Bài tập Thảo luận trang 70 SGK Lịch sử 12 Bài 10
Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên lĩnh vực nào?
Hướng dẫn giải chi tiết
- Toàn cầu hóa có 4 biểu hiện chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, sự phát triển và tác động của các quan hệ thương mại quốc tế.
- Thứ hai, sự phát triển và tác động của các công ti xuyên quốc gia. Hiện nay, 500 công ti xuyên quốc gia trên thế giới đã kiểm soát ¾ giá trị thương mại toàn cầu.
- Thứ ba, sự sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn sản xuất lớn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh.
- Thứ tư, sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực như Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)…
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, cuộc cách mạng nào giữ vị trí then chốt đối với sự phát triển của thế giới?
bởi hà trang
11/01/2021
A. “cách mạng chất xám”.
B. “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
C. cách mạng công nghiệp.
D. cách mạng khoa học – công nghệ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức ASEAN được xem là biểu hiện của xu thế nào trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XX?
bởi Nhi Nhi
10/01/2021
A. Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ.
B. Mĩ đẩy mạnh thiết lập trật tự thế giới đơn cực sau chiến tranh lạnh
C. Xu thế hoà bình, hợp tác, đối thoại của các quốc gia trên thế giới.
D. Sự điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước của các nước sau chiến tranh lạnh
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hóa là
bởi Nguyễn Hiền
10/01/2021
A. am hiểu luật pháp quốc tế.
B. cạnh tranh lành mạnh.
C. giữ vững độc lập chủ quyền
D. bình đẳng trong cạnh tranh
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới.
B. Quản lí, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài.
C. Sự chênh lệch về trình độ dân trí khi tham gia hội nhập.
D. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điền vào chỗ (….) cụm từ thích hợp?
bởi Huong Duong
10/01/2021
Toàn cầu hóa là ….(1), là một thực tế không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa là…(2) lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những….(3) to lớn.
A. (1) xu thế khách quan, (2) thời cơ, (3) thuận lợi.
B. (1) xu thế chủ quan, (2) thách thức, (3) thuận lợi.
C. (1) xu thế khách quan, (2) thời cơ, (3) thách thức.
D. (1) xu thế chủ quan, (2) thời cơ, (3) thách thức.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai đã gây ra những hậu quả tiêu cực đến đời sống con người
bởi Ánh tuyết
11/01/2021
A. Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng.
B. Đưa con người trở về nền văn minh nông nghiệp
C. Cơ cấu dân cư thay đổi, lao động công nông giảm đi.
D. Chế tạo ra các công cụ sản xuất mới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điểm khác nhau căn bản giữa các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay so với các cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là
bởi thu phương
11/01/2021
A. mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ ngành công nghiệp chế tạo.
B. mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên các ngành khoa học cơ bản.
C. mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên các ngành nghiên cứu khoa học.
D. mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên kinh nghiệm thực tiến
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý nào sau đây được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cấu hóa đem lại cho tất cả các dân tộc trên thế giới?
bởi Lê Nguyễn Hạ Anh
11/01/2021
A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ quốc tế
B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực
C. Các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài
D. Sự xung đột, giao thoa giữa các nền văn hoá
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B. Khoa học gắn liền với kĩ thuật
C. Mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ sản xuất
D. Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra trong lịch sử đều nhằm mục đích gì?
bởi Tieu Giao
10/01/2021
A. Giải quyết vấn đề bủng nổ dân số và ô nhiễm môi trường sinh thái
B. Giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống.
C. Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người
D. Giải quyết những đòi hỏi từ quá trình sản xuất của con người.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hãy chọn đáp án đúng nhất để điền chỗ ba chấm (...) trong đoạn đoạn văn sau: “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc .... đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ quả về nhiều mặt là vô cùng to lớn.”
bởi Ban Mai
10/01/2021
A. cách mạng khoa học – kĩ thuật
B. cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng
C. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. cách mạng tư sản
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguồn gốc quan trọng nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai là do
bởi Thành Tính
10/01/2021
A. Nhu cầu phát triển công nghiệp quốc phòng
B. Do yêu cầu chiến tranh thế giới thứ hai
C. Những thành tựu khoa học – kĩ thuật lần 1 tạo tiền đề cho CMKHKT – CN lần hai
D. Do yêu cầu của cuộc sống con người
Theo dõi (0) 1 Trả lời