OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 4 trang 53 SBT Lịch sử 12 Bài 10

Bài tập 4 trang 53 SBT Lịch sử 12 Bài 10

Bản chất của toàn cầu hoá là gì? Hãy nêu những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó. 

- Toàn cầu hoá là...

- Biểu hiện:

- Tác động:

ADMICRO/lession_isads=0

Hướng dẫn giải chi tiết

  • Toàn cầu hoá là
    • Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
  • Biểu hiện
    • Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế (giá trị trao đổi tăng lên 12 lần)
    • Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Giá trị trao đổi tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.
    • Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là công ty khoa học - kỹ thuật
    • Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU, IMF, WTO, APEC, ASEM…)
    • ⇒ Là xu thế khách quan không thể đảo ngược.
  • Tác động
    • Tích cực
      • Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần).
      • Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
    • Tiêu cực
      • Đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo và bất công xã hội
      • Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.
      • Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển.

-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 4 trang 53 SBT Lịch sử 12 Bài 10 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF