu 12. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng từ

A. 20-25km.                     

B. 25-30km.                                  

C. 30-35km.                      

D. 35-40km.

Câu 13. Quy luật địa đới là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo

 A. vĩ độ.                            

B. độ cao.                                     

C. kinh độ.                        

D. các mùa.

Câu 14. Trong tự nhiên, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại là biểu hiện của quy luật

A. địa đới.                         

B. địa ô. 

C. thống nhất.                

D. đai cao.

Câu 15. Nhận định nào sau đây không đúng về hơi nước trong khí quyển?

A. Chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ, chưa đến 1%.   

B. Không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

C. Vai trò quan trọng với khí hậu toàn cầu.                                     

D. Phân bố không đồng đều trên Trái Đất.

Câu 16. Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do nhiệt lực?

A. Xích đạo, chí tuyến.    

B. Chí tuyến, cực.                                     

C. Cực, xích đạo.              

D. Ôn đới, chí tuyến.

Câu 17. Nơi nào sau đây có nhiều mưa?

A. Khu khí áp thấp.                                                                               

B. Khu khí áp cao.                                     

C. Miền có gió Mậu dịch.

D. Miền có gió Đông cực.

Câu 18. Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là

A. nước ngầm.                  

B. chế độ mưa.                                    

C. địa hình.                       

D. thực vật.

Câu 19. Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là do

 A. sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời.                                    

B. sức hút của hành tinh ở thiên hà.

C. hoạt động của các dòng biển lớn.                                      

D. hoạt động của núi lửa, động đất.

Câu 20. Nhận định nào sau đây đúng nhất với sinh quyển?

A. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

B. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

C. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

D. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

Câu 21. Nhận định nào sau đây không đúng với lớp vỏ địa lí?

A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.                                     

B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.

C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.

D. Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển.

Câu 22. Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi theo kinh độ của

 A. thổ nhưỡng.                 

B. địa hình.                                    

C. thực vật.                       

D. sông ngòi.

Câu 23. Nhận định nào sau đây không đúng với các khối khí?

A. Các khối khí ở vĩ độ khác nhau có tính chất khác nhau.

 B. Khối khí ở đại dương khác với khối khí ở trên lục địa.

C. Nguồn nhiệt ẩm quy định tính chất của các khối khí.

D. Tính chất của các khối khí luôn ổn định khi di chuyển.

Câu 24. Nguyên nhân sinh ra các dòng biển trên các đại dương thế giới chủ yếu là do

A. sức hút của Mặt Trăng.

B. sức hút của Mặt Trời.

C. các gió thường xuyên. 

D. địa hình các vùng biển.

Câu 25. Nước trên lục địa gồm nước ở

A. trên mặt, nước ngầm.                                                                             

B. trên mặt, hơi nước.

C. nước ngầm, hơi nước.                                                                             

D. băng tuyết, sông, hồ.

Câu 26. Dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa gọi là

A. mưa.                             

B. đầm.                                    

C. sông.                             

D. hồ.

Câu 27. Hình thức dao động của sóng biển là theo chiều

A. thẳng đứng.                  

B. xoay tròn.                                    

C. chiều ngang.                

D. xô vào bờ.

Câu 28. Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày

A. trăng tròn và không trăng.                                   

B. trăng khuyết và không trăng.

C. trăng khuyết và trăng tròn.                                    

D. không trăng và có trăng.

Câu 29. Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho

A. sinh vật.                       

B. động vật.     

C. thực vật.                    

D. vi sinh vật.

Câu 30. Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là

 A. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc.

B. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.

C. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng.

D. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá.

ĐÁP ÁN

1.A

2.B

3.C

4.A

5.B

6.C

7.D

8.B

9.A

10.C

11.C

12.C

13.A

14.C

15.B

16.C

17.A

18.B

19.A

20.B

21.C

22.C

23.D

24.C

25.A

26.C

27.A

28.A

29.C

30.B

 

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí 10 Cánh diều năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF