OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Dương Thủy có đáp án

23/04/2021 1.16 MB 466 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210423/579931076968_20210423_152516.pdf?r=8785
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn có thêm tài liệu ôn tập giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HK 2 môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Dương Thủy có đáp án giải chi tiết. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt

 

 
 

TRƯỜNG THCS

DƯƠNG THỦY

ĐỀ THI HK2

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 7

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn ý trả lời đúng trong các câu hỏi sau rồi ghi vào tờ giấy làm bài kiểm tra.

Câu 1: Nguyên nhân nào không gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta?

A. Khai thác gỗ quá mức.

B. Tích cực trồng rừng.

C. Phá rừng làm nương rẩy.

D. Sự ô nhiễm môi trường.

Câu 2: Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng?

A. Chim bồ câu, thỏ, cá sấu.

B. Thỏ, cá chép, ếch đồng.

C. Cá chép, ếch đồng, rắn ráo.

D. Ếch đồng, cá chép, chim bồ câu.

Câu 3: Đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất để phân biệt bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ và bộ ăn thịt là

A. đời sống

B. tập tính

C. bộ răng

D. cấu tạo chân

Câu 4: Hệ hô hấp của chim bồ câu gồm những cơ quan nào?

A. Khí quản và 9 túi khí.

B. Khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi.

C. Khí quản, 2 phế quản và 9 túi khí.

D. Cả a, b và c.

Câu 5: Cấu tạo và hoạt động hô hấp của ếch như thế nào?

A. Xuất hiện phổi.

B. Hô hấp nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng.

C. Da có hệ mao mạch dày làm nhiệm vụ hô hấp.

B. Cả a,b,c.

Câu 6: Ốc xà cừ được xếp vào cấp độ đe dọa tuyệt chủng nào của động vật quý hiếm?

A. Rất nguy cấp

B. Nguy cấp

C. Ít nguy cấp

D. Sẽ nguy cấp

Câu 7: Cơ thể đa bào, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng kitin và các phần phụ phân đốt khớp động với nhau là đặc điểm của ngành động vật nào sau đây?

A. Động vật có xương sống.

B. Chân khớp.

C. Thân mềm.

D. Động vật nguyên sinh.

Câu 8: Những động vật thuộc lớp bò sát là

A. thạch sùng, ba ba,cá trắm.

B. ba ba, tắc kè, ếch đồng.

C. rắn nước, cá sấu, thạch sùng.

D. ếch đồng, cá voi,thạch sùng.

Câu 9. Các bộ phận hệ thần kinh của thỏ:

A. Não bộ và các dây thần kinh.

B. Não bộ và tủy sống.

C. Não bộ, tủy sống và các dây thần kinh.

D. Tủy sống và các dây thần kinh.

Câu 10 Đặc điểm giống nhau giữa lớp chim và lớp thú:

A. Thụ tinh trong, đẻ trứng, nuôi con bằng sữa diều.

B. Là động vật hằng nhiệt.

C. Cơ quan hô hấp là các ống khí.

D. Tất cả đều sai.

Câu 11. Hệ hô hấp của thằn lằn hoàn chỉnh hơn ếch là:

A. Mặt trong của phổi có nhiều vách ngăn hơn.

B. Thực hiện hô hấp nhờ sự co giãn của cơ liên sườn.

C. Diện tích trao đồi khí tăng

D. Tất cả đều đúng.

Câu 12. Trong các hình thức sinh sản dưới hình thức nào được xem là tiến hóa nhất:

A. Sinh sản vô tính

B. Sinh sản hữu tính.

C. Sinh sản hữu tính và thụ tinh trong

D. Sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài có nhau thai.

II/ TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 13: (3 điểm) Hãy trình bày đặc điểm chung của lớp thú.

Câu 14: (2 điểm) Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên, nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học.

Câu 15: (1điểm) Tại sao thân và đuôi của thằn lằn bóng đuôi dài là động lực chính của sự di chuyển mà không phải là chi trước và chi sau?

Câu 16: (1 điểm) Tại sao trong dạ dày cơ của chim, gà thường có các hạt sạn, sỏi?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Trắc Nghiệm

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

C

C

B

D

A

B

C

C

B

D

C

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm).

Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau (từ câu 1 đến câu 4):

Câu 1. Kiểu bay của chim bồ câu là:

A. Bay vỗ cánh. B. Bay lượn.
C. Bay thấp. D. Bay cao.

Câu 2. Thú mỏ vịt là động vật:

A. Đẻ con. B. Đẻ trứng thai.
C. Đẻ trứng. D. Đẻ trứng và đẻ con.

Câu 3. Chi tiết nào nói lên được sự phong phú của động vật:

A. Phong phú về số lượng loài.
B. Đa dạng về kích thước các loài.
C. Đa dạng về môi trường sống, lối sống.
D. Sự đa dạng về loài, môi trường sống, lối sống, kích thước.

Câu 4. Cơ thể thằn lằn bóng đuôi dài được bao bọc bởi lớp da khô, có vẩy sừng bao bọc có tác dụng:

A. Bảo vệ cơ thể. B. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.
C. Giúp di chuyển dễ dàng trên cạn. D. Giữ ẩm cơ thể.

Câu 5. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau:

Ếch đồng thuộc lớp……(1)…………..có những đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ở cạn…………(2)……….., chúng di chuyển trên cạn nhờ bốn chi có ngón, thở…………(3)………..là chủ yếu, mắt có mí, tai có màng nhĩ,song vẫn còn mang nhiều………(4)……..thích nghi với đời sống ở nước.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm).

Câu 6. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?

Câu 7. Đấu tranh sinh học là gì? Tại sao nên tăng cường sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học? Lấy 2 ví dụ minh hoạ?

Câu 8. Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của lớp thú?

 

ĐÁP ÁN

 

Câu

Trắc Nghiệm

 

1

2

3

4

A

C

D

B

 

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

(Chọn một phương án A, B, C hoặc D và ghi vào bài làm)

1. Loài nào sau đây thuộc Lớp động vật biến nhiệt

A. Cá voi B. Chim bồ câu C. Thỏ D. Thằn lằn bóng

2. Hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là:

A. Thiên địch không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
B. Tiêu diệt được tất cả các loài sinh vật.
C. Hiệu quả nhanh hơn biện pháp hóa học.
D. Gây ô nhiễm môi trường,

3. Muốn bảo vệ Loài lưỡng cư chúng ta phải:

A. Tiêu diệt phục vụ đời sống B. Sử dụng thiên địch
C. Sử dụng thuốc trừ sâu D. Bảo vệ và gây nuôi chúng trong mùa sinh sản.

4. Để duy trì đa dạng sinh học ta cần phải làm gì?

A. Khai thác rừng triệt để B. Cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi.
C. Thải chất thải gây ô nhiễm D. Buôn bán động vật trái phép

5. Động vật ở môi trường đới nóng có đặc điểm thích nghi nào dưới đây?

A. Có bộ móng rộng B. Lớp mỡ dưới da dày
C. Chân cao, móng rộng D. Thay đổi màu lông

6. Cá cóc Tam Đảo thuộc lớp

A. Cá B. Lưỡng cư C. Bò sát D. Thú

7. Hệ tuần hoàn của lưỡng cư tiến hóa hơn cá?

A. Tim 3 ngăn, máu pha nuôi cơ thể B. Tim 4 ngăn, máu pha nuôi cơ thể
C. Tim 3 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể D. Tim 4 ngăn, máu tươi nuôi cơ thể

8. Động vật môi trường nhiệt đới nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng là do:

A. Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết B. Khí hậu rất nóng và khô
C. Khí hậu nóng ẩm, tương đối ổn định D. Thường xuyên xảy ra động đất

Phần II: Tự luận (6 điểm)

Bài 1. Thú có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Cho ví dụ.

Bài 2. Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh. Giải thích?

Bài 3. Nêu các biện pháp cần thiết để phòng chống dịch cúm A – H5N1?

Bài 4. Động vật ngày nay có nguy cơ suy giảm rất cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do dâu? Ta cần phải làm gì để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng nói riêng và đa dạng sinh học nói chung?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Trắc Nghiệm

 

1

2

3

4

5

6

7

8

D

A

D

B

C

B

A

C

 

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?

 

Câu 2

Nêu đặc điểm chung lớp lưỡng cư?

 

Câu 3

Đọc đoạn thông tin sau, dựa vào đó trả lời các câu hỏi. Chuột có tập tính gặm nhấm mọi thứ cây trồng, đồ dùng trong nhà ở bất cứ nơi nào ngay cả khi không đói. Đó là vì răng cửa của chuột không ngừng mọc dài ra chúng gặm nhấm để giúp răng mòn đi. Với thói quen này hang năm thiệt hại do chuột gây ra là rất lớn chúng ăn hết hàng trăm triệu tấn lương thực, thực phẩm. đặc biệt là bệnh dịch hạch. Trong thế giới sinh vật tự nhiên, một số loài chim, thú, rắn rất ham săn bắt chuột. Chuột là thức ăn của mèo, chim cú mèo, đại bàng, rắn..............

a. Chuột thuộc bộ nào, lớp nào trong ngành động vật có xương sống?

b. Tại sao chuột có thói quen gặm nhấm tất cả mọi thứ ngay cả khi chúng không đói?

c. Hãy cho biết một số biện pháp sinh học để tiêu diệt chuột?

 

Câu 4 

Cho những ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người?

 

ĐÁP ÁN

 

Câu

Nội dung

1

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Ý nghĩa thích nghi

Da khô, có vảy sừng bao bọc.

Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

Có cổ dài

Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

Mắt có mi cử động, có nước mắt

Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô

Màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu

Bảo vệ màng nhĩ, hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ

Thân dài, đuôi rất dài

Động lực chính cho sự di chuyển

Bàn chân có năm ngón có vuốt

Tham gia di chuyển trên cạn

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Cánh ngắn, yếu; chân cao, to, khoẻ, từ 2 đến 3 ngón. Đây là đặc điểm của nhóm chim nào?

A. Nhóm chim bay

B. Nhóm chim bơi

C. Nhóm chim chạy

D. Cả A, B và C đều sai

2. Đặc điểm của hệ bài tiết để phân biệt chim với bò sát là:

A. Có thận sau

B. Có bóng đái

C. Không có bóng đái

D. Cả A. B và C đều đúng.

3. Khi gặp kẻ thù tấn công, ễnh ương phản ứng lại bằng cách:

A. Trốn vào hang hốc, gốc cây

B. Tiết nhựa độc

C. Nuốt khí vào cơ thể căng phồng lên

D. Cả A. B và C đều sai

4. Các loài nào sau đây sinh sản bằng cách phân đôi?

A. San hô, thuỷ tức

B. San hô, trùng biến hình

C. Trùng biến hình, trùng giày

D. Thuỷ tức, trùng roi

5. Động vật ở môi trường đới lạnh có tập tinh:

A. Ngủ trong mùa đông

B. Một số có khả năng di cư

C. Hoạt động ban ngày vào mùa hạ

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2. Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống... thay cho các số 1, 2, 3 để hoàn thành những câu sau:

Bò sát có ba bộ phổ biến: bộ có vảy, bộ Rùa và.. ….(1)...... Tổ tiên bò sát được xuất hiện cách đây khoảng 280 - 230 triệu năm. Thời gian phồn thịnh nhất là thời đại Khủng Long. Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống....................................................... .(2)……: da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn…………(3)………….(trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là……(4)…….., là động vật……..(5)………Có cơ quan giao phối, thụ tinh…….(6); trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Nêu đặc điểm chung của lớp chim.

Câu 2. Nêu những lợi ích của đa dạng sinh học. Để bảo vệ đa dạng sinh học chúng ta cần có những biện pháp gì?

Câu 3. Nêu ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Trắc Nghiệm

 

Câu 1

1

2

3

4

5

C

C

C

C

D

Câu 2

(1) - bộ cá sấu, (2) - ở cạn, (3) - tâm thất,

(4) - máu pha, (5) - biến nhiệt, (6) - trong

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HK 2 môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Dương Thủy có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE
OFF