Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ khám phá nội dung bài Hình chữ nhật – Hình vuông của chương trình Toán 8 Chân trời sáng tạo. Với bài học này, các em sẽ nhận biết được hình chữ nhật, hình vuông và các tính chất của hình chữ nhật, hình vuông. Đây là hai loại hình học căn bản giúp các em học tốt các phần tiếp theo. Chúc các em đạt được kết quả cao trong học tập!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hình chữ nhật
a. Định nghĩa
Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông. |
Hình chữ nhật ABCD có .
b. Tính chất
Nhận xét:
Hình chữ nhật cũng là hình thang cân và cũng là hình bình hành nên có tất cả các tính chất của hình thang cân, hình bình hành.
Định lí:
Trong hình chữ nhật, hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. |
Hình chữ nhật ABCD có:
- Các cặp cạnh đối bằng nhau: AD = BC; AB = CD.
- Hai đường chéo bằng nhau nên: AC = BD.
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên: LA = LC = LB = LD.
c. Dấu hiệu nhận biết
Ta có các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật như sau:
- Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật. - Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. |
- Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật
- Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.
1.2. Hình vuông
a. Định nghĩa
Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau. |
Hình vuông ABCD có và AB = BC = CD = DA.
b. Tính chất
Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
c. Dấu hiệu nhận biết
Ta có dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình vuông như sau:
- Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông. - Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông. - Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông. |
Chú ý:
– Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.
– Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.
Bài tập minh họa
Bài 1.Cho tam giác ADC vuông tại D có đường trung tuyến DE (E ∈ AC). Trên tia đối của tia ED lấy điểm B sao cho EB = ED.
a) Tứ giác ABCD là hình gì? Tại sao?
b) Biết AD = 5 dm, DC = 4 dm. Tính chu vi tứ giác ABCD.
Hướng dẫn giải
a) Vì DE là đường trung tuyến của tam giác ADC nên E là trung điểm của AC
Vì EB = ED nên E là trung điểm của BD
Tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên là hình bình hành.
Theo giả thiết, ta có nên hình bình hành ABCD là hình chữ nhật.
b) Chu vi hình chữ nhật ABCD là: (5 + 4) . 2 = 18 (dm).
Bài 2. Cho DABC nhọn có AB < AC. Gọi N là trung điểm của AC. Lấy điểm D trên tia BN sao cho ND = NB.
a) Chứng minh ABCD là hình bình hành.
b) Kẻ AP ⊥ BC, CQ ⊥ AD. Chứng minh P, N, Q thẳng hàng.
c) DABC cần thêm điều kiện gì để tứ giác ABCD là hình vuông?
Hướng dẫn giải
a) Tứ giác ACBD có hai đường chéo AC, BD cắt nhau tại trung điểm N của mỗi đường nên là hình bình hành.
b) Ta có: AP ⊥ BC, AQ // BC (do ACBD là hình bình hành)
Suy ra AP ⊥ AQ.
Tứ giác APCQ có ba góc vuông nên là hình chữ nhật.
Khi đó hai đường chéo AC, PQ cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Mà N là trung điểm của AC nên N là trung điểm của PQ
Do đó P, N, Q thẳng hàng.
c) Để tứ giác ABCD là hình vuông thì cần AB ⊥ BC, AB = BC
Hay DABC vuông cân tại B.
3. Luyện tập Bài 5 Chương 3 Toán 8 Chân trời sáng tạo
Qua bài học này, các em cần hoàn thành một số mục tiêu như sau:
- Mô tả khái niệm hình chữ nhật và hình vuông.
- Giải thích tính chất của hình chữ nhật vfa tính chất của hình vuông
- Nhận biết dấu hiệu để một hình bình hành là hình chữ nhật và là hình vuông.
3.1 Trắc nghiệm Bài 5 Chương 3 Toán 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 5 Chương 3 Toán 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Khởi động trang 82 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Khám phá 1 trang 82 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Khám phá 2 trang 82 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Thực hành 1 trang 83 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Vận dụng 1 trang 83 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Khám phá 3 trang 83 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Thực hành 2 trang 84 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Vận dụng 2 trang 84 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Khám phá 4 trang 84 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Khám phá 5 trang 85 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Thực hành 3 trang 85 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Vận dụng 3 trang 85 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Khám phá 6 trang 85 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Khám phá 7 trang 86 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Thực hành 4 trang 86 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Vận dụng 4 trang 86 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Bài 1 trang 87 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Bài 2 trang 87 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Bài 3 trang 87 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Bài 4 trang 87 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
Bài 5 trang 87 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - CTST
4. Hỏi đáp Bài 5 Chương 3 Toán 8 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Toán Học 8 HỌC247