OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Bài tập Tổng hợp theo mức độ chủ đề Quang Học môn Vật Lý 7 năm 2021-2022 có đáp án

15/02/2022 1.58 MB 255 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220215/822496529340_20220215_164014.pdf?r=1077
ADMICRO/
Banner-Video

Tài liệu Bài tập Tổng hợp theo mức độ chủ đề Quang Học môn Vật Lý 7 năm 2021-2022 có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

 

 

 
 

BÀI TẬP TỔNG HỢP THEO MỨC ĐỘ CHỦ ĐỀ QUANG HỌC MÔN VẬT LÝ 7 NĂM 2022

I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Nhận biết:

Câu 1: (Nhận biết)

Ta nhìn thấy một vật khi.

            A. Ta mở mắt hướng về phía vật.

            B. Có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.

            C. Mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.

            D. Vật được chiếu sáng.

Câu 2: (Nhận biết)

Vật nào sau đây là nguồn sáng?

            A. Mặt Trời.            

            B. Mặt Trăng.

            C. Tờ giấy trắng trói lọi ngoài sân trường      

            D. Đèn pin đang tắt để trên bàn

Câu 3: (Nhận biết)

Vật nào sau đây không là nguồn sáng?

A. Ngọn nến đang cháy    

           B. Bóng đèn dây tóc đang sáng

           C. Con đom đóm đang đi trong đêm tối     

           D. Vỏ chai sáng trói dưới trời nắng

Câu 4: (Nhận biết)

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đường truyền của ánh sáng?

A. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.

B.  Đường truyền của ánh sáng trong không khí có thể là đường cong bất kì.

C. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường gấp khúc.

Câu 5: (Nhận biết)

Trong những vật sau đây, vật nào được xem là trong suốt và có thể cho ánh sáng truyền qua?

A. Tấm kính trắng.      B. Tấm gổ.      C. Tấm bìa cứng.        D. Nước nguyên chất

Câu 6: (Nhận biết)

Chùm sáng song song là chùm sáng:

    A. Giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng

    B. Giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng

    C. Loe rộng ra trên đường truyền của chúng

    D. không giao nhau trên đường truyền của chúng

Câu 7: (Nhận biết)

Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo:

     A. Đường cong                                    B. Đường gấp khúc

     C. Đường tròn                                      D. Đường thẳng

Câu 8: (Nhận biết)

Chùm sáng hội tụ là chùm sáng:

    A. Giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng

    B. Giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng

    C. Loe rộng ra trên đường truyền của chúng

    D. không giao nhau trên đường truyền của chúng

Câu 9: (Nhận biết)

Chùm sáng phân kì là chùm sáng:

    A. Giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng

    B. Giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng

    C. Loe rộng ra trên đường truyền của chúng

    D. không giao nhau trên đường truyền của chúng

Câu 10: (Nhận biết)

Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng phản xạ ánh sáng?

  A. Chiếu đèn pin lên tấm kính, ta thấy bên kia tấm kính cũng có ánh sáng

  B. Chiếu đèn pin lên mảnh vải ta thấy sau mảnh vải có ánh sáng

  C. Chiếu đèn pin lên mặt gương phẳng ta thấy có ánh sáng trên tường  trước gương

  D. Chiếu đèn pin lên bàn ta thấy có quyển sách

Câu 11 (Nhận biết)

Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ là?

A. Góc tới lớn gấp hai lần góc phản xạ.           B. Góc tới lớn gấp ba lần góc phản xạ    

C. Góc tới nhỏ hơn góc phản xạ                       D. Góc tới bằng góc phản xạ

Câu12: (Nhận biết)

Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến với gương tại điểm tới có đặc điểm:

A. Là góc vuông                                            B. Bằng góc tới

C. Bằng góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến      D. Bằng góc tạo bởi tia tới và mặt gương

Câu 13: (Nhận biết)

Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tạo bởi tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với:

     A. Tia tới và pháp tuyến với gương

     B. Tia tới và đường vuông góc với tia tới

     C. Tia tới và đường vuông góc với gương tại điểm tới

     D. Pháp tuyến với gương và đường phân giác của góc tới

Câu 14: (Nhận biết)

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất nào sau đây?

  A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật

  B. Hứng được trên màn và bé hơn vật

  C. Không hứng được trên màn và và bé hơn vật

  D. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.

Câu 15: (Nhận biết)

Khoảng cách từ ảnh của vật đến gương phẳng có tính chất nào sau đây?

  A. Bằng khoảng cách từ vật đến gương

  B. Nhỏ hơn khoảng cách vật đến gương

  C. Lớn gấp 2 lần khoảng cách từ vật đến gương

  D. Lớn gấp 4 lần khoảng cách từ vật đến gương

Câu 16: (Nhận biết)

Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?

  A. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật

  B. Không hứng được trên màn, bằng vật

  C. Hứng được trên màn, bằng vật

  D. Hứng được trên màn nhỏ hơn vật

Câu 17: (Nhận biết)

Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi là?

  A. Ảnh ảo                 B. Ảnh thật              C. Vừa là ảnh ảo vừa là ảnh thật

Câu 18: (Nhận biết)

Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất nào sau đây?

  A. Ngược chiều so với vật                            B. Cùng chiều so với vật

  C. Gương to thì ảnh cùng chiều với vật       D. Gương nhỏ thì ảnh ngược chiều với vật

Câu 19: (Nhận biết)

Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm có tính chất nào sau đây?

  A. Ngược chiều so với vật                            B. Cùng chiều so với vật

  C. Gương to thì ảnh cùng chiều với vật       D. Gương nhỏ thì ảnh ngược chiều với vật

Câu 20: (Nhận biết)

Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm luôn?

  A. Lớn bằng vật                 B. Nhỏ hơn vật              C. Lớn hơn vật

 ------ Còn tiếp ------

ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM

1B

2A

3D

4A

5A

6D

7D

8A

9D

10C

11D

12C

13A

14D

15A

16A

17A

18B

19B

20A

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN

1. Nhận biết.

 Câu 1:   Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng? 

a) Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy mặt trời.

b) Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn.

c) Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt mở.

d) Ban ngày, trời nắng không mở mắt.

Câu 2: Trong những vật sau đây, những vật nào được xem là nguồn sáng và những vật nào là vật được chiếu sáng: Mặt trời, mặt trăng, bóng đèn điện đang sáng, bóng đèn điện đang tắt, ngọn lửa, quyển sách, bông hoa, con đom đóm.

Câu 3:

So sánh ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi và ảnh tạo bởi gương phẳng?

Câu 4: Một người đứng trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. Hãy nêu đặc điểm giống và khác nhau của ảnh người đó trong hai gương?

Câu 5:

Cho IR là tia phản xạ, PQ là gương phẳng,

 S là điểm sáng (Hình vẽ bên). Hãy vẽ tia tới

Câu 6: Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Làm như vậy có tác dụng gì? Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào mà em đã học?

Câu 7:  Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của trái đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào?

Câu 8: Hoàn thành các phát biểu sau:

- Trong môi trường …… và …… ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Chùm sáng …… là chùm sáng có các tia sáng không giao nhau trên phương truyền.

- Chùm sáng hội tụ là chùm sáng có các tia sáng …… trên phương truyền.

- Chùm sáng phân kỳ là chùm sáng có các tia sáng …… trên phương truyền.

Câu 9: Có mấy loại chùm sáng? Đó là những loại chùm sáng nào? Lấy ví dụ về nguồn phát ra các loại chùm sáng đó.

Câu 10: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó?

 

 ------ Còn tiếp ------

ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN

1. Nhận biết.

 Câu 1:   

a) Các trường hợp mắt nhận biết được ánh sáng:

  +  Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy  mặt trời.Chú ý rằng không nhìn thấy mặt trời không có nghĩa là không có ánh sáng.

  +  Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt mở.

b) Các trường hợp mắt không nhận biết được ánh sáng.

  +  Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn.

  +  Ban ngày, trời nắng không mở mắt.

Câu 2:

a) Những vật được xem là nguồn sáng : Mặt trời, bóng đèn điện đang sáng, ngọn lửa, con đom đóm.

b) Những vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bóng đèn điện đang tắt, quyển sách, bông hoa.

Câu 3:

So sánh ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi và ảnh tạo bởi gương phẳng:

Giống nhau: đều là ảnh ảo.

Khác nhau: gương cầu lồi cho ảnh nhỏ hơn vật

                   Gương phẳng cho ảnh bằng vật.

Câu 4: Một người đứng trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. Hãy nêu đặc điểm giống và khác nhau của ảnh người đó trong hai gương?

Câu 6: Việc nâng thước lên để ngắm mục đích là để kiểm tra xem thước có thẳng hay không. Nguyên tắc của cách làm này dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Câu 7: Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực: Trái đất, mặt trời và mặt trăng nằm trên cùng một đường thẳng.

Trong hiện tượng nhật thực: Mặt trăng nằm trong khoảng giữa trái đất và mặt trời.

Trong hiện tượng nguyệt thực: trái đất nằm trong khoảng giữa mặt trăng và mặt trời.

Câu 8:

- Trong môi trường ...trong suốt.. và...đồng tính...ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

- Chùm sáng ……song song…… là chùm sáng có các tia sáng không giao nhau trên phương truyền.

- Chùm sáng hội tụ là chùm sáng có các tia sáng ……giao nhau…… trên phương truyền.

- Chùm sáng phân kỳ là chùm sáng có các tia sáng ……không giao nhau…… trên phương truyền.

Câu 9: Có 3 loại chùm sáng là:

+ Chùm sáng song song.

+ Chùm sáng hội tụ.

+ Chùm sáng phân kỳ.

Ví dụ:

+ Nguồn phát ra chùm sáng song song: đèn pin, Mặt Trời,..

+ Nguồn phát ra chùm sáng hội tụ: đèn pin.

+ Nguồn phát ra chùm sáng phân kỳ: đèn pin, ngọn nến đang cháy, ngọn đèn dầu đang thắp,...

Câu 10: Bàn tay chắn giữa ngọn dền và bức tường đóng vai  trò là vật chắn sáng, trên tường (đóng vai trò là màn) sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Hình dạng của bóng tối và bóng nửa tối giống bàn tay là do các tia sáng truyền theo đường thẳng.

 ----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bài tập Tổng hợp theo mức độ chủ đề Quang Học môn Vật Lý 7 năm 2021-2022 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF