OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 92 trang 104 SGK Toán 9 Tập 2

Bài tập 92 tr 104 sách GK Toán lớp 9 Tập 2

Hãy tính diện tích miền gạch sọc trong các hình 69, 70, 71 (đơn vị độ dài: cm).

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Hướng dẫn giải

+) Công thức tính diện tích hình tròn bán kính R là: \(S = \pi {R^2}\)

+) Diện tích hình quạt tròn bán kính R, cung \({n^0}\) được tính theo công thức: \(S = \dfrac{{\pi {R^2}n}}{{360}}\left( {hay\,\,S = \dfrac{{lR}}{2}} \right)\)

Lời giải chi tiết

a) Hình 69

Diện tích hình tròn bán kính \(R= 1,5\) là: \({S_1} = πR^2 = π. 1,5^2 = 2,25π\)

Diện tích hình tròn bán kính \(r = 1\) là: \({S_2} = πr^2= π. 1^2 = π\)

Vậy diện tích miền gạch sọc là: 

\(S = {S_1} – {S_2} = 2,25 π – π = 1,25 π\) (đvdt)

b) Hình 70

Diện tích hình quạt có bán kính \(R = 1,5\); \(n^0 = 80^0\)

\(\displaystyle {S_1} = {{\pi {R^2}n} \over {360}} = {{\pi 1,{5^2}.80} \over {360}} = {\pi  \over 2}\) 

Diện tích hình quạt có bán kính \(r = 1\); \(n^0 = 80^0\)

\(\displaystyle {S_2} = {{\pi {r^2}n} \over {360}} = {{\pi {{.1}^2}.80} \over {360}} = {{2\pi } \over 9}\)

Vậy diện tích miền gạch sọc là: \(\displaystyle S = {S_1} - {S_2} = {\pi  \over 2} - {{2\pi } \over 9} = {{9\pi  - 4\pi } \over {18}} = {{5\pi } \over {18}}\)

c) Hình 71

Diện tích hình vuông cạnh \(a = 3\) là:

\({S_1} = a^2 = 3^2 =9\)

Diện tích phần không gạch sọc bằng diện tích 4 quạt tròn bán kính \(R=1,5cm \) và có số đo cung là \(90^0\).

Hay tổng diện tích 4 quạt này bằng diện tích hình tròn bán kính \(R=1,5cm.\)

Diện tích hình tròn có \(R = 1,5\) là:

\({S_2} = πR^2 = π.1,5^2 = 2,25π = 7,06\)

Vậy diện tích miền gạch sọc là:

\(S = {S_1} – {S_2} = 9 – 7,06 = 1,94\) \((cm^2).\)

-- Mod Toán 9 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 92 trang 104 SGK Toán 9 Tập 2 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • Võ Hoàng

    Cho tam giác đều ABC có đường cao AH, lấy điểm M tuỳ ý thuộc HC(M không trùng với H,C). Hình chiếu vuông góc của M lên AB, AC tại P,Q.

    a, Chứng minh APMQ là tứ giác nội tiếp và xác định tâm O của đường tròn ngoại tiếp tứ giác APMQ;

    b,CMR:BP.BA=BH.BM;

    c. Chứng minh OH vuông góc PQ

    Theo dõi (0) 3 Trả lời
  • Tú Uyên

    Theo dõi (1) 0 Trả lời
  • ADMICRO
    Nguyễn Hà Dương

    Cho tam giác nhọn ABC ( AB >AC ) đường tròn đường kính BC cắt AC và AB lần lượt tại E và F , gọi K là giao điểm của BF và CE
    1) chứng minh rằng tứ giác AEKF là tứ giác nội tiếp
    2) chứng minh rằng hai tam giác AFE và ABC đồng dạng
    3) trong tam giác FBC kẻ đường cao FH , giả sử cho FH =4 cm , BH =8cm. Tính độ dài BC

    Theo dõi (1) 1 Trả lời
  • Lê Ngọc Ánh

    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • ADMICRO
    Trịnh Minh Thư

    Cho nửa đường tròn tâm O , đường kính AB =2R và tia tiếp tuyến Ax cùng phía với nửa đường tròn đối với AB. Từ điểm M nằm trên Ax kẻ tiếp tuyến thứ hai MC với nửa đường tròn ( C là tiếp điểm ) . AC cắt OM tại E , MB cắt nửa đường tròn tại D 

    a) Chứng minh AMDE là tgnt

    b) Góc ADE = góc ACO

    c) Tia BC cắt Ax tại N. Chứng minh M là trung điểm của AN

    d) Vẽ CH vuông góc với AB ( H thuộc AB). Gọi I là trung điểm của CH. Cmr 3 điểm M , I , B thẳng hàng 

    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • Trần anh tuấn Tuấn

    Cho đường tròn tâm O đường kính AB. Cho M là điểm bất kì trên đường tròn, kẻ MH buông góc với AB tại H,vẽ đường tròn tâm M bán kính MH kẻ các tiếp tuyến AC,BD với đường tròn M, C và D là các tiếp điểm  

    a) Chứng minh C,M,D thẳng hàng

    b) Chứng minh CD là tiếp tuyến của đường tròn tâm O.

     

     

    Theo dõi (0) 0 Trả lời
NONE
OFF