OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 12 Bài 7: Tây Âu


Bài học nhằm cung cấp cho các em học sinh về lịch sử phát triển của các nước Tây Âu.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950

  • Về kinh tế
    • Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho các nước Tây Âu nhiều ổn thất nặng nề.
    • Nhiều thành phố, bến cảng, nhà máy, các trung tâm công nghiệp bị tàn phá. Hàng triệu người chết, mất tích...
    • Với sự cố gắng và nhận viện trợ Mĩ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mác san”, nền kinh tế Tây Âu phục hồi (1950).
  • Về chính trị
    • Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội
    • Hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mĩ, tìm cách trở lại thuộc địa của mình.
    • Từ 1945 - 1950, cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng của khối XHCN Đông Âu mới hình thành.
    • Giai cấp tư sản gạt những người công sản ra khỏi chính phủ - Pháp, Anh, Ý.
    • Tây Âu gia nhập khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO - do Mĩ đứng đầu.
    •  Pháp xâm lược trở lại Đông Dương, Anh trở lại Miến Điện và  Mã lai; Hà lan trở lại In-đô-nê-xi-a.

1.2. Tây Âu từ 1950 đến năm 1973

  • Về kinh tế
    • Từ 1950 - 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng: Đức trở thành cường quôc công nghiệp thứ ba thế giới, Anh thứ tư và Pháp thứ năm.
    • Đến đầu thập niên 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới với trình độ khoa học kỹ thuật cao.
    • Nguyên nhân
      • Áp dụng thành công những thành tựu KH - KT nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
      • Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước.
      • Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như viện trợ Mĩ; nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC…
  • Về chính trị
    • 1950 – 1973: nền dân chủ tư sản ở Tây Âu tiếp tục phát triển, đồng thời có nhiều biến động chính trị
  • Về đối ngoại
    • Nhiều nước tư bản Tây Âu mặt liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
    • Chính phủ một số nước ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam, ủng hộ Israel chống Ả-rập, CHLB Đức gia nhập NATO (5/1955)…
    • Pháp phản đối trang bị vũ khí hạt nhân cho CHLB Đức, chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN khác, rút khỏi Bộ chỉ huy NATO và buộc Mĩ rút các căn cứ quân sự… ra khỏi đất Pháp.
    • Pháp, Thụy Điển, Phần Lan đều phản đối cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.
    • 1950 - 1973: nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kỳ “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.

1.3. Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991

  • Về kinh tế
    • Từ 1973 đến đầu thập niên 90: khủng hoảng, suy thoái và không ổn định
    • Gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ Mĩ, Nhật, các nước công nghiệp mới (NIC).
    • Quá trình nhất thể hóa Tây Âu gặp nhiều khó khăn và trở ngại.
  • Về chính trị - xã hội
    • Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
    • Tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra.
  • Về đối ngoại
    • 11/1972: ký Hiệp định về cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức làm tình hình Tây Âu dịu đi
    • Ký Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975).
    • 1989, “Bức tường Berlin” bị phá bỏ và nước Đức thống nhất (3/10/1990)

1.4. Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2000

  • Về kinh tế
    • Thập kỉ 90,  kinh tế phục hồi và phát triển trở lại
    • Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới (GDP chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới tư bản).
  • Về chính trị và đối ngoại
    • Thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, cơ bản là ổn định.
    • Có sự điều chỉnh quan trong trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” kết thúc, trật  tự hai cực Ianta tan rã.
    • Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng đáng chú ý với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
    • Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mĩ La tinh và các nước thuộc Đông Âu.

1.5. Liên minh Châu Âu (EU).

  • Ngày 18/04/1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm bua (Lucxemburg) thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC).
  • Ngày 25/03/1957, 6 nước ký Hiệp ước Roma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).
  • Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).
  • 07/12/1991: ký kết hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), khẳng định một tiến trình hình thành một Liên bang châu Âu mới vào năm 2000 với đồng tiền chung, ngân hàng chung…
  • 1/1/1993: EEC đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.
  • 1994, kết nạp thêm 3 thành viên mới là Áo, Phần Lan, Thụy Điển.
  • 01/05/2004, kết nạp thêm 10 nước thành viên Đông Âu, nâng tổng số thành viên lên 25.
  • Năm 2007 gồm 27 nước.
  • Mục đích: hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ và chính trị, an ninh chung
  • Cơ câu tổ chức: Năm cơ quan chính là  Hội đồng Châu âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban Châu âu, quốc hội Châu Âu, Tòa án Châu âu  và một số ủy ban chuyên môn khác.
  • Tháng 6/1979 bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
  • Tháng 3/1995: hủy bỏ sự kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới của nhau.
  • 01/01/1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) được đưa vào sử dụng
  • Cuối thập kỉ 90 là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới.
  • 1990, quan hệ Việt Nam – EU được thiết lập và phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập và củng cố

Với bài học này, các em cần nắm các nội dung chính: Tình hình phát triển kinh tế, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu các giai đoạn 1945 - 1950; 1950 -1973; 1973 - 1991; 1991 - 2000 là những nội dung các em cần phải nắm vững để chuẩn bị tốt cho các kì thi.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận trang 47 SGK Lịch sử 12 Bài 7

Bài tập Thảo luận trang 48 SGK Lịch sử 12 Bài 7

Bài tập Thảo luận trang 49 SGK Lịch sử 12 Bài 7

Bài tập Thảo luận trang 50 SGK Lịch sử 12 Bài 7

Câu hỏi Thảo luận trang 52 SGK Lịch sử 12 Bài 7

Bài tập 1 trang 52 SGK Lịch sử 12

Bài tập 2 trang 52 SGK Lịch sử 12

Bài tập 1 trang 34 SBT Lịch sử 12 Bài 7

Bài tập 2 trang 36 SBT Lịch sử 12 Bài 7

Bài tập 3 trang 37 SBT Lịch sử 12 Bài 7

Bài tập 4 trang 38 SBT Lịch sử 12 Bài 7

Bài tập 5 trang 39 SBT Lịch sử 12 Bài 7

Bài tập 6 trang 40 SBT Lịch sử 12 Bài 5

3. Hỏi đáp Bài 7 Lịch sử 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247

NONE
OFF