OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 3.2 trang 115 SBT Toán 9 Tập 2

Bài tập 3.2 tr 115 sách BT Toán lớp 9 Tập 2

Cho đường tròn tâm \(O\) bán kính \(R\) và điểm \(M\) ở ngoài đường tròn đó. Qua điểm \(M\) kẻ hai tiếp tuyến \(MA,\) \(MB\) và cát tuyến \(MCD\) với đường tròn \((O),\) trong đó điểm \(C\) ở giữa hai điểm \(M, D.\) Đường thẳng qua điểm \(C\) và vuông góc với \(OA\) cắt \(AB\) tại \(H.\) Gọi \(I\) là trung điểm của dây \(CD.\) Chứng minh \(HI\) song song với \(AD.\)

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Hướng dẫn giải

Ta sử dụng kiến thức:

+) Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.

+) Trong một đường tròn, đường kính đi trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy. 

+) Các đỉnh của một đa giác cùng nhìn một cạnh dưới một góc vuông thì đa giác đó nội tiếp.

+) Trong một đường tròn, các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau.

Lời giải chi tiết

MA ⊥ OA (tính chất tiếp tuyến)

\( \Rightarrow \widehat {MAO} = 90^\circ \)

MB ⊥ OB (tính chất tiếp tuyến)

\( \Rightarrow \widehat {MBO} = 90^\circ \)

IC = ID (gt)

\( \Rightarrow \) OI ⊥ CD (đường kính đi qua điểm chính giữa của dây)

\( \Rightarrow \widehat {MIO} = 90^\circ \)

A, B, I nhìn MO cố định dưới một góc bằng 90º nên A, B, I nằm trên đường tròn bán kính MO.

\( \Rightarrow \widehat {AMI} = \widehat {ABI}\) (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ AOI)

CH ⊥ \(\overparen{AO}\) (gt)

Suy ra: CH // MA

\(\widehat {AMI} = \widehat {HCI}\) (hai góc đồng vị)

Suy ra: \(\widehat {HCI} = \widehat {ABI}\) hay \(\widehat {HCI} = \widehat {HBI}\)

B và C cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ chứa đường HI tạo với HI một góc bằng nhau nên tứ giác BCHI nội tiếp.

\( \Rightarrow \widehat {CBH} = \widehat {CIH}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ \(\overparen{CH}\)) hay \(\widehat {CBA} = \widehat {CIH}\)                                                                                     (1)

Trong đường tròn (O) ta có:

\(\widehat {CBA} = \widehat {CDA}\) (2 góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ \(\overparen{AC}\)     (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat {CIH} = \widehat {CDA}\) nên HI // AD (vì có cặp góc ở vị trí đồng vị bằng nhau)

(Trường hợp cát tuyến đi qua tâm ngũ giác MAOIB suy biến thành tứ giác MAOB chứng minh tương tự ta có HO // AD)

-- Mod Toán 9 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 3.2 trang 115 SBT Toán 9 Tập 2 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • Lê Viết Khánh

    Cho tam giác ABC vuông tại A nội tiếp đường tròn tâm O. Kẻ đường cao AH. Đường tròn (I) đường kính AH cắt AB,AC và đường tròn (O) lần lượt ở D,E,F. AF cắt đường thẳng BC tại S. Chứng minh:

    a) Tứ giác ADHE là hình chữ nhật

    b) Tứ giác BDEC nội tiếp được đường tròn

    c) Chứng minh OA\(\perp\)DE và 3 điểm S,D,E thẳng hàng

    Làm hộ mình phần b,c với ạ

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lê Tấn Thanh

    Cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC). Kẻ đường cao AH, trên tia đối của tia HB lấy điểm D sao cho HD = HB, rồi vẽ từ C dường thẳng CE vuông góc với đường thẳng AD tại E.

    a) Chứng minh tứ giác AHEC nội tiếp

    b) Chứng minh CB là tia phân giác của góc ACE

    C) Chứng minh HE2 = HD.HC

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Nguyễn Thủy Tiên

    1.Cho tam giác MNP vuông ở M, có MN>MP. Trên tia đối của tia NP lấy điểm K sao cho NM=KN. So sánh \(S_{MNP}\)\(S_{MNK}\)

    2.Tính

    \(Sin^21^o+Sin^22^o+Sin^23^o+...+Sin^287^o+Sin^288^o+Sin^289^o\)

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Trung Thành

    Gọi C là 1 điểm bất kỳ trên nửa đường tròn (O) đường kính AB = 2R (C khác A, C khác B). Tia BC cắt tiếp tuyến tại A của nửa đường tròn tại M. Tiếp tuyến tại C của nửa đường tròn cắt AM tại I.

    a, Chứng minh 4 điểm I, A, O, C cùng nằm trên 1 đường tròn.

    b, Chứng minh OI vuông góc AC.

    c, Gọi D là giao điểm của OI và AC. Vẽ OE vuông góc BC (E thuộc BC). Chứng minh DE=R

    d, Chứng minh \(IC^2=\dfrac{1}{4}\cdot MC\cdot MB\)

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Lê Vinh

    Cho đường tròn tâm O bán kính R và dây BC cố định, A là điểm chuyển động trên cung lớn BC. Hai đường cao BE và CF của tam giác ABC cắt nhau tại H.
    a) Chứng minh rằng: góc AFE = góc ACB
    b) Kẻ đường kính ON⊥BC tại M (N thuộc cung nhỏ BC). AN∩BC tại D. Chứng minh rằng AB.CN=AN.BD.
    c) Đường thẳng AH cắt đường tròn tâm O tại K. Chứng minh rằng: BC.AK=AB.CK+AC.BK

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Hy Vũ

    Cho hai đường tròn (O,3cm) và (O',4cm) cắt nhau tại 2 điểm A và B,biết OO' =5cm

    a, Chứng minh OA,O'A lần lượt là tiếp tuyến của đường tròn (O) và (O')

    b,Tính độ dài dây cung AB

    c,Đường thẳng qua A lần lượt cắt (O),(O') tại M và N.Tìm vị trí của MN để độ dài đoạn thẳng MN lớn nhất

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF