OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Chuyên đề phương pháp giải bài tập hidrocacbon không no tác dụng với hidro môn Hóa học 9 năm 2021-2022

30/11/2021 810.79 KB 360 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211130/455188101122_20211130_200405.pdf?r=6208
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Phản ứng cộng hidro là một loại phản ứng đặc trưng của hidrocacbon không no. Vì vậy HOC27 xin chia sẻ bài đăng dưới đây. Mong muốn của chúng tôi là giúp các bạn hoàn thiện, nâng cao kiến thức để hoàn thành được mục tiêu của mình.

 

 
 

1. TỔNG QUAN KIẾN THỨC

- Liên kết π là liên kết kém bền vững, nên chúng dễ bị đứt ra để tạo thành liên kết với các nguyên tử khác. 

- Khi có mặt chất xúc tác như Ni, Pt, Pd, ở nhiệt độ thích hợp, hiđrocacbon không no cộng hiđro vào liên kết pi.

PTTQ:

CnH2n+2-2k + kH2 → CnH2n+2     

(k là số liên kết trong phân tử)

Nhận xét:

- Độ giảm số mol của hỗn hợp luôn bằng số mol H2 tham gia phản ứng.

- Tổng khối lượng chất tham gia bằng khối lượng của sản phẩm tạo thành.

1.1. Tác dụng với lượng vừa đủ hidro

Phương pháp giải:

- Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.

- Bước 2: Viết PTHH.

- Bước 3: Đặt số mol vào PTHH , tìm số mol các chất có liên quan.

- Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài và kết luận

Ví dụ 1: Cho V lít khí C2H4 tác dụng vừa đủ với 3,36 lít khí H2 (đktc)  trong điều kiện xúc tác Ni thu được 1 sản phẩm duy nhất. Tính V.

Ta có: nH2 = \(\frac{3,36}{22,4}\) (mol)

PTHH: C2H4    +   H2    →  C26

P.ư       0,15<-  0,15

→ V= VC2H4 = 0,15.22,4 = 3,36 (lit)

1.2. Tác dụng với H2 không hoàn toàn

- Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.

- Bước 2: Viết PTHH.

- Bước 3: Xác định số mol p.ư theo chất hết và nhân với hiệu suất.

- Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài và kết luận

Ví dụ 2: Hỗn hợp khí X gồm 0,2 mol Hvà 0,1 mol C24 . Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y . Tính số % thể tích từng khí trong Y biết hiệu suất phản ứng là 80%.

PTHH: C2H4    +   H2    →  C26

Có:       0,1        0,2

→ Số mol tính theo C2H4

Theo lí thuyết: nC2H4 p/ư = 0,1 (mol)

Theo thực tế: nC2H4 p/ư = 0,1 .80% = 0,08 (mol)

→ Hỗn hợp Y gồm:

nC2H6 = nC2H4 p/ư = 0,08 (mol)

nC2H4 không pư = 0,1 – 0,08 = 0,02 (mol)

nH2 dư = 0,2 – 0,08 = 0,12 (mol)

%  thể tích chính bằng phần trăm số mol

%C2H6 = \( \frac{0,08}{0,22} \).100% = 36,36%

%C2H4 = \( \frac{0,02}{0,22} \).100% = 9,1%

%H2 = 100% - 36,36% - 9,1% = 54,54%

1.3. Tác dụng với H2 không hoàn toàn tạo ra hỗn hợp sản phẩm có tỉ khối.

- Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.

- Bước 2: Tính khối lượng của chất tham gia. Áp dụng BTKL : mSP  = mtham gia

- Bước 3: Tính tổng số mol của sản phẩm.

- Bước 4: Áp dụng : nH2 p.ư = Tổng số mol sản phâm – tổng số mol tham gia.

- Bước 5: Tính toán theo yêu cầu đề bài và kết luận

Ví dụ 3: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Tính số mol H2 phản ứng?

Ta có: mX = mH2 + mVinylaxetilen = 0,3.2 + 0,1.52 = 5,8 (g)

Ta có: d(Y/kk) = \( \frac{M_Y}{29}\) = 1 → MY = 29 (g/mol)

Mặt khác ta có : mY = mX = 5,8 (g)

→ nY = 0,2 (mol)

→ nH2 = (0,3 + 0,1) – 0,2 = 0,2 (mol)

2. LUYỆN TẬP

Bài 1: CH2=C(CH3)–CH=CH2 có tên thường gọi là :

A. isopren.

B. 2-metyl-1,3-butađien.

C. 2-metyl-butađien-1,3.

D. 2-metylbuta-1,3-đien

Bài 2: 1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu mol brom ?

A. 1 mol.    

B. 1,5 mol.    

C. 2 mol.    

D. 0,5 mol.

Bài 3: Đivinyl tác dụng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1:1, ở -80ºC tạo ra sản phẩm chính là :

A. 1,4-đibrom-but-2-en.

B. 3,4-đibrom-but-2-en.

C. 3,4-đibrom-but-1-en.

D. 1,4-đibrom-but-1-en.

Bài 4: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80ºC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là

A. CH3CHBrCH=CH2.

B. CH3CH=CHCH2Br.

C. CH2BrCH2CH=CH2.

D. CH3CH=CBrCH3.

Bài 5: Gọi tên hiđrocacbon có công thức cấu tạo sau:

A. 6,7-đimetyloct-4-in.

B. 2-isopropylhept-3-in.

C. 2,3-đimetyloct-4-in.

D. 6-isopropylhept-4-in.

Bài 6: Hidrocacbon X có công thức phân tử là C5H8 có thể cộng hợp với hidro tạo ra ankan mạch nhánh và A có thể tác dụng với AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa màu vàng. Vậy tên của X là:

A. 2-metylbut-1in

B. 3-metylbut-1-in

C. pent-1-in

D. 2-metylbut-2-in

Bài 7: Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là :

A. (–CH2=CH2–)n.    

B. (–CH2–CH2–)n.

C. (–CH=CH–)n.    

D. (–CH3–CH3–)n

Bài 8: Cho hợp chất sau : CH3-C≡C-CH(CH3)-CH3

Tên gọi của hợp chất theo danh pháp IUPAC là :

A. 2-metylpent-3-in.

B. 2-metylpent-3-in.

C. 4-metylpent-2-in.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Bài 9: Kết luận nào sau đây là không đúng ?

A. Buta–1,3–đien và đồng đẳng có công thức phân tử chung CxH2x–2 (x ≥ 3).

B. Các hiđrocacbon có công thức phân tử dạng CxH2x–2 với x ≥ 3 đều thuộc dãy đồng đẳng của ankađien.

C. Buta–1,3–đien là một ankađien liên hợp.

D. Trùng hợp buta–1,3–đien (có natri làm xúc tác) được cao su buna.

Bài 10: Tên gọi của CT sau là:

A. 4-etyl-4,6-đimetylhept-2-en

C. 4,6-đimetyl-4-etyl-hept-2-en

B. 4-etyl-2,4-đimetylhept-5-en

D. 4-etyl-4,6-đimetylhex-2-en

Bài 11: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.

B. buta-1,3-dien; cumen; etilen; trans-but-2-en.

C. stiren; clobenzen; isoprene; but-1-en.

D. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.

Bài 12: Đimetylaxetilen có tên gọi là:

A. propin    

B. but-1-in

C. but-2-in    

D. but-2-en

Bài 13: Hidro hóa hoàn toàn axetilen bằng lượng dư hidro có xúc tác Ni và đun nóng thu được sản phẩm là?

A. Etylen    

B. etan

C. eten    

D. etyl

Bài 14: Cho 4,2g anken X phản ứng với 25,28g dung dịch KMnO4 25% thì phản ứng vừa đủ. Xác định công thức phân tử của X.

A. C5H10    

B. C3H6

C. C4H8    

D. C6H12

Bài 15: Bốn hidrocacbon X, Y, Z và G đều là chất khí ở điều kiện thường. Khi phân hủy mỗi chất trên thành cacbon và hidro, thể tích khí thu được đều gấp 2 lần lần thể tích ban đầu. Vậy X, Y, Z và G là:

A. Đồng đẳng của nhau.

B. Đồng phân của nhau.

C. Những hidrocacbon có số nguyên tử hidro bằng 4.

D. Những hidrocacbon có số nguyên tử cacbon bằng 4.

Bài 16: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch nước brom?

A. Butan    

B. But-1-en

C. Cacbon đioxit    

D. Metyl propan

Bài 17: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Vậy A, B và C có thể là:

A. đicloetan, axetilen và vinyl clorua.

B. điclometan, axetieln và vinyl clorua.

C. vinyl clorua, đicloetan và axetilen.

D. điclo etan, etilen và vinyl clorua.

Bài 18: Khi hidro hoá but-2-in bằng lượng H2 dư với xúc tác là Pd/PbCO 3 cho sản phẩm chính là:

A. butan    

B. trans-but-2-en

C. Cis-but-2-en    

D. cả B và C

Bài 19: Hỗn hợp gồm các hidrocacbon có từ 6 đến 10 nguyên tử cacbon được gọi là:

A. dầu lửa

B. xăng

C. dầu gozoin

D. ligroin

Bài 20: Để chuyển hoá ankin thành anken ta thực hiện phản ứng cộng H2 trong điều kiện có xúc tác :

A. Ni, tº.    

B. Mn, tº.

C. Pd/ PbCO3, tº.    

D. Fe, tº.

 

Trên đây là trích đoạn nội dung tài liệu Chuyên đề phương pháp giải bài tập hidrocacbon không no tác dụng với hidro môn Hóa học 9 năm 2021-2022. Để xem nội dung đầy đủ chi tiết của tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF