Giải bài 4 tr 157 sách GK Sinh lớp 12 Nâng cao
Tác động của các yếu tố ngẫu nhiên đến vốn gen của quần thể như thế nào.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 4
Tác động của các yếu tố ngẫu nhiên đến vốn gen của quần thể được biểu hiện:
Tần số tương đối của các alen trong một quần thể có thể ngẫu nhiên thay đổi đột ngột do một yếu tố ngẫu nhiên nào đó (hiện tượng này còn gọi là biến động di truyền hay dịch gen)
Nguyên nhân ở đây có thể do sự xuất hiện những vật cản địa lí (núi cao, sông rộng) chia cắt khu phân bố thành những phần nhỏ, hoặc do sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể đi lập quần thể mới đã tạo ra tần số tương đối của các alen khác với quần thể gốc.
Quần thể mới có thể được hình thành từ một nhóm ít cá thể di cư tới một vùng đất mới. Nhóm cá thể sáng lập chỉ ngẫu nhiên mang một phần nào đó trong vốn gen của quần thể gốc, do đó tạo sự biến đổi lớn trong cấu trúc di truyền của quần thể mới
Quần thể mới có thể được hình thành từ một quần thể lớn vào thời điểm số lượng cá thể đã giảm sút ở vào thế "cổ chai". Chỉ một số rất ít cá thể được sống sót, sau đó gặp điều kiện thuận lợi quần thể lại phát triển
Hiện tượng tần số tương đối của các alen trong một quần thể ngẫu nhiên thay đổi đột ngột thường xảy ra trong những quần thể nhỏ. Số lượng cá thể của nhóm càng ít thì độ dao động của tần số gen càng cao. Ở những nhóm động vật di cư, tới các quần đảo người ta thường thấy sự biến động đột ngột tần số tương đối, của các alen kiểu như vậy.
Trong thiên nhiên số lượng cá thể trong quần thể có nhiều loài có thể thay đổi rất lớn phụ thuộc vào mùa, vào thời tiết, vào tương quan sinh học và vào nhiều yếu tố khác. Kích thước quần thể quyết định hiện tượng biến động di truyền (dịch gen) là kích thước khi quần thể thu hẹp bé nhất. Đó là một điều kiên phát huy hiệu quả của chọn lọc tự nhiên: có như thế các đột biến thích ứng được với các điều kiện không thuận lợi của môi trường, tuy rất hiếm, nhưng sau khi đã được duy trì lại rồi có khả năng sinh sản nhanh để thay thế các dạng cũ kém thích ứng hơn. Như vậy biến động di truyền không chỉ tác động độc lập mà còn phối hợp với chọn lọc tự nhiên.
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 4 trang 152 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 1 trang 157 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 2 trang 161 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 161 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 88 SBT Sinh học 12
Bài tập 4 trang 92 SBT Sinh học 12
Bài tập 12 trang 94 SBT Sinh học 12
Bài tập 19 trang 95 SBT Sinh học 12
Bài tập 20 trang 96 SBT Sinh học 12
Bài tập 22 trang 96 SBT Sinh học 12
Bài tập 24 trang 96 SBT Sinh học 12
Bài tập 25 trang 97 SBT Sinh học 12
Bài tập 27 trang 97 SBT Sinh học 12
Bài tập 32 trang 98 SBT Sinh học 12
Bài tập 33 trang 98 SBT Sinh học 12
Bài tập 34 trang 98 SBT Sinh học 12
Bài tập 35 trang 99 SBT Sinh học 12
-
A. Biến dị có lợi
B. Đặc điểm thích nghi
C. Đột biến trung tính
D. Đột biến có hạiTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung cơ bản trong thuyết tiến hóa của Kimura là gì
bởi Bao Chau 26/06/2021
A. Tích lũy những đột biến có lợi, đào thải các đột biến có hại.
B. Tích lũy những đột biến có lợi, đào thải các đột biến có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa của Kimura là
bởi Bao Nhi 27/06/2021
A. Nêu lên vai trò của sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính trong tiến hóa độc lập với tác dụng của chọn lọc tự nhiên
B. Phủ nhận vai trò của chọn lọc tự nhiên đào thải các biến dị có hại
C. Công nhận vai trò của chọn lọc tự nhiên
D. Giải thích trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phốiTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Thuyết tiến hóa của Kimura có ý nghĩa gì?
bởi Tran Chau 27/06/2021
A. Nêu lên vai trò của sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính trong tiến hóa độc lập với tác dụng của chọn lọc tự nhiên
B. Cơ sở để giải thích tính đa hình di truyền
C. Bổ sung quan niệm mới trong lý thuyết tiến hoá hiện đại
D. Cả A, B, CTheo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
A. Nhờ đó mà các con đực và con cái của loài trinh sản có thể phân biết được nhau.
B. Nhờ đó sự tiến hóa được định hưởng.
C. Chúng cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
D. Nhờ đó chúng ta mới phân loại được các loài sinh vật.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao tần số đột biến gen tự nhiên rất thấp nhưng ở thực vật, động vật, tỉ lệ giao tử mang đột biến về gen này hay gen khác là khá lớn?
bởi Trần Thị Trang 27/06/2021
A. Vì những giao tử mang đột biến gen có sức sống cao hơn dạng bình thường.
B. Vì chọn lọc tự nhiên luôn giữ lại những giao tử mang đột biến gen có lợi.
C. Vì cơ thể mang đột biến gen thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.
D. Vì thực vật, động vật có hàng vạn gen.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
(1) Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định. (2) Nếu số lượng cá thể đi vào và đi ra khỏi quần thể bằng nhau thì di nhập gen không làm thay đổi tần số alen.
bởi Bảo khanh 27/06/2021
(3) Sự di nhập gen ở động vật thể hiện ở sự di cư của các cá thể từ quần thể này đến quần thể khác cùng loài.
(4) Sự di nhập gen ở thực vật thể hiện qua sự phát tán các bào tử, hạt phấn, quả và hạt.
(5) Sự di nhập gen có thể làm chậm quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
Số phát biểu không đúng:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4Theo dõi (0) 1 Trả lời -
(1) Luôn làm phong phú vốn gen của quần thể. (2) Thường xảy ra đối với những quần thể có kích thước nhỏ.
bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 27/06/2021
(3) Là sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác.
(4) Thúc đẩy sự phân hóa vốn gen trong quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen.
Số phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu không phải là đặc điểm mà các nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến gen đều có?
bởi Meo Thi 26/06/2021
A. Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể
B. Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định
C. Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể
D. Đều làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thểTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhận định đúng về đặc điểm của chọn lọc tự nhiên là:
bởi Dương Quá 26/06/2021
1. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các cá thể thích nghi với môi trường sống.
2. Chọn lọc chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen nhanh hơn alen lặn.
3. Chọn lọc tự nhiên tác động không phụ thuộc kích thước quần thể.
4. Chọn lọc tự nhiên có thể đào thải hoàn toàn một alen lặn ra khỏi quần thể.
A. (2), (4).
B. (3), (4).
C. (2), (3).
D. (1), (3).Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quy mô lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng
bởi Bin Nguyễn 27/06/2021
A. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.
B. Đào thải các biến dị mà con người không ưa thích.
C. Tích lũy các biến dị đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của loài người
D. Hình thành những loài mới từ một loài ban đầu, các loài này được phân loại học xếp vào cùng một chi.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chọn lọc tự nhiên sẽ dẫn đến hiện tượng hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành cần phải.
bởi Nguyễn Trà Long 27/06/2021
A. Tích lũy các biến dị đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của loài người
B. Diễn ra trên quy mô lớn
C. Diễn ra trong thời gian lịch sử lâu dài
D. Cả B và C.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:
bởi Mai Vi 27/06/2021
P: 0,20AA + 0,30Aa + 0,50aa = 1
F1: 0,30AA + 0,25Aa + 0,45aa = 1
F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1
F3: 0,55AA + 0,15Aa + 0,30aa = 1
F4: 0,75AA + 0,10Aa + 0,15aa = 1
Biết A trội hoàn toàn so với a. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
B. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.
D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở một loài sâu, người ta thấy gen R là gen kháng thuốc, r mẫn cảm với thuốc. Một quần thể sâu có thành phẩn kiểu gen 0,3RR: 0,4 Rr : 0,3rr. Sau một thời gian dùng thuốc, thành phần kiểu gen của quần thể là 0,5RR : 0,4Rr : 0,1rr. Kết luận nào sau đây là đúng?
bởi Mai Vi 26/06/2021
(1) Thành phần kiểu gen của quần thể sâu không bị tác động của chọn lọc tự nhiên.
(2) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố qui định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số alen có lợi, giảm dần tần số alen bất lợi.
(3) Sau thời gian xử lí thuốc, tần số alen kháng thuốc R tăng lên 10%
(4) Tần số alen mẫn cảm với thuốc giảm so với ban đầu là 20%.
Số phương án đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xét 1 gen với 2 alen A và a. Một quần thể động vật có tần số alen A là 0,7. Quần thể này bị tiêu diệt gần hết sau một trận dịch, chỉ còn lại 5 cá thể có khả năng sinh sản được. Nhân tố tiến hóa liên quan đến hiện tượng trên là
bởi thu phương 27/06/2021
A. đột biến
B. chọn lọc tự nhiên
C. các yếu tố ngẫu nhiên
D. di nhập genTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Yếu tố ngẫu nhiên gây nên sự biến đổi về tần số alen của quần thể với các đặc điểm nào dưới đây?
bởi Lam Van 27/06/2021
(1) tần số alen thay đổi không theo một chiều hướng nhất định.
(2) tần số alen thay đổi theo hướng giảm dần alen có lợi và tăng dần tần số alen có hại.
(3) có thể làm giảm tần số alen có lợi vì có thêm các alen mới.
(4) một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
(5) thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi không theo một hướng nhất định.
A. (1), (2), (3), (5)
B. (1), (4), (5)
C. (2), (3), (4), (5)
D. (1), (4)Theo dõi (0) 1 Trả lời