Bài tập 1 trang 50 SBT Lịch sử 12 Bài 10
1. Nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là
A. Liên Xô. B. Mĩ.
C. Nhật Bản. D. CHLB Đức
2. Sự kiện gây chấn động lớn trong dư luận thế giới vào năm 1997 là
A. Các nhà khoa học đã tạo ra được con Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính
B. Các nhà khoa học công bố "Bản đồ gen người"
C. Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người
D. Nước Mĩ đưa người lên mặt trăng
3. Cuộc cách mạng xanh diễn ra trong lĩnh vực nào
A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp
C. Thương nghiệp
D. Dịch vụ, thương mại
4. Thành tựu quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ đã đóng góp tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho con người là
A. Tạo ra những vật liệu mới
B. Tạo ra những công cụ sản xuất mới
C. Tạo ra những nguồn năng lượng mới
D. Cách mạng xanh
5. Phát minh khoa học đã gây ra những lo ngại về mặt pháp lí và đạo lí là
A. Phương pháp sinh sản vô tính
B. Công nghệ sinh học
C. "Bản đồ gen người"
D. Công nghệ biến đổi gen
6. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là
A. khoa học gắn liền với kĩ thuật.
B. kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.
C. thời gian ứng dụng các phát minh vào sản xuất và đời sống diễn ra nhanh.
D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
7. Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX là
A. mọi phát minh về kĩ thuật được dựa trên các thành tựu khoa học cơ bản
B. mọi phát minh về kĩ thuật được dựa trên các nghiên cứu khoa học.
C. mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm.
D. mọi phát minh đều bắt đầu từ công nghiệp dệt.
8. Do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhân loại đã bước vào nền văn minh
A. nông nghiệp.
B. công nghiệp.
C. thông tin.
D. thương mại.
9. Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là
A. xuất hiện xu thế toàn cầu hoá.
B. bùng nổ dân số.
C. nhu cầu, đòi hỏi của con người ngày càng cao.
D. xuất hiện các loại dịch bệnh mới.
10. Về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình
A. phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
B. gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vục, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
C. Tạo nên sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới
D. phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất; sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
11. Tác động tiêu cực về mặt xã hội của xu thế toàn cầu hoá là
A. gia tăng mâu thuẫn giữa các giai cấp về tư tưởng.
B. gia tăng khoảng cách giàu - nghèo.
C. gia tăng tình trạng thất nghiệp.
D. gia tăng dân số.
12. Thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam là
A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực.
C. Các nguồn vốn đầu tư kĩ thuật - công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài
D. Sự xung đột và giao thoa giữa các nền văn hóa thế giới
13. Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là
A. Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức
B. Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới và nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc
C. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế
D. Quản lí, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài
14. Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa Việt Nam cần phải
A. Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức
B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
C. Tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài để phát triển kinh tế
D. tiếp tục công cuộc đổi mới, ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới
Hướng dẫn giải chi tiết
1. Nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là
- Mĩ là nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX.
- Chọn B
2. Sự kiện gây chấn động lớn trong dư luận thế giới vào năm 1997 là
- Sự kiện gây chấn động lớn trong dư luận thế giới là tháng 3-1997, các nhà khoa học đã tạo ra được con cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính từ một tế bào lấy từ tuyến vú của một con cừu đang có thai.
- Chọn A
3. Cuộc cách mạng xanh diễn ra trong lĩnh vực nào
- Cuộc “cách mạng xanh” diễn ra trong lĩnh vực nông nghiệp, với những giống lúa mới có năng suất cao, chịu bệnh tốt;
- Chọn A
4. Thành tựu quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ đã đóng góp tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho con người là
- Thành tựu quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ đã đóng góp tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho con người là cuộc Cách mạng xanh trong nông nghiệp.
- Chọn D
5. Phát minh khoa học đã gây ra những lo ngại về mặt pháp lí và đạo lí là
- Những thành tựu này lại gây nên những lo ngại về mặt pháp lí như phương pháp sinh sản vô tính; công nghệ sao chép con người hoặc thương mại hóa công nghệ gen.
- Chọn A
6. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là
- Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Chọn D
7. Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX là
- Trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
- Chọn B
8. Do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhân loại đã bước vào nền văn minh
- Trong những thập niên gần đây, công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu
- Chọn C
9. Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là
- Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học- công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
- Chọn A
10. Về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình
- Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
- Chọn B
11. Tác động tiêu cực về mặt xã hội của xu thế toàn cầu hoá là
- Toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước.
- Chọn B
12. Thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam là
- Thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam là sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực.
- Chọn C
13. Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là
- Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới và nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc
- Chọn B
14. Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa Việt Nam cần phải
- Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung đó. Do vậy, “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”.
- Chọn A
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật những năm 40 của thế kỷ XX đến năm 2000?
bởi bala bala 15/01/2021
A. Tất cả phát minh kỹ thuật luôn đi trước và mở đường trong nghiên cứu khoa học.
B. Khoa học luôn đi trước và tồn tại độc lập với kỹ thuật.
C. Thời gian tự phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất được rút ngắn.
D. Tất cả phát minh kỹ thuật đều khởi nguồn từ nước Mỹ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao nói khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có ý nghĩa như thế nào?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Để hạn chế những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay, các nước cần phải làm gì?
bởi thu trang 16/01/2021
Để hạn chế những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay, các nước cần phải làm gì?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự khác nhau cơ bản giữa 2 giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật là gì?
bởi An Duy 16/01/2021
Sự khác nhau cơ bản giữa 2 giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật là gì?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điểm khác biệt cơ bản của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay với cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trước đây là gì?
bởi con cai 16/01/2021
Điểm khác biệt cơ bản của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay với cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trước đây là gì?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điểm giống nhau giữa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX với cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là
bởi Tram Anh 16/01/2021
A. Khoa học đều là lực lượng sản xuất trực tiếp
B. Đều giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người
C. Đều khởi đầu ở nước Mĩ
D. Đều bắt đầu từ các ngành công nghiệp nhẹ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ khi nào?
bởi An Nhiên 16/01/2021
A. Từ những năm 70 của thế kỉ XX.
B. Từ những năm 80 của thế kỉ XX.
C. Từ những năm 90 của thế kỉ XX.
D. Xuất hiện cùng lúc với cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xu thế khách quan, không thể đảo ngược của xu thế toàn cầu hóa có tác động như thế nào đến các nước đang phát triển?
bởi An Nhiên 15/01/2021
A. Tạo nguồn động lực mạnh mẽ cho các nước phát triển kinh tế.
B. Tạo ra những thách thức lớn lao cho các nước.
C. Có tác động trên cả mặt tích cực và tiêu cực.
D. Thúc đẩy nhanh, mạnh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao trong giai đoạn thứ 2 của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ?
bởi Bình Nguyen 11/01/2021
A. cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật
B. các quốc gia đầu tư cho việc nghiên cứu công nghệ
C. việc đầu tư cho nghiên cứu trên lĩnh vực công nghệ được tiếp tục triển khai
D. là giai đoạn công nghẹ bắt đầu ứng dụng trong sản xuất
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
bởi Hồng Hạnh 11/01/2021
A. mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
B. khoa học gắn liền với kĩ thuật và mở đường cho kĩ thuật.
C. kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất phát triển.
D. mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao nước Mĩ đi đầu trong cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại?
bởi Lê Thánh Tông 11/01/2021
A. Nước Mĩ có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao
B. Nước Mĩ là quê hương của nhiều nhà khoa học nổi tiếng.
C. Nước Mĩ có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.
D. Nước Mĩ có điều kiện hòa bình, có cơ sở tốt cho các nhà khoa học đến làm việc
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mĩ đã thực hiện biện pháp cơ bản nào để có được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại?
bởi Lê Minh Trí 11/01/2021
A. hợp tác nghiên cứu với nhiều quốc gia trên thế giới.
B. thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí cho mọi đối tượng học sinh.
C. đầu tư lớn cho giáo dục và nghiên cứu khoa học.
D. có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các nhà khoa học
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người là nguồn gốc của
bởi Bảo khanh 11/01/2021
A. xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
B. cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX.
C. xu thế toàn cầu hóa.
D. cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý nào dưới đây không phải là tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ 2 đến quan hệ quốc tế?
bởi Nguyễn Vân 10/01/2021
A. Dẫn đến tình trang đối đầu hai cực Xô – Mĩ.
B. Dẫn đến sự hình thành các liên minh kinh tế.
C. Góp phần làm cho trật tự hai cực Ianta xói mòn và sụp đổ.
D. Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra thách thức gì đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam?
bởi Mai Trang 10/01/2021
A. là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, là xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược.
B. gây ra mẫu thuẫn giữa hội nhập kinh tế với vấn đề suy trì bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của quốc gia.
C. thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hóa và quốc tế hòa lực lượng sản xuất.
D. thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nền kịnh tế.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Gọi là cách mạng khoa học công nghệ vì:
bởi thi trang 10/01/2021
A. cuộc cách mạng diễn ra chủ yếu về công nghệ
B. với sự ra đời của các thế hệ máy tính điện tử…
C. cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kỹ thuật
D. cuộc cách mạng diễn ra tenn lĩnh vực Sinh học
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ được áp dụng hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề lương thực cho con người là
bởi Dang Thi 10/01/2021
A. công cụ sản xuất mới.
B. nguồn năng lượng mới.
C. công nghệ sinh học.
D. vật liệu mới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính.
B. Sự tăng lên mạnh mẽ mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của các nước.
C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
D. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra theo trình tự nào?
bởi Phạm Khánh Ngọc 10/01/2021
A. Khoa học – kĩ thuật – sản xuất.
B. Kĩ thuật – khoa học – sản xuất.
C. Khoa học - sản xuất – kĩ thuật.
D. Sản xuất – khoa học – kĩ thuật.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn (từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX) là biểu hiện của xu thế nào?
bởi Hoang Vu 11/01/2021
A. Đa dạng hóa
B. Toàn cầu hóa
C. Đa phương hóa
D. Nhất thể hóa
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một thực tế không thể đảo ngược của toàn cầu hoá là
bởi Nguyễn Thủy 11/01/2021
A. Xu thế chủ quan
B. Xu thế khách quan
C. Xu thế đối ngoại
D. Những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. 2 giai đoạn
B. 3 giai đoạn
C. 4 giai đoạn
D. 1 giai đoạn
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Năng lượng Mặt trời
B. Năng lượng điện
C. Năng lượng than đá
D. Năng lượng dầu mỏ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Các nhà khoa học công bố « Bản đồ gen người »
B. Công nghệ ezim ra đời
C. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính
D. Các nhà khoa học đã công bố công nghệ « đột biến gen »
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính hai mặt của xu thế toàn cầu hóa là
bởi thanh duy 11/01/2021
A. vừa tạo thời cơ, vừa tạo ra thách thức cho tất cả các dân tộc trên thế giới
B. tạo cơ hội lớn cho cả các nước TBCN và XHCN
C. nguy cơ cạnh tranh khốc liệt và đánh mất bản sắc dân tộc
D. tạo ra thách thức lớn cho các nước TBCN và XHCN
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa từ những năm 80 thế kỉ XX trở đi là
bởi Dang Tung 10/01/2021
A. các quốc gia ra sức phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ
B. quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng.
C. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
D. các quốc gia trên thế giới tăng cường chạy đua vũ trang.
Theo dõi (0) 1 Trả lời