OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Đề cương ôn thi HK2 môn Sinh học 7 năm 2021 có đáp án

22/04/2021 1.12 MB 429 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210422/394675454172_20210422_094931.pdf?r=1688
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 7 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn thi HK2 môn Sinh học 7 năm 2021 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

ĐỀ THI ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 7 CÓ ĐÁP ÁN

 

1/ Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và thích nghi với đời sống ở cạn?

1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → giảm sức cản của nước khi bơi.

- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → giúp hô hấp trong nước.

- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → tạo thành chân bơi để đẩy nước.

2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ dễ quan sát.

- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.

- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → thuận lợi cho việc di chuyển.

 

2/ Trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư.

Là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:

- Da trần, ẩm ướt. Di chuyển bằng 4 chi.

- Hô hấp bằng phổi và bằng da.

- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, tâm thất chứa máu pha.

- Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài.

- Nòng nọc phát triển qua biến thái.

- Là động vật biến nhiệt.

 

3/ Nêu vai trò của Lưỡng cư đối với con người.

- Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh.

- Có giá trị thực phẩm: ếch đồng

- Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.

- Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.

 

4/ Sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch.

  • Ếch trưởng  thành, đến mùa sinh sản (cuối xuân, sau những trận mưa rào đầu hạ) ếch đực kêu gọi ếch cái để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái và tìm đến bờ nước để đẻ.
  • Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là thụ tinh ngoài. Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc. Trải qua quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn để trở thành ếch con.

 

5/ Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng:

  • Da khô, có vảy sừng bao bọc.
  • Có cổ dài.
  • Mắt có mi cử động, có nước mắt.
  • Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu.
  • Thân dài, đuôi rát dài.
  • Bàn chân có 5 ngón có vuốt.

 

6/ So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch:

Giống: đều có xương đầu, cột sống, chi

Khác: - Ếch: 1 đốt sống cổ, đầu và thân gắn liền, không có xương sườn

                 - Thằn lằn: 3 đốt sống cổ, có xương sườn

 

7/ So sánh cầu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn & ếch:

 

Thằn lằn

Ếch

Hô hấp

Bằng phổi, phổi có nhiều ngăn.

Có cơ liên sườn tham gia vào quá trình trao đổi khí

Phổi đơn giản, ít vách ngăn nên chủ yếu hh = da

Tuần hoàn

Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu ít pha trộn

Tim 3 ngăn, máu pha trộn nhiều

Bài tiết

Thận sau, xoang huyệt, có kn hấp thụ lại nước

Thận giữa, bóng đái lớn

 

8/ Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu

  • Thụ tinh trong, trứng có vỏ đá vôi và có nhiều noãn hoàng.
  • Có h/tượng ấp trứng.
  • Nuôi con = sữa diều của cả bố và mẹ.

 

9/ Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:

  • Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
  • Chi trước trở thành cánh chim→ quạt gió.
  • Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt→  bám chặt vào canhd cây hoặc giúp chim khi hạ cánh
  • Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh dang ra, tạo nên 1 dtích rộng quạt gió
  • Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp →giữ nhiệt và làm cho cơ thể nhẹ.
  • Mỏ sừng bao lấy hàm k có răng→làm đầu chim nhẹ
  • Cổ dài khớp đầu vs thân →phát huy tác dụng của giác quan, thậun lợi khi bắt mồi, rỉa lông.

 

10/ So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn

Các động tác bay

Kiểu bay vỗ cánh

Kiểu bay lượn

Cánh đập liên tục

x

 

Cánh đập chậm rãi và k liên tục

 

x

Cánh dang rộng mà k đập

 

x

Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của k khí và hướng thay đổi của các luồng gió

 

x

Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh

x

 

 

11/ So sánh cấu tạo trong của chim bồ câu với thằn lằn:

Các hệ cơ quan

Chim bồ câu

Thằn lằn

Tuần hoàn

Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu k pha trộn. Giữa TT & TN có van giữ cho máu chỉ chảy theo 1 chiều

Tim 3 ngăn, 2 TN & 1 TT, TT có vách hụt. Máu ít pha trộn

Tiêu hoá

Hoản chỉnh nên tốc độ tiêu hoá cao, thích nghi vs đời sống

Đã phân hoá

Hô hấp

Có hệ thống túi khí thích nghi vs đời sông bay

Phổi có nhiều vách ngăn và mao mạch bao quanh

Bài tiết

Thân sau, k có bóng đái -> cơ thể nhẹ

Thận sau

Sinh sản

Thụ tinh trong, đẻ và ấp trứng

Thụ tinh trong, trứng đc pt trực tiếp

 

12/ Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi vs đk sống

Bộ phận cơ thể

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Sự thích nghi vs đời sống và lẩn tránh kẻ thù

Bộ lông

Bộ lông mao dày, xốp

Che chở, giữ nhiệt tốt.

Chi (có vuốt)

Chi trước ngắn

Đào hang và di chuyển.

Chi sau dài, khoẻ

Bật nhảy xa và chạy nhanh.

Giác quan

Mũi thính và lông xúc giác nhạy bén

Thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù.

Tai thính, vành tai dài lớn, cử động được theo các phía

Định hướng thức ăn, phát hiện kẻ thù.

 

13/ Ưu điểm của sự thai sinh:

Thai sinh k lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng

Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp.

Con non được nuôi bằng sữa mẹ, không lệ thuộc vào thức ăn tự nhiên.

 

14/ Đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học.

  • Tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
  • Hô hấp: ở phổi có nhiều túi phổi. đặc biệt có xuất hiện cơ hoành và cơ liên sườn tham gia vào quá trình hô hấp.
  • Thần kinh: Não phát triển, bán cầu não và tiểu não lớn.

 

15/ Phân biệt các nhóm thú bằng đặc điểm sinh sản và tập tính bú sữa:

  • Nhóm Thú đẻ trứng (Bộ thú huyệt): con sơ sinh hấp thụ sữa trên lông mẹ, uống nước hòa tan sữa mẹ.
  • Nhóm Thú đẻ con:

+ Bộ thú túi: con sơ sinh rất nhỏ được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ, bú thụ động.

+ Các bộ thú còn lại: đẻ con, Con sơ sinh phát triển bình thường, bú chủ động.

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Đề cương ôn thi HK2 môn Sinh học 7 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF