Hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Cánh diều Chương 7 Bài 6 Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc - cạnh - góc giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Câu hỏi khởi động trang 88 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Có ba trạm quan sát A, B, C trong đó trạm quan sát C ở giữa hồ.
Người ta muốn đo khoảng cách từ A và từ B đến C. Do không thể đo trực tiếp được các khoảng cách trên nên người ta làm như sau (Hình 55):
- Đo góc BAC được 60o, đo góc ABC được 45o;
- Kẻ tia Ax sao cho \(\widehat {BAx} = 60^\circ \), kẻ tia By sao cho \(\widehat {ABy} = 45^\circ \), xác định giao điểm D của hai tia đó;
- Đo khoảng cách AD và BD. Ta có AC = AD và BC = BD.
Tại sao lại có hai đẳng thức trên?
-
Hoạt động 1 trang 88 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho tam giác ABC (Hình 56).
Những góc nào của tam giác ABC có cạnh thuộc đường thẳng AB?
Trong tam giác ABC (Hình 56), ta gọi góc A và góc B là hai góc kề cạnh AB. Tương tự, góc B và góc C là hai góc kề cạnh BC, góc C và góc A là hai góc kề cạnh CA.
-
Hoạt động 2 trang 88 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho hai tam giác ABC và A’B’C’ (Hình 57) có: \(\widehat A = \widehat {A'} = 60^\circ \), AB = A’B’ = 3 cm, \(\widehat B = \widehat {B'} = 45^\circ \). Bằng cách đếm số ô vuông, hãy so sánh BC và B’C’. Từ đó có thể kết luận được hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau hay không?
-
Luyện tập 1 trang 89 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho hai tam giác ABC và A’B’C’ thỏa mãn: BC = B’C’ = 3 cm, \(\widehat B = \widehat {B'} = 60^\circ ,\widehat C = 50^\circ ,\widehat {A'} = 70^\circ \). Hai tam giác ABC và A’B’C’ có bằng nhau không? Vì sao?
- VIDEOYOMEDIA
-
Luyện tập 2 trang 89 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Có ba trạm quan sát A, B, C trong đó trạm quan sát C ở giữa hồ.
Người ta muốn đo khoảng cách từ A và từ B đến C. Do không thể đo trực tiếp được các khoảng cách trên nên người ta làm như sau (Hình 55):
- Đo góc BAC được 60o, đo góc ABC được 45o;
- Kẻ tia Ax sao cho \(\widehat {BAx} = 60^\circ \), kẻ tia By sao cho \(\widehat {ABy} = 45^\circ \), xác định giao điểm D của hai tia đó;
- Đo khoảng cách AD và BD. Ta có AC = AD và BC = BD.
Tại sao lại có hai đẳng thức trên?
-
Giải bài 1 trang 91 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho hai tam giác ABC và A’B’C’ thỏa mãn: AB = A’B’, \(\widehat A = \widehat {A'},\widehat C = \widehat {C'}\). Hai tam giác ABC và A’B’C’ có bằng nhau không? Vì sao?
-
Giải bài 2 trang 91 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho Hình 65 có AM = BN, \(\widehat A = \widehat B\). Chứng minh: OA = OB, OM = ON.
-
Giải bài 3 trang 92 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho Hình 66 có \(\widehat N = \widehat P = 90^\circ ,\widehat {PMQ} = \widehat {NQM}\). Chứng minh MN = QP, MP = QN.
-
Giải bài 4 trang 92 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho Hình 67 có \(\widehat {AHD} = \widehat {BKC} = 90^\circ ,DH = CK,\widehat {DAB} = \widehat {CBA}\). Chứng minh AD = BC.
-
Giải bài 5 trang 92 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho tam giác ABC có \(\widehat B > \widehat C\). Tia phân giác góc BAC cắt cạnh BC tại điểm D.
a) Chứng minh \(\widehat {ADB} < \widehat {ADC}\).
b) Kẻ tia Dx nằm trong góc ADC sao cho \(\widehat {ADx} = \widehat {ADB}\). Giả sử tia Dx cắt cạnh AC tại điểm E. Chứng minh: \(\Delta ABD = \Delta AED,AB < AC\).
-
Giải bài 6 trang 92 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho \(\Delta ABC = \Delta MNP\). Tia phân giác của góc BAC và NMP lần lượt cắt các cạnh BC và NP tại D, Q. Chứng minh AD = MQ.
-
Giải bài 37 trang 81 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Nêu thêm một điều kiện để hai tam giác trong mỗi hình 31a, 31b, 31c, 31d là hai tam giác bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc.
a) ∆CAB = ∆DBA (Hình 31a).
b) ∆NRQ = ∆RNP (Hình 31b).
c) ∆OAC = ∆OBD (Hình 31c).
d) ∆SRQ = ∆IKH (Hình 31d).
-
Giải bài 38 trang 81 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho ∆ABC = ∆A’B’C’. Vẽ AH vuông góc với BC tại H, A’H’ vuông góc với B’C’ tại H’. Chứng minh AH = A’H’.
-
Giải bài 39 trang 81 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho tam giác ABC có AB = AC. Gọi D là trung điểm của BC. Vẽ CM vuông góc với AB tại M, BN vuông góc với AC tại N. Chứng minh AM = AN.
-
Giải bài 40 trang 81 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho Hình 32 có \(\widehat {BAC} = 90^\circ \), AH vuông góc với BC tại H, \(\widehat {xAB} = \widehat {BAH}\) , Ay là tia đối của tia Ax. BD và CE vuông góc với xy lần lượt tại D và E. Chứng minh:
a) AC là tia phân giác của góc Hay;
b) BD + CE = BC;
c) DH vuông góc với HE.
-
Giải bài 41 trang 81 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho tam giác ABC có ba góc đều nhọn và ˆA=60°.A^=60°. Tia phân giác của góc ABC cắt AC tại D, tia phân giác của góc ACB cắt AB tại E. BD cắt CE tại I. Tia phân giác của góc BIC cắt BC tại F. Chứng minh:
a) \(\widehat {BIC} = 120^\circ \)
b) ∆BEI = ∆BFI;
c) BC = BE + CD.
-
Giải bài 42 trang 81 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho tam giác ABC có \(\hat A = 90^\circ \), M là trung điểm của BC. Chứng minh BC = 2AM.