Chuyên đề ôn tập Tác dụng của từ của dòng điện. Từ trường - Từ phổ - Đường sức từ môn Vật lý 9 có đáp án dành cho các em học sinh giỏi ôn luyện dưới đây gồm nội dung ôn tập lý thuyết và các bài tập rất hay nằm trong chương Điện Từ Học. Bên cạnh đó, tài liệu còn cung cấp phần hướng dẫn giải chi tiết, giúp các em thuận tiện hơn khi đối chiếu với kết quả bài làm của mình. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.
TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN.
TỪ TRƯỜNG - TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ.
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Tác dụng từ của dòng điện: Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng hay trong dây dẫn có hình dạng bất kì đều có tác dụng từ (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần đó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
2. Từ trường: - Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng từ lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói không gian đó có từ trường.
- Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện, kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.
- Để nhận biết trong một vùng không gian có từ trường hay khôngngười ta dùng kim nam châm thử.
3. Từ phổ: Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường rồi gõ nhẹ cho các mạt sắt tự sắp xếp trên tấm bìa.
4. Đường sức từ: - Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường, đây cũng chính là hình dạng sắp xếp của các mạt sắt trên tấm bìa trong từ trường.
- Các đường sức từ có chiều xác định. ở bên ngoài nam châm, chúng là những đường cong có chiều đi ra từ cực bắc và đi vào cực nam.
5. Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
- Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua giống từ phổ bên ngoài của 1 thanh nam châm.
- Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín, bên trong lòng ống dây đường sức từ là những đoạn thẳng song song nhau.
- Tại hai đầu ống dây, các đường sức từ có chiều đi vào một đầuvà cùng đi ra ở đầu kia. Chính vì vậy, người ta coi hai đầu ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai cực từ: Đầu có các đường sức từ đi ra là cực bắc, đầu có các đường sức từ đi vào là cực nam.
6. Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
PHẦN II: BÀI TẬP VẬN DỤNG.
Bài 1: Làm thế nào ta có thể nhận biết được các từ cực của một thanh nam châm khi nó đã bị phai màu khi trong tay chỉ có một sợi dây chỉ.
Bài 2: Có hai thanh kim loại A và B hoàn toàn giống hệt nhau, nhưng trong đó có một thanh chưa nhiễm từ và một thanh đã nhiễm từ. Làm thế nào để chỉ ra được đâu là thanh đã nhiễm từ. (Không được dùng một vật khác)
Bài 3: Trái đất là một nam châm khổng lồ nên nó cũng có hai từ cực. Có một học sinh nói rằng: “Từ cực Bắc của trái đất ở gần cực Bắc địa lí của trái đất”. Điều đó đúng hay sai. Tại sao.
Bài 4. Muốn tạo ra nam châm vĩnh cửu người ta làm thế nào. Hãy nêu vài ứng dụng của nam châm vĩnh cửu.
Bài 5. Ở phòng thí nghiệm có 4 thanh nam châm thẳng, một học sinh sắp xếp chúng như hình vẽ. Theo em sự sắp xếp đó có được không, tại sao.
Hãy trình bày cách sắp xếp của mình.
Bài 6. Hãy nêu thí nghiệm chứng tỏ xung quanh dòng điện có từ trường.
Bài 7. Làm thế nào để nhận biết một môi trường có từ trường hay không, chỉ được phép dùng một kim nam châm thử.
Bài 8. Tại sao người ta lại khuyên rằng không nên để các loại đĩa từ có dữ liệu (đĩa mềm vi tính) gần các nam châm. Hãy giải thích vì sao ?.
Bài 9. Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của “từ trường”.
A. Dây dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua.
B. Dòng điện có thể phân tích muối đồng và giải phóng đồng nguyên chất.
C. Cuộn dây có dòng điện quấn xung quanh lõi sắt non, hút được những vật nhỏ bằng sắt.
D. Dòng điện có thể gây co giật hoặc làm chết người.
Bài 10. Nêu phương án dùng một kim nam châm để:
1. Phát hiện trong đoạn dây dẫn có dòng điện hay không.
2. Chứng tỏ xung quanh trái đất có từ trường.
Bài 11. Hãy chứng tỏ rằng các đường sức từ của một nam châm bất kì không bao giờ cắt nhau.
Bài 12. Một học sinh đã dùng một thanh nam châm và một tấm xốp mỏng để xác định phương hướng. Hỏi học sinh đó đã dựa trên nguyên tắc nào và đã làm như thế nào.
Bài 13. Hình 1 là dạng đường sức từ của một thanh nam châm.
1. Hãy vẽ thêm chiều của các đường sức từ.
2. Nếu đặt các kim nam châm (có thể quay tự do) vào các điểm A, B và C
thì chúng sẽ định hướng như thế nào. Vẽ hình minh hoạ.
Bài 14. Trên hình 2 cho biết chiều đường sức từ của hai nam châm thẳng
đặt gần nhau. Hãy chỉ rõ tên các từ cực A và B của hai nam châm.
PHẦN III: HƯỚNG DẪN GIẢI
Bài 1. Buộc sợi chỉ vào điểm giữa của thanh nam châm rồi trêo lên một điểm cố định.
Bài 2. Từ trường của nam châm thẳng mạnh nhất ở hai đầu và yếu nhất ở khoảng giữa. Ta làm như sau:
- Lần 1: Đặt một đầu của thanh A vào giữa thanh B.
- Lần 2: Đặt một đầu của thanh B vào giữa thanh A.
Nếu lần đầu lực hút mạnh hơn lần hai thì thanh A đã nhiễm từ. Ngược lại, nếu lần 2 lực hút mạnh hơn lần 1 thì thanh B đã nhiễm từ.
Bài 3. Học sinh nói sai.
Bài 4.
- Đặt thanh thép vào trong từ trường. Sau một thời gian thanh thép trở thành nam châm vĩnh cửu.
- Máy phát điện, máy điện thoại, la bàn, nhận biết các từ cực của các nam châm…
Bài 5.
- Không được, sắp xếp như vậy thì các nam châm đó sẽ bị khử từ rất nhanh.
- Ta nên sắp xếp như sau, bởi vì khi sắp xếp như vậy các đường sức từ của các nam
châm chỉ tập chung trong các nam châm mà không bị tản ra ngoài không khí.
Bài 6. Đặt kim nam châm lên trục quay, để kim nam châm định hướng Bắc - Nam địa
lí. Tiếp theo đặt dây dẫn thẳng song song với phương của kim nam châm. Khi có dòng
điện chạy qua thì kim nam châm lệch khỏi hướng ban đầu. Chứng tỏ có lực từ tác dụng lên kim nam châm.
Bài 7. Đặt và di chuyển châm thử vào trong môi trường cần nhận biết, nếu phương của trục của kim nam châm thử luôn thay đổi thì môi trường đó có từ trường.
Bài 8. Dữ liệu (thông tin) trên các đĩa từ là do sự sắp xếp các nam châm tí hon theo một trật tự xác định.
Bài 10. 1. Đưa kim nam châm đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn
cần kiểm tra, nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng Bắc - Nam thì kết
luận trong dây dẫn có dòng điện.
2. Đặt kim nam châm tự do trên trục thẳng đứng, thấy kim nam châm luôn định hướng Nam - Bắc.
...
---Để xem tiếp nội dung Chuyên đề ôn tập Tác dụng của từ của dòng điện. Từ trường - Từ phổ - Đường sức từ các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Chuyên đề ôn tập Tác dụng của từ của dòng điện. Từ trường - Từ phổ - Đường sức từ Vật lý 9. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231354 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023939 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023325 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)