OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Chuyên đề phương pháp giải bài tập kim loại tác dụng với nước môn Hóa học 9 năm 2021-2022

30/11/2021 781.66 KB 304 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211130/250589428115_20211130_195440.pdf?r=3036
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Những kim loại nào tác dụng được với nước? Kim loại tác dụng với nước bao gồm các dạng bài nào? Phương pháp giải của từng dạng bài đó? Vì vậy HOC247 xin chia sẻ bài đăng dưới đây. Mong muốn của chúng tôi là giúp các bạn hoàn thiện, nâng cao kiến thức để hoàn thành được mục tiêu của mình.

 

 
 

1. TỔNG QUAN KIẾN THỨC

PTTQ:

Kim loại + nước →  bazơ + khí hidro

Điều kiện: Các kim loại mạnh (kiềm và kiềm thổ) : Na, K, Ba, Ca,…

VD: 2Na  +  2H2O →   2NaOH   +  H2

         Ba   +  2H2O   →    Ba(OH)2  +  H2

2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

2.1. Xác định tên kim loại

Dữ kiện cho: Cho khối lượng kim loại, thể tích H2 (hoặc khối lượng bazo tạo thành…)

Phương pháp giải:

- Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.

- Bước 2: Gọi CT chung của 2 kim loại là R . Viết PTHH.

- Bước 3: Đặt số mol của các chất đã biết vào PTHH tìm số mol của kim loại.

- Bước 4: Xác định khối lượng mol của kim  loại bằng CT $M= \frac{m}{n}$.

Ví dụ 1: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với H2O (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Xác định tên hai kim loại trên. (cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137)

Ta có : nH2 = \( \frac{0,672}{22,4}\) = 0,03 (mol)

Gọi CT chung của hai kim loại cần tìm là R.

PTHH: R + H2O → R(OH)2 + H2

P.ư      0,03                       0,03

→ nR = 0,03 (mol)

→ \(M_R= \frac{m}{n}\) = \(\frac{1,67}{0,03}\) =55,66

Do hai kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp nhau nên 2 kim loại đó là Ca (M= 40) và Sr (M = 87)

2.2. Hỗn hợp kim loại tác dụng với nước

Dữ kiện cho: Cho khối lượng hỗn hợp kim loại, thể tích H2 (hoặc khối lượng bazo tạo thành…)

Phương pháp giải:

- Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.

- Bước 2: Viết PTHH. Gọi số mol của từng kim loại là x, y.

- Bước 3: Tính số mol các chất đã biết theo x, y.

- Bước 4: Tìm x,y. Tính toán theo yêu cầu đề bài và kết luận

Ví dụ 2: Cho 1,83 gam hỗn hợp 2 kim loai Na và Ba tác dụng với một lượng nước dư, thấy thoát ra 0,448 lít khí H2 đktc. Tính tổng khối lượng bazo sinh ra.

Ta có : nH2 = \( \frac{0,448}{22,4}\) = 0,02 (mol)

Gọi số mol của Na, Ba trong hỗn hợp lần lượt là x, y (mol)

→ mhh = mNa + mBa  = 23x + 137y = 1,83 (g)   (1)

PTHH:  2Na  +  2H2O →   2NaOH   +  H2

P.ư      x                                             \(\frac{x}{2}\)

            Ba   +  2H2O   →    Ba(OH)2  +  H2

P/ư       y                                                 y

Theo PTHH ta thấy : nH2 = \(\frac{x}{2}\) + y = 0,02 (mol)      (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

23x + 137y = 1,83 và \(\frac{x}{2}\) + y = 0,02 → x = 0,02  ; y = 0,01

Hỗn hợp bazơ gồm:

nNaOh = x = 0,02 (mol) → mNaOH = 0,02.40 = 0,8 (g)

nBa(OH)2 = y = 0,01 (mol) → mBa(OH)2 = 0,01.171 = 1,71 (g)

→Tổng khối lượng ba zơ sinh ra là: 0,8 + 1,71 = 2,51 (g)

2.3. Kim loại tác dụng với nước, sau đó dung dịch tạo thành tác dụng với dung dịch muối

Dữ kiện cho: Cho khối lượng hỗn hợp kim loại, thể tích H2 (hoặc khối lượng bazo tạo thành…)

Phương pháp giải:

- Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.

- Bước 2: Viết PTHH. Gọi số mol của từng kim loại là x, y.

- Bước 3: Tính số mol các chất đã biết theo x, y.

- Bước 4: Tìm x,y. Tính toán tìm ra số mol kiềm tác dụng với muối.

- Bước 5: Viết PTHH kiềm tác dụng với muối, đặt số mol vào PTHH.

- Bước 6: Tính toán theo yêu cầu đề bài và kết luận

Ví dụ 3: Cho 8,5g hỗn hợp Na và k tác dụng với nước thu được 3,36l khí hidro (đktc) và dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch Fe2(SO4)3 thu được m(g) kết tủa. Tính giá trị của m.

Ta có : nH2 = \( \frac{3,36}{22,4}\) = 0,15 (mol)

Gọi số mol của Na, K trong hỗn hợp lần lượt là x, y (mol)

→ mhh = mNa + m = 23x + 39y = 8,5 (g)   (1)

PTHH:  2Na  +  2H2O →   2NaOH   +  H2

P.ư      x                                            \(\frac{x}{2}\)

           2K  +  2H2O →   2KOH   +  H2

P/ư       y                                      → \(\frac{y}{2}\)

Theo PTHH ta thấy : nH2 = \(\frac{x}{2}\) + \(\frac{y}{2}\) = 0,15 (mol) 

→ x + y = 0,3    (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

23x + 39y = 8,5  và x + y = 0,3  → x = 0,2  ; y = 0,1

→ Dung dịch X gồm : NaOH (0,2 mol) ; KOH (0,1 mol)

Khi cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch Fe2(SO4)3:

      6NaOH + Fe2(SO4)3  →  2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

P/ư   0,2                            \(\frac{1}{15}\)

      6KOH + Fe2(SO4)3  →  2Fe(OH)3 + 3K2SO4

P/ư:  0,1                               \(\frac{1}{30}\)

→Tổng số mol kết tủa sinh ra là : \(\frac{1}{15}\) + \(\frac{1}{15}\) = 0,1 (mol)

→ m = mFe(OH)3 = 0,1. 107 = 10,7 (g)

3. LUYỆN TẬP

Bài 1: Cho 1,24 g hỗn hợp Na và K tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 1,92 gam hỗn hợp 2 bazơ NaOH và KOH. Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc là:

A. 0,224 lít 

B. 0,48 lít 

C. 0,336 lít 

D. 0,448 lít

Bài 2: Cho hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm tan hết trong nước tạo ra dung dịch Y và thoát ra 0,12 mol H2. Thể tích dung dịch H2SO4 2M cần trung hòa dung dịch Y là:

A. 120ml 

B. 60ml 

C. 150ml 

D. 200ml

Bài 3: Cho 8,5g hỗn hợp Na và K tác dụng với nước thu được 3,36l khí hidro (đktc) và dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch Fe2(SO4)3 thu được m(g) kết tủa. Giá trị của m là:

A. 5,35g 

B. 16,05g 

C. 10,70g 

D. 21,40g

Bài 4: Cho 0,6 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IA tác dụng hết với H2O (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là: (cho Li = 7, Na= 23, K = 39; Ca = 40)

A. Li và Na. 

B. Li và K 

C. Na và K. 

D. Ca và K

Bài 5: Cho 1,77 g hỗn hợp Ca và Ba tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 2,45g hỗn hợp 2 bazơ Ca(OH)2 và Ba(OH)2. Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc là:

A. 0,224 lít 

B. 0,448 lít 

C. 0,336 lít 

D. 0,48 lít

Bài 6: Cho 0,85 g hỗn hợp 2 kim loại Na và K tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 0,336 lít khí H2 (đktc). Tổng khối lượng hiđroxit sinh ra là:

A. 0,48g 

B. 1,06g 

C. 3,02g 

D. 2,54g

Bài 7: Cho một hỗn hợp kim loại Na-Ba tác dụng với nước dư, thu được dung dịch X và 3,36l H2 (đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X là:

A. 150ml 

B. 75ml 

C. 60ml 

D. 30ml

Bài 8: Cho hỗn hợp Na, K, Ba tác dụng hết với nước, thu được dung dịch X và 6,72l khí H2 (đktc). Nếu cho X tác dụng hết với dung dịch Al(NO3)3 thì khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là:

A. 7,8g 

B. 15,6g 

C. 46,8g 

D. 3,9g

Bài 9: Chọn câu phát biểu đúng:

A. Mg không phản ứng với nước ở điều kiện thường.

B. Mg phản ứng với N2 khi được đun nóng.

C. Mg cháy trong khí CO2 ở nhiệt độ cao.

D. Các câu trên đều đúng.

Bài 10: Cho Bari vào nước được dung dịch A. Cho lượng dư dung dịch Na2CO3 và dung dịch A rồi dẫn tiếp luồng khí CO2 vào đến dư. Hiện tượng nào đúng trong số các hiện tượng sau

A. Sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa trắng rồi tan

B. Bari tan, xuất hiện kết tủa trắng, rối tan

C. Bari tan, sủi bọt khí hidro, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng

D. Bari tan, sủi bọt khí hidro, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan

---Hết---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề phương pháp giải bài tập kim loại tác dụng với nước môn Hóa học 9 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF