Hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Kết nối tri thức Chương 9 Bài 35 Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Hoạt động 1 trang 78 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Vẽ tam giác ABC ( không tù) và ba đường trung trực của các đoạn BC, CA, AB. Quan sát hình và cho biết ba đường trung trực đó có cùng đi qua một điểm hay không?
-
Hoạt động 2 trang 78 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Dùng tính chất đường trung thực của một đoạn thẳng, hãy lập luận để suy ra tính chất nói ở HĐ1bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
Cho O là giao điểm các đường trung trực của hai cạnh BC và CA (H.9.38)
a) Tại sao OB=OC, OC=OA
b) Điểm O có nằm trên đường trung trực của AB không ?
-
Luyện tập 1 trang 79 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Chứng minh rằng trong tam giác đều ABC, trọng tâm G cách đều 3 đỉnh của tam giác đó.
-
Hoạt động 3 trang 79 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Vẽ tam giác ABC và 3 đường cao của nó. Quan sát hình và cho biết, ba đường cao đó có cùng đi qua một điểm hay không?
- VIDEOYOMEDIA
-
Luyện tập 2 trang 81 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
a) Chứng minh trong tam giác ABC cân tại A, đường trung trực của cạnh BC là đường cao và cũng là đường phân giác xuất phát từ đỉnh A của tam giác đó
b) Chứng minh rằng trong tam giác đều, điểm cách đều ba đỉnh cũng cách đều ba cạnh của tam giác.
-
Giải bài 9.26 trang 81 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Gọi H là trực tâm của tam giác ABC không vuông. Tìm trực tâm của các tam giác HBC, HCA, HAB
-
Giải bài 9.27 trang 81 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Cho tam giác ABC có \(\widehat{A}\) = 100° và trực tâm H. Tìm góc BHC
-
Giải bài 9.28 trang 81 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Xét điểm O cách đều 3 đỉnh của tam giác ABC. Chứng minh rằng nếu O nằm trên một cạnh của tam giác ABC thì ABC là một tam giác vuông
-
Giải bài 9.29 trang 81 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
a) Có một chi tiết máy ( đường viền ngoài là đường tròn) bị gãy. (H.9.46). Làm thế nào để xác định được bán kính của đường viền này ?
b) Trên bản đồ, ba khu dân cư được quy hoạch tại điểm A, B, C không thẳng hàng. Hãy tìm trên bản đồ một điểm M cách đều A, B, C để quy hoạch một trường học
-
Giải bài 9.30 trang 81 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Cho hai đường thẳng không vuông góc b,c cắt nhau tại điểm A và cho điểm H không thuộc b và c (H.9.47). Hãy tìm điểm B thuộc b, điểm C thuộc c sao cho tam giác ABC nhận H làm trực tâm.
-
Giải bài 9.19 trang 58 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Cho tam giác ABC vuông. Kẻ đường thẳng vuông góc với cạnh huyền BC của tam giác ABC tại điểm D không thuộc đoạn BC. Nó cắt đường thẳng chứa cạnh AB tại E và cắt đường thẳng chứa cạnh AC tại F. Xác định trực tâm của tam giác BEF.
-
Giải bài 9.20 trang 58 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Cho P là một điểm nằm trong góc nhọn xOy. Gọi M là điểm sao cho Ox là đường trung trực của đoạn thẳng PM, gọi N là điểm sao cho Oy là đường trung trực của đoạn thẳng PN. Đường thẳng MN cắt Ox tại R, cắt Oy tại S.Chứng minh tia PO là tia phân giác của góc RPS.
-
Giải bài 9.21 trang 58 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Gọi H là trực tâm của tam giác nhọn ABC. Khi AH = BC, hãy chứng minh \(\widehat {BAC} = {45^0}\).
-
Giải bài 9.22 trang 58 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
a) Giả sử đường trung trực d của cạnh BC của tam giác ABC cắt cạnh AC tại một điểm D nằm giữa A và C. Chứng minh AC > AB.
b) Hỏi đảo lại có đúng không tức là nếu tam giác ABC có AC > AB thì đường trung trực d của cạnh BC có cắt AC tại điểm nằm giữa A và C không?
c) Vẫn giả sử đường trung trực d của cạnh BC của tam giác ABC cắt cạnh AC tại một điển D nằm giữa A và C. Với M là một điểm tuỳ ý thuộc d, M khác D, hãy chứng minh MA + MB > DA + DB.