OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2022-2023

13/10/2022 1.42 MB 1610 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221013/998810707843_20221013_112518.pdf?r=3830
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2022-2023 là tài liệu được HOC247 biên soạn và tổng hợp với mong muốn cung cấp thêm tài liệu giúp các em học sinh có tài liệu học tập ôn tập trước kì thi giữa HK1 sắp tới. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng giải trắc nghiệm Sinh 12 để làm bài kiểm tra chương và bài thi giữa học kì 1 môn Sinh học 12 thật tốt Hi vọng tài liệu này giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

 

 
 

A. LÝ THUYẾT

GEN, MÃ DI TRUYỀN, QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

I. GEN

1. Khái niệm: gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá một sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN).

2. Cấu trúc chung của gen:

Gồm 3 vùng:

- Vùng điều hoà: nằm ở đầu 3’ của mạch gốc có nhiệm vụ khởi động và điều hoà quá trình phiên mã.

- Vùng mã hoá: mang thông tin mã hóa các axit amin.

+ SV nhân sơ: có vùng mã hoá liên tục . (gen không phân mảnh)

+ SV nhân thực : có vùng mã hoá không liên tục, có sự xen kẽ giữa đoạn mã hoá aa (exon) và đoạn không mã hoá aa (intron). (gen phân mảnh):

- Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ của mạch gốc có nhiệm vụ kết thúc phiên mã.

II. MÃ DI TRUYỀN

1. Khái niệm:

- Mã di truyền là là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

- Với 4 loại nuclêôtit tạo nên 64 bộ ba. Trong đó:

AUG: là bộ ba mở đầu, mã  hóa aa mêtiônin (ở SV nhân thực), foocmin mêtiônin (ở SV nhân sơ)

UAA, UAG, UGA: là bộ ba  kết thúc, không mã hoá aa nào.

2. Đặc điểm mã di truyền:

+ Đọc theo 1 chiều liên tục 5’-3’ trên mARN và không gối lên nhau.

+ Có tính phổ biến: tất cả các loài đều dùng chung 1 bộ mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ).

+ Có tính đặc hiệu: mỗi bộ ba chỉ mã hoá 1 aa.

+ Có tính thoái hoá: nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá một aa (trừ metionin và triptophan chỉ được mã hoá từ một bộ ba).

III. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN  (TÁI BẢN, TỰ SAO)

1. Nguyên tắc:

- Nguyên tắc bổ sung:

A liên kết với T bằng 2 liên kết hydro.

G liên kết với X bằng 3 liên kết hydro.

- Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi ADN con mới tạo ra, có một mạch của ADN mẹ còn một mạch mới được tổng hợp.

2. Diễn biến: xảy ra trong nhân tế bào,ở kỳ trung gian trước khi phân chia tế bào.

a. ADN tháo xoắn: Nhờ các enzim tháo xoắn(enzim Hêlicaza), 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc tái bản (hình chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn.

b. Tổng hợp hai mạch ADN:

- Cả hai mạch ADN đều làm mạch khuôn.

- Enzim ADN polymeraza có nhiệm vụ gắn các nuclêôtit tự do với mỗi nuclêôtit trên hai mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung.

- Enzim ADN polymeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’ nên:

+ Ở mạch khuôn 3’ – 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục (cùng chiều tháo xoắn).

+ Ở mạch khuôn 5’ – 3’ thì mạch mới được tổng hợp từng đoạn (ngược chiều tháo xoắn) tạo các đoạn Okazaki. Sau đó các đoạn này được nối lại nhờ  enzim nối (enzim ligaza).

3. Kết quả: một ADN mẹ tạo 2 ADN con giống nhau và giống mẹ

PHIÊN MÃ – DỊCH MÃ

I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA 3 LOẠI ARN

- ARN thông tin (m ARN):

     + Dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.

     + Truyền thông tin di truyền.

- ARN vận chuyển (tARN):

     + Một đầu mang aa, một đầu mang bộ ba đối mã (anticôdon).

     + Vận chuyển aa đến ribôxôm.

- ARN ribôxôm (rARN): là thành phần chủ yếu cấu tạo ribôxôm.

II. PHIÊN MÃ (TỔNG HỢP ARN)

1. Nguyên tắc:

Nguyên tắc bổ sung:

A chỉ liên kết với U .

G chỉ liên kết với X .

2. Diễn biến: xảy ra ở kỳ trung gian, trước khi phân bào.

- Đầu tiên ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc (có chiều 3" 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.

- Sau đó, ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3" 5 để tổng hợp nên mARN theo nguyên tắc bổ sung (A - U ; G - X) theo chiều  5 " 3

- Khi enzim di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc " phiên mã kết thúc, phân tử mARN được giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen xoắn ngay lại.

2. Kết quả:

- Ở tế bào nhân sơ: mARN sau phiên mã được sử dụng trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.

- Ở tế bào nhân thực: mARN sau phiên mã phải được chế biến lại bằng cách loại bỏ các đoạn không mã hoá (intrôn), nối các đoạn mã hoá (êxon) tạo ra mARN trưởng thành.

III. DỊCH MÃ (TỔNG HỢP PROTÊIN)

1. Hoạt hoá aa:

 Axit amin + ATP + tARN  ==>   aa – tARN.

2. Tổng hợp chuỗi polipeptit:

a. Mở đầu:

Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG), aamở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó khớp với mã mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh.

b. Kéo dài chuỗi polypeptit:

- aa1 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.

- Ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba thứ 2, tARN vận chuyển aa1 được giải phóng. Tiếp theo, aa2 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với bộ ba thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), hình thành liên kết peptit giữa axit amin thứ hai và axit amin thứ nhất.

- Ribôxôm chuyển dịch đến bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển aa2 được giải phóng. Quá trình cứ tiếp tục như vậy đến bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của phân tử mARN.

c. Kết thúc:

- Ribôxôm  tiếp xúc mã kết thúc thì quá trình dịch mã hoàn tất.

- aa mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit để hình thành prôtêin có những bậc cấu trúc cao hơn.

Pôlixôm: là hiện tượng có nhiều ribôxôm cùng dịch mã trên 1 mARN=> làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.(cùng loại)

---- Còn tiếp -----

B. ĐỀ THI ÔN TẬP

Câu 1. Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:

A. ADN.                              B.ARN.                           C.Prôtêin.                            D. ADN và ARN.

Câu 2. Prôtêin ức chế hoạt động bám vào vùng nào sao đây ?

A.Vùng vận hành.                     B.Vùng mã hóa.                        C.Vùng khởi động.        D.Vùng kết thúc.

Câu 3. Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới:

A.Tính đặc hiệu.                 B.Tính thoái hóa.                  C.Tính phổ biến.          D.Tính liên tục.

Câu 4. Thể đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có một cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng một chiếc là

A.thể đa nhiễm.            B.thể ba nhiễm.                    C.thể một nhiễm.               D.thể đa bội.

Câu 5Mất đoạn NST 21 gây hậu quả :

A. Hội chứng mèo kiêu.                                       B. Bệnh ung thư máu.

C. Bệnh hồng cầu lưỡi liềm.                                  D. Hội chứng đao.

Câu 6Ở cà chua (2n=24). Số nhiễm sắc thể ở tam bội là:

A.25.                                B.48.                              C.27.                                 D.36.

Câu 7Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe khi giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử:

A.6.                                B.8.                             C.12.                                 D.16.

Câu 8. Ở cà chua tính trạng cao trội so với thấp. Phép lai Aa x Aa cho tỉ lệ kiểu hình

A.75%: 25%.                 B.50%: 50%.                     C.100%.                   D.25%: 50%:25%

Câu 9Cơ thể có kiểu gen (f = 40%).Giao tử có tỉ lệ:

A.10%.                   B.20%.                            C.30%.                           D.35.

Câu 10. Cho một đoạn mạch đơn ADN: 5’ A-X-G-A-G-T-X-T-A-G-X-T-A-G 3.Mạch mARN là:

A.AXGAGTXUAGXTAG.                                             B.UGXUXAGAUXGAUX.

C.AXGAGUXUAGXUAG.                                              D.AXGAGUXUAGXUAX

Câu 11. Khi găp bộ ba nào thì ribôxôm bị tách thành 2 tiểu phần và giải phóng chuỗi pôlipeptit:

A.UUU.                            B.AUU.                          C.UAA.                               D.AGU.

Câu 12. Cho các phát biểu sau.

(1).Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.

(2).Tất cả các đột biến gen đều biểu hiện ngay thành kiểu hình.

(3).Tất cả các đột biến gen đều có hại.

(4).Có nhiều dạng đột biến điểm như: mất đoạn NST và thêm một căp nucleotit.

Phát biểu đúng về đột biến gen?

A.1.                                    B. 2.                                  C. 3.                                    D. 4.   

Câu 13. Cơ thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường và không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết phép lai nào sau đây co đời con có 5 kiểu gen ?

A. Aaaa x Aaaa.            B. AAaa x AAAa.      C. Aaaa x AAaa.               D. AAaa x AAaa.

Câu 14. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là:

            A. Thay thế một cặp.                                        B. Thêm một cặp nucleotit.

C. Thể ba nhiễm sắc thể.                                 D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 15. Một gen có cấu trúc dạng B dài 5100 ăngxtrông có số nuclêôtit là:

A. 3000.                  B. 1500.                       C. 6000.                                D. 4500.

Câu 16. Điểm khác nhau cơ bản trong quy luật phân li trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là:

  A.Tỉ lệ kiểu hình F2.   B.Tỉ lệ phân li kiểu gen F2.  C.Số tổ hợp F2.  D.Số lượng kiểu gen F2.

Câu 17. Cho hai phép lai sau:

Phép lai 1: cái xám x đực đen, F1 100% xám.

Phép lai 2: đực xám x cái đen, F1 100% đen. Tính trạng màu sắc di truyền theo quy luật:

A. Di truyền tế bào chất.                               B. Di truyền liên kết trên nhiễm sắc thể giới tính X.

C. Di truyền trội lặn hoàn toàn.                     D. Di truyền liên kết trên nhiễm sắc thể giới tính Y.

Câu 18. Trong trường hợp các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau n cặp tính trạng tương phản thì tỉ lệ phân li kiểu gen ở Fn là:

A. (3:1)n.                           B. (1:2:1)2 .                     C. 9:3:3:1.                   D. (1:2:1)n.

Câu 19. Có một trình tự mARN 5’ -AUG GGG UGX XAU UUU- 3 mã hóa cho một đoạn polipeptit gồm 5 aa. Sự thay thế nucleotit nào sau đây dẫn đến đoạn polipeptit này chỉ còn 2 axit amin ?

A. Thay thế A ở bộ ba nucleotit đầu tiên bằng X.        B. Thay thế X ở bộ ba nucleotit thứ ba bằng A.

C. Thay thế G ở bộ ba nucleotit đầu tiên bằng A.        D. Thay thế U ở bộ ba nucleotit thứ ba bằng X.

Câu 20. Điểm nhiệt độ mà ở đó hai mạch của phân tử ADN tách ra thì gọi là nhiệt độ nóng chảy của ADN. Nhiệt độ nóng chảy cao nhất khi AND có tỉ lệ.

A. X = 5%.                           B. X = 20%.              C. X = 40%.                       D. X = 30%.

------- Còn tiếp -----

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 12 năm học 2022-2023. Để xem phần còn lại của tài liệu và xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF