Nhằm giúp các em thuận tiện trong việc ôn tập và củng cố các kiến thức trong chương trình GDCD 10 học kì 1 để chuẩn bị cho kì thi sắp tới, Hoc247 xin giới thiệu nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 10 năm 2021-2022. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu tại đây!
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 MÔN GDCD 10 NĂM 2021-2022
1. Lý thuyết
Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
1. Thế giới quan và phương pháp luận
a. Vai trò
- Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó
- Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động nhận thức của con người
b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
- Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động vả con người trong cuộc sống
(Thế giới quan gồm: huyền thoại, tôn giáo, triết học)
- Thế giới quan có 2 loại:
+ Thế giới quan duy vật: cho rằng, giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được
+ Thế giới quan duy tâm cho rằng, ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên
- Thế giới quan duy vật có vai trò tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển. Ngược lại, thế giới quan duy tâm kìm hãm sự phát triển của xã hội
Vấn đề cơ bản lớn của mọi Triết học, đặc biệt là của Triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại
* Phần bổ sung
- Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm 2 mặt. Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất (tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy, tinh thần), cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan hay không?
- Các quan niệm được coi là thuộc thế giới quan duy vật: nước là bản nguyên của mọi cái đang tồn tại, nguyên tử (hạt vật chất không thể phân chia được) và chân không là hay nhân tố tạo nên mọi vật,…
- Các quan niệm được coi là thuộc thế giới quan duy tâm: Tồn tại là cái được cảm giác (không có sự vật nằm ngoài cảm giác; mọi sự vật chỉ tồn tại trong chừng mực người ta cảm giác được nó)
c. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình
- Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới
- Phương pháp luận có 2 loại:
+ Phương pháp luận biện chứng: xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng
Các câu nói có yếu tố biện chứng: các câu thành ngữ, tục ngữ (Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn,…), Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông,…
+ Phương pháp luận siêu hình: xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác
Vd: Do không nắm được đặc tính riêng của giới hữu cơ, ông đã cho rằng, cơ thể con người cũng giống như các bộ phận của một cỗ máy …, quan niệm thầy bói trong chuyện “thầy bói xem voi”, Đèn nhà ai nhà nấy rạng,…
Bài 3: Sự vận động, phát triển của thế giới vật chất
1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động
a. Khái niệm vận động
- Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội
b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
- Vận động là thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng
- Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
- Sự vật hiện tượng muốn tồn tại thì phải vận động và chỉ có thông qua vận động
c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất
Có 5 hình thức cơ bản:
- Vận động cơ học (thấp nhất)
- Vận động vật lí
- Vận động hóa học
- Vận động sinh học
- Vận động xã hội (cao nhất)
- Mối quan hệ: hữu cơ, trong đó hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vận động thấp hơn, có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện nhất định
2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển
a. Khái niệm phát triển
- Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
b. Quá trình phát triển không diễn ra một cách đơn giản, một cách quanh co, phức tạp, đôi khi có những bước thụt lùi tạm thời song khuynh hướng tất yếu là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu
- Hình biểu diễn sự phát triển là “xoáy trôn ốc”
→ Bài học rút ra: sự vật hiện tượng muốn tồn tại thì phải vận động và chỉ thông qua vận động , khi xem xét một sự vật hiện tượng hoặc đánh giá một con người, cần phát hiện ra những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ.
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
1. Thế nào là mâu thuẫn
- Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó 2 mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau
a. Hai mặt đối lập của mâu thuẫn
- Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm,… mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng chúng vận động theo những chiều trái ngược nhau
b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
- Trong mỗi mâu thuẫn, 2 mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đây là sự thống nhất giữa các mặt đối lập
c. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
- Trong mỗi sự vật hiện tượng, 2 mặt đối lập luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đây là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng
a. Giải quyết mâu thuẫn
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh
- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hòa (vì có đấu tranh thì mới xóa bỏ được cái cũ và cái mới ra đời dẫn đến sự phát triển)
* Bài học:
+ Để giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng đắn, phải biết phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể
+ Biết phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng mặt đối lập, phân tích mối quan hệ giữa các mặt của mâu thuẫn
+ Phải biết phân biệt đúng sai, cái tiến bộ, cái lạc hậu, nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách
+ Phải biết đấu tranh phê bình và tự phê bình, tránh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Lượng |
Chất |
|
Giống |
- Đều là thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng- Có mối quan hệ mật thiết với nhau |
|
Khác |
- Thuộc tính vốn có, biểu thị trình độ phát triển nhanh hay chậm |
- Là thuộc tính cơ bản, tiêu biểu cho sự vật hiện tượng, phân biệt nó với sự vật hiện tượng khác |
- Biến đổi trước |
- Biến đổi sau |
|
- Biến đổi dần dần |
- Biến đổi nhanh tại điểm nút |
* Cách thức biến đổi của lượng và chất:
- Lượng biến đổi trước: sự biến đổi của các sự vật hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi của lượng
- Lượng biến đổi dần dần chỉ khi nào vượt quá giới hạn của độ mới tạo ra biến đổi về chất
- Độ: là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật hiện tượng
- Điểm nút: là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng
- Bài học:
- Trong học tập và rèn luyện chúng ta phải kiên trì nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ
- Tránh nóng vội, đốt cháy giai đoạn; hành động nửa vời, nôn nóng, không triệt để đều không đem lại kết quả như mong muốn
- Trong quan hệ tình bạn, tình yêu cần phải biết đảm bảo giới hạn nhất định
Bài 6: Khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- Phủ định là xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật hiện tượng nào đó
Phủ định biện chứng |
Phủ định siêu hình |
|
Giống |
- Đều xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật hiện tượng |
|
Khác |
- Do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài |
- Do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng |
- Phủ định “sạch trơn”, vứt bỏ hoàn toàn cái cũ |
- Không phủ định “sạch trơn”, không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ |
· Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng: Phủ định của phủ định
· Bài học:
- Tôn trọng quá khứ nhưng tránh tư tưởng bảo thủ, lạc hậu
- Không nên ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới
- Tin tưởng về sự tất thắng của cái mới vì đây là khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật hiện tượng
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Nhận thức là sự phản ánh các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng
- Quá trình nhận thức gồm 2 giai đoạn:
- Nhận thức cảm tính: do sự tiếp xúc của các cơ quan cảm giác … hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài
- Nhận thức lý tính: dựa trên tài liệu nhận thức cảm tính đem lại … tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng
- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
3 hình thức cơ bản:
- Hoạt động sản xuất vật chất (quan trọng nhất)
- Hoạt động chính trị - xã hội
- Hoạt động thực nghiệm khoa học
* Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức vì: suy cho cùng, mọi nhận thức của con người đều trực tiếp bắt nguồn từ thực tiễn
- Thực tiễn là động lực của nhận thức
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức: các tri thức khoa học chỉ có giá trị kho nó được áp dụng vào thực tiễn
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí: vì các nhận thức khoa học có thể đúng có thể sai và chỉ có qua thực tiễn kiểm nghiệm mới đánh giá tính đúng sai của nó
· So sánh thực tiễn và thực tế
Bài 8. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Các xã hội trong lịch sử loài người muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành lao động sản xuất làm ra của cải vật chất nuôi sống xã hội.
- Muốn lao động sản xuất cần có 2 yếu tố cơ bản:
- Nguồn lực lao động
- Tác động vào môi trường tự nhiên.
- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Bao gồm:
- Môi trường tự nhiên.
- Dân số.
- Phương thức sản xuất.
Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
1.. Con người là chủ thể của lịch sử
a. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình
- Quá trình phát triển của con người:
- Người tối cổ: biết sử dụng hòn đá, cành cây làm công cụ lao động.
- Người tinh khôn: Lúc đầu sử dụng công cụ lao động bằng đồ đá, sau bằng đồ kim loại.
- Quá trình phát triển của xã hội.
- Người tối cổ sống theo bầy, đàn trong hang động, núi đá, sau biết dựng lều.
- Người tinh khôn: Sống từng nhóm nhỏ, có quan hệ họ hàng, dần hình thành thị tộc, bộ lạc.
=> Kết Luận:
- Lịch sử loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo và sử dụng công cụ sản xuất.
- Nhờ biết lao động, con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới động vật chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội cũng bắt đầu từ đó.
b. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội
- Chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất:
- Để tồn tại và phát triển con người phải lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội.
- Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người.
- Là kết quả quá trình lao động và sáng tạo của con người.
Ví dụ:
- Lương thực, thực phẩm.
- Tư liệu sinh hoạt.
- Sáng tạo ra các giá trị tinh thần:
- Đời sống lao động của con người là nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn hoá, tinh thần
- Con người là tác giả của các công trình văn hoá nghệ thuật
c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội
- Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra.
Ví dụ: Từ Cộng xã nguyên thủy → chiếm hữu nô lệ → phong kiến → tư bản chủ nghĩa → xã hội chủ nghĩa
2. Con người là mục tiêu sự phát triển xã hội
a. Vì sao con người là mục tiêu phát triển xã hội?
- Ngay từ vừa mới thoát khỏi thế giới động vật, con người đã luôn khát khao vươn tới cuộc sống tự do, hạnh phúc và luôn đấu tranh để hoài bão, ước mơ đó được thực hiện.
- Trong quá trình phát triển của lịch sử, những thành tựu khoa học kỉ thuật đem lại cho con người cuộc sống ngày càng tiến bộ hơn, đồng thời cũng dẫn đến những vấn đề lớn mang tính chất toàn cầu, đe doạ cuộc sống con người.
Ví dụ: Vấn đề tài nguyên, môi trường, bệnh tật hiểm nghèo, khủng bố
→ Tóm lại: Con người là chủ thể của lịch sử nên con người phải được coi trọng, mục tiêu phát triển của xã hội phải là mục tiêu nhằm phục vụ con người, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng và phải vì hạnh phúc của con người.
b. Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện con người
- Công xã nguyên thủy: Mức sống thấp, con người phụ thuộc tự nhiên
- Chiếm hữu nô lệ: Cuộc sống khó khăn, con người bị áp bức, bóc lột
- Phong kiến: Cuộc sống có phát triển nhưng chậm, ý thức dân tộc, thế giới, con người bị áp bức, bóc lột.
- Tư bản chủ nghĩa: Kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, vẫn còn tư hữu, có áp bức, bóc lột
- Xã hội chủ nghĩa: Kinh tế phát triển, chế độ công hữu, con người được tự do phát triển
→ Nhận xét: Xã hội loài người trải qua 5 hình thái xã hội nhưng chỉ có chế độ xã hội chủ nghĩa mới thực sự coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội và mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội là vì tự do, hạnh phúc cho con người.
2. Bài tập
Câu 1: Khái niệm: Chất – lượng của sự vật hiện tượng. Cho VD minh họa. Em vận dụng quy luật lượng – chất vào học tập rèn luyện như thế nào?
- Chất: Dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật hiện tượng. Tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó. Phân biệt với sự vật hiện tượng khác. VD: Đường ngọt, chanh chua, muối mặn, gừng cay.
- Lượng: Dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản của sự vật hiện tượng về trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động, số lượng của sự vật hiện tượng. VD: Đi xe nhanh hơn đi bộ, dân số Trung Quốc nhiều hơn dân số Việt Nam, 5kg nặng hơn 3kg...
- Em vận dụng quy luật lượng – chất vào học tập rèn luyện như: Chúng ta phải biết kiên trì nhẫn nại, không xem thường việc nhỏ. Tránh hành động nóng vội, đốt cháy giai đoạn, hành động nhất thời, không triệt để tất yếu sẽ mang đến kết quả không tốt đẹp như mong muốn.
Câu 2: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất? VD?
- Cách thức biến đổi của lượng:
+ Lượng biến đổi trước chất
+ Sự biến đổi về chất của sự vật hiện tượng được bắt đầu từ lượng.
+ Lượng biến đổi chậm, từ từ, dần dần.
VD: - Một HS lớp 10 qua 9 tháng học tập và rèn luyện phải trải qua kì thi mới được lên lớp 11
- Nhiệt độ < 100 độ thì chưa hóa hơi, đến 100 độ nước bắt đầu hóa hơi.
- Độ: Là điểm giới hạn trong đó lượng đổi nhưng chất chưa đổi
- Điểm nút: là điểm giới hạn trong đó lượng đổi làm cho chất đổi theo
VD: - HS lớp 10 lên lớp 11, lượng kiến thức, chiều cao, cân nặng, sẽ thay đổi
- Nước từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi, thì thể tích vận tốc, độ hòa tan của phân tử nước cũng thay đổi.
Câu 3: Tại sao nói con người là chủ thể của lịch sử? Liên hệ lịch sử theo từng giai đoạn phát triển. VD?
- Con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình
- Lịch sử xã hội loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động sản xuất và biết sử dụng. Nhờ đó, con người tự tách mình ra khỏi thế giới động vật chuyển sang thế giới loài người.
=> Lịch sử xã hội được hình thành từ đó.
- Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp cho lịch sử xã hội loài người hình thành và phát triển. Đồng thời có ý nghĩa giúp con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình.
- Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần.
- Ở bất kỳ chế độ nào trong lịch sử con người luôn giữ vị trí trung tâm và làm chủ xã hội
VD: Từ chế độ công xã nguyên thủy → chiếm hữu nô lệ → xã hội phong kiến → TBCN → XHCN.
Câu 4: Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội?
- Con người là chủ thể của lịch sử nên cần phải được tôn trọng, được đảm bảo quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển tiến bộ xã hội. Mục đích của sự tiến bộ xã hội suy cho cùng là mang hạnh phúc cho tất cả mọi người.
- Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Đây chính là mục tiêu cao cả của nước ta hiện nay - CNXH.
Câu 5: Thế nào là nhận thức? Nêu các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức. VD. Muốn hiểu rõ về sự vật hiện tượng thì em dựa vào quá trình nhận thức nào? Vì sao?
- Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ não của con người để tạo nên sự hiểu biết về chúng.
- Nhận thức có hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
+ Nhận thức cảm tính: Là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác tác động đến sự vật hiện tượng. Từ đó mang lại cho con người hiểu biết đặc điểm bên ngoài của chúng.
VD: Quả cam hình cầu, thanh sắt là kim loại
+ Nhận thức lý tính: Lá giai đoạn nhận thức tiếp theo dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tình mang lại. Nhờ các thao tác tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp.... từ đó tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng
VD: Quả cam: có lượng đường, Vitamin C, dùng làm nước giải khát, có lợi cho sức khỏe....
Thanh sắt: là kim loại dẫn điện, nhiệt tốt, nhiệt độ nóng chảy cao, công thức hóa học là Fe, khối lượng 56, sắt sử dụng vào xây dựng công trình....
Câu 6: Em hãy cho biết thế nào là phủ định, phủ định biện chứng, phủ định siêu hình?
- Phủ định: Là xóa bỏ sự tồn tại của sự vật hiện tượng nào đó.
VD: Giông bão làm sập đỗ cây cối, hạt lúa xay thành gạo, động đất làm sập nhà....
- Phủ định biện chứng: Là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật hiện tượng cũ để phát triển sự vật hiện tượng mới.
VD: Gieo hạt lúa → cây mạ non → cây lúa
Ấp quả trứng gà → con gà con → gà đẻ trứng → ấp trứng nở → con gà...
Phụ nữ Việt Nam ngày nay vẫn còn kế thừa những yếu tố tích cực từ phụ nữ trước đây: Tứ đức (Công, dung, ngôn, hạnh), tam tòng tứ đức, chung thủy yêu thương chồng con hết mực, chịu khó, tân tụy biết hi sinh, đảm đang công việc, khéo léo về mọi mặt....
- Phủ định siêu hình: Là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật hiện tượng.
VD: Luộc quả trứng gà, hạt lúa xay thành gạo, mưa bão làm cây cối đổ và chết
Câu 7: Mâu thuẫn là gì? Cho VD. Bản thân em có mâu thuẫn với chính mình không? VD.
- Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó có hai mặt đối lập vừa thống nhất, đấu tranh với nhau
VD: Nhận thức: Tích cực >< tiêu cực, đúng >< sai
Học tập: Siêng năng >< lười biếng, số lượng >< chất lượng
Lối sống: Văn hóa >< Phi văn hóa, nghèo >< giàu
- Bản thân em có mâu thuẫn với chính mình. Bởi vì trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt đối lập nhau.
VD: Yêu thương >< buồn ghét, vui cười >< buồn khóc
Chăm chỉ, siêng năng >< biếng nhát, thiện tâm >< ác tâm
Câu 8: Vận động là gì? Cho biết các hình thức vận động theo trình tự thấp đến cao. Cho VD.
- Vận động là sự biến đổi hay biến hóa nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội
VD: Xe đang chạy, mây đang bay, trái đất luôn quay quanh trục
- Có 5 hình thức vận động từ thấp đến cao:
+ Vận động: Cơ học là sự di chuyển của các vật thể trong không gian
VD: Thác nước đang chảy, quạt đang quay, chim đang bay
+ Vận động vật lý: Sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản
VD: Vận động của các điện tích - và điện tích +
+ Vận động hóa học: Phân giải các chất
VD: Sự kết hợp giữa hyro và oxy tạo thành nước
+ Vận động sinh học: Sự trao đổi chất với môi trường
VD: Cây phát triển ra hoa kết quả
+ Vận động xã hội: Sự biến đổi, thay thế các xã hội trong lịch sử
VD: Từ chế độ CXNT → CHNL → PK → TBCN → XHCN
Câu 9: Tại sao nói vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất? Lấy ví dụ minh hoạ?
- Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật hiện tượng
Ví dụ: Sự sống chỉ tồn tại khi có trao đổi chất với môi trường hay trái đất chỉ tồn tại khi tự nó quay quanh trục của nó và xung quanh mặt trời.
- Vận động là tuyệt đối còn đứng im là tương đối tạm thời.
Câu 10: Vì sao nói con người là mục tiêu phát triển xã hội?
- Từ khi xuất hiện đến nay con người luôn khao khát được sống tự do hạnh phúc. Song vẫn tồn tại bất công, bóc lột và có nhiều yếu tố đe doạ tự do hạnh phúc và tính mạng con người.
=> Vì vậy con người không ngừng đấu tranh vì tự do hạnh phúc của chính mình.
- Mọi chính sách và hành động của các quốc gia và cộng đồng quốc tế phải nhằm mục tiêu phát triển con người.
=> Như vậy: Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của mọi tiến bộ xã hội.
---
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 10 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt!
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231333 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023924 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023313 - Xem thêm